1. Người Việt đầu tiên và duy nhất được trao tặng giải thưởng Nobel?
- A
Nguyễn Hữu Thọ
- B
Võ Nguyên Giáp
- C
Lê Đức Thọ
Ông Lê Đức Thọ, tên khai sinh Phan Đình Khải (sinh ngày 10/10/1911). Ông từng giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương, phụ trách nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt thời kỳ dài 1956 - 1982, trực tiếp phụ trách đoàn ngoại giao Việt Nam đàm phán với Mỹ về Hiệp định Paris. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ông Thọ được trao tặng giải Nobel Hòa bình cùng với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger năm 1973. Tuy nhiên, sau đó, ông Lê Đức Thọ gây chấn động truyền thông quốc tế khi từ chối nhận giải thưởng vì ông cho rằng hòa bình chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam và "người xứng đáng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình chính là nhân dân Việt Nam". Đây là lần đầu tiên và duy nhất tính đến nay người Việt được trao tặng giải thưởng này.
- D
Tôn Đức Thắng
2. Bao nhiêu người phụ nữ trên thế giới được nhận giải thưởng Nobel?
- A
56
- B
57
- C
58
Tính đến năm 1901 đến 2022, giải Nobel được trao cho hơn 1.000 cá nhân xuất chúng. Trong đó, 58 người phụ nữ đoạt giải Nobel (khoảng 5% tổng số người đoạt giải). Người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel là Marie Curie, vào năm 1903. Bà đoạt giải Nobel Vật lý cùng với chồng mình là Pierre Curie và Henri Becquerel cho các nghiên cứu của họ về bức xạ. Trong tổng số người phụ nữ đã đoạt giải, 17 người giành Nobel Hòa bình, 16 người đoạt giải Nobel Văn học, 12 người đoạt giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học, 7 người đoạt giải Nobel Hóa học, 4 người đoạt giải Nobel Vật lý và 2 người đoạt giải Nobel Kinh tế. 2009 là năm có số lượng nhiều phụ nữ đoạt giải Nobel nhất (với 5 người chia đều trong 4 lĩnh vực).
- D
59
3. Nữ sinh 9X gốc Việt được đề cử giải Nobel Hoà bình 2019 là ai?
- A
Hoàng Lưu Ly
- B
Queena Phu
- C
Amanda Nguyễn
Nữ sinh gốc Việt, Amanda Nguyễn (SN 1991) từng bị tấn công tình dục khi đang là sinh viên. Cô không can tâm số phận mà một mình đứng lên đấu tranh vì quyền lợi của những nạn nhân như mình. Cô là một trong những người chấp bút, đấu tranh để ban hành “Đạo luật về quyền của những người sống sót trong cuộc tấn công tình dục” ở Mỹ. Câu chuyện của cô truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ trên thế giới. Năm 2019, cô trở thành người phụ nữ gốc Việt duy nhất được đề cử giải Nobel Hòa bình.
- D
Alisa Phạm
4. Năm 2005, người phụ nữ Việt Nam được nhận đề cử giải Nobel Hoà bình là ai?
- A
Lê Thị Quý
Giáo sư Lê Thị Quý (SN 1950, Bắc Ninh) là người đặt nền móng cho các mô hình phòng chống bạo lực gia đình ở nhiều địa phương. Bà cũng người đầu tiên gióng hồi chuông nghiên cứu lĩnh vực phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới và hỗ trợ những phụ nữ là nạn nhân trở về tại Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương từ những năm 1997 - 2000. Nhờ những nghiên cứu tiên phong và gây tiếng vang về bình đẳng giới tại Việt Nam, ngay từ năm 1992, bà được UNESCO, UNIFEM và nhiều quốc gia mời tham dự hội thảo, nghiên cứu, thuyết trình, được Quỹ Fulbright mời giảng tại trường đại học Clark (bang Massachussett) của Mỹ. Năm 2005, bà được đề cử giải Nobel Hòa bình.
- B
Nguyễn Thị Bình
- C
Nguyễn Thị Phấn
- D
Trần Ngọc Phước
5. Ngoài những đấu tranh về phòng chống buôn bán phụ nữ qua biên giới, bà còn đóng góp lớn cho lĩnh vực nào?
- A
Phòng chống buôn bán ma tuý, mại dâm
- B
Chống bạo lực học đường
- C
Xây dựng chính sách cho trẻ khuyết tật
- D
Xây dựng Luật Hôn nhân và Gia đình
Giáo sư Lê Thị Quý sinh ra và lớn lên trong gia đình theo Nho học. Bà từng sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh và nhận bằng tiến sĩ tại Viện hàn lâm khoa học năm 1989. Khi về nước bà công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ (Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam). Bà trở thành nữ giáo sư đầu tiên của ngành xã hội học vào năm 2010. Ngoài các nghiên cứu chống nạn buôn bán phụ nữ qua biên giới, bà có đóng góp quan trọng xây dựng Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 và các luật khác liên quan đến Giới như Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình.
6. Người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trên thế giới giành 2 giải Nobel?
- A
Tom Cruise
- B
Irène Joliot-Curie
- C
Alfred Nobel
- D
Marie Curie
Marie Skłodowska-Curie là nhà vật lý học, nhà hóa học được độc giả của trang BBC (Anh) bầu chọn là phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Cái tên Marie Cuire nổi tiếng toàn thế giới, gắn liền với công trình nghiên cứu chất phóng xạ. Bà vinh dự là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất nhận 2 giải thưởng Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau.
7. Con gái của bà Marie Cuire nhận được giải Nobel ở lĩnh vực gì?
- A
Nobel Hoá học
Năm 1935, con gái của Marie và Pierre Cuire là bà Irène Joliot-Curie cùng chồng, ông Frédéric Joliot, được trao giải thưởng Nobel về hóa học nhờ thành tựu tổng hợp các nguyên tố phóng xạ mới.
- B
Nobel Văn học
- C
Nobel Sinh học
- D
Nobel Vật lý
Bình luận