Sarah Gilbert sinh năm 1962 trong một gia đình cơ bản ở Northamptonshire, miền Trung nước Anh. Bố bà là nhân viên văn phòng, mẹ là giáo viên tiếng Anh.
Niềm đam mê với y khoa của Gilbert bắt đầu nhen nhóm khi bà theo học tại trường Kettering. Sau khi tốt nghiệp ngành sinh học tại Đại học East Anglia, bà tiếp tục học lên tiến sỹ ngành di truyền học tại Đại học Hull.
Bà gia nhập Đại học Oxford vào năm 1994 và trở thành giảng viên vào năm 2004. 6 năm sau, bà trở thành thành viên của Viện Jenner của Đại học Oxford.
Nhà nữ khoa học nói rằng con đường đưa bà tới vaccine là một cơ duyên.
"Ban đầu, tôi tới Oxford để làm việc trong một dự án về gene người. Nghiên cứu chú trọng vào một loại phản ứng miễn dịch cụ thể, bảo vệ con người khỏi bệnh sốt rét. Vì vậy, công đoạn tiếp theo là tạo ra loại vaccine hiệu quả thông qua phản ứng miễn dịch này. Đó chính là cách tôi tiếp cận vaccine", bà Gilbert cho hay.
Bước ngoặt tới với Gilbert năm 2007 khi Quỹ Wellcome Trust quyết định tài trợ cho bà dự án phát triển vaccine cúm mùa. Tới lúc này, Sarah Gilbert mới hoàn thành mong mỏi bấy lâu là lập một nhóm nghiên cứu chuyên sâu về vaccine.
Cùng với các đồng nghiệp, Gilbert và các đồng nghiệp thiết kế nền tảng cơ bản giúp phát triển vaccine ChAdOx1 nCoV-19 của AstraZeneca và Oxford sau này.
Để làm được điều này, Gilbert tìm cách kêu gọi các nguồn tài trợ chính phủ Anh và đặt mục tiêu tạo ra một loại vaccine cho nhân loại có khả năng chống mọi chủng virus cúm.
“Ngay từ ban đầu, chúng tôi nhận thấy rằng vaccine này sẽ tham gia cuộc đua chống virus chứ không phải tranh đua với các vaccine khác. Chúng tôi làm việc ở đại học và không có ý định kiếm tiền từ nó”, bà Gilbert chia sẻ.
Trước khi COVID-19 bùng phát, nhóm của Gilbert nghiên cứu một loại vaccine chống lại hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS-Cov) dựa trên công nghệ vectơ vaccine.
Khi cấu trúc gen của nCoV được công bố hồi tháng 1, Gilbert nhận ra rằng có thể phát triển vaccine COVID-19 tương tự như cách đã làm với MERS-Cov.
Nhiều người hiện tại khâm phục Gilbert vì tầm nhìn xa của bà bởi thời điểm COVID-19 bắt đầu lây lan, không ai nghĩ nó sẽ lan rộng như hiện tại. Trong khi đó, nhóm của Gilbert lao vào nghiên cứu,
"Tháng 1, tháng 2, tháng 3 thật điên rồ. Có cảm giác như tôi đã dành cả đời để chuẩn bị cho chuyện này”, Gilbert chia sẻ và cho biết bà phải làm việc từ sáng sớm tới tối muộn trong suốt khoảng thời gian này.
Để hiện việc nghiên cứu của mẹ, bà người con của Gilbert đều theo học ngành hóa sinh quyết định tham gia thử nghiệm và kết quả cho ra đều rất lạc quan.
Tới tháng 4, nhóm của Oxford đạt được một thỏa thuận với AstraZeneca - hãng dược liên doanh Nga/Thụy Điển chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối vaccine với cam kết phi lợi nhuận.
Theo thỏa thuận, AstraZeneca sẽ bán vaccine được Oxford phát triển với giá gốc không lợi nhuận trong thời gian đại dịch và giữ nguyên giá ưu đãi này với các quốc gia thu nhập trung bình và thấp. Điều này giúp cho vaccine của họ có thể được phân phối với giá rất rẻ, với chỉ khoảng hơn 3 USD/liều.
“Là người phát minh ra loại vaccine này, tôi có thể kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhưng tôi từ chối nhận bằng sáng chế vaccine. Tôi không muốn độc quyền sáng chế vì tôi muốn chia sẻ công nghệ này để mọi người có thể sản xuất vaccine", bà Gilbert chia sẻ.
Ngoài giá thành hợp lý, vaccine Oxford/AstraZeneca còn có ưu điểm là chỉ cần bảo quản trong nhiệt độ lạnh thường (2-8 độ C), tạo điều kiện cho khâu vận chuyển và bảo quản, kể cả ở những nước còn nghèo.
Sau các giai đoạn thử nghiệm, tới cuối năm 2020, Anh chính thức phê chuẩn sử dụng vaccine Oxford/AstraZeneca. Vaccine này sau đó lần lượt được phân bố tới nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam và trở thành trụ cột chính trong chiến dịch tiêm chủng của nhiều nước ở thời điểm hiện tại.
Bình luận