Kỳ 4 (kỳ cuối): Công trình triệu đô cai nghiện
Hồi 2008, chứng kiến cảnh cậu con ngáo đá cầm dao chém gần đứt lìa cánh tay bố vì không cho tiền hút hít, máu phun tung tóe, mọi người xông vào đánh, mà ông vẫn lấy tay còn lại ôm con, bảo vệ con, anh Lê Trung Tuấn thấy cần phải hành động ngay. Ý tưởng xuất phát chống ma túy từ đó. Anh tự nhủ, nhất định phải làm công tác cai nghiện, phải đi khắp cả nước nói về tác hại của ma túy.
Ban đầu anh cặm cụi chong đèn viết về cuộc đời mình, cứ mỗi hôm viết một mẩu. Anh gọi anh em buôn bán xe máy cùng vào Sài Gòn, toàn đại ca giang hồ, nghiện ngập, có cả đàn em Năm Cam, giao hết việc cho anh em, không làm nữa và tuyên bố phần đời còn lại chỉ dành để chiến đấu với ma túy.
Anh bắt đầu tìm kiếm các tài liệu, nghiên cứu về cai nghiện, đặc biệt là tâm lý thần kinh, sinh lý thần kinh.
Năm 2010, đi dọn tủ quần áo, anh tìm thấy tờ báo cũ gói nhẫn vàng của vợ. Đọc tờ báo, thấy nói về Viện Nghiên cứu tâm lý bình thường của Nga, là cơ quan trực thuộc Duma quốc gia Nga, nói về vấn đề tâm lý của người nghiện, anh Tuấn đã sửng sốt. Tất cả thông tin mà Viện này phân tích, đều giống với tâm lý của anh lúc nghiện. Lập tức, anh mời một nữ tiến sĩ thuộc Viện đó sang Việt Nam để trao đổi thông tin.
Có được một số thông tin từ nữ nhà khoa học Nga, anh mở ra nhiều hiểu biết. Những câu hỏi: “Mình quyết tâm cao thế, sao lại nghiện lại? Rõ ràng cai được rồi, thế mà gặp lại ông nghiện, lại tái nghiện?”... đều được giải đáp một cách cặn kẽ.
Đây là vấn đề nghiên cứu rất sâu về thể chất, tâm lý, xã hội của người nghiện. Nặng nề nhất là vấn đề tâm lý và sinh lý thần kinh.
Theo nghiên cứu của nhà khoa học Pavlop, trong quá trình sử dụng ma túy, thì hệ thống tín hiệu thứ nhất (tâm lý), hệ thống tín hiệu thứ hai (sinh lý), sẽ đi cùng cơ chế tín hiệu thứ 3 (là các chất hóa học trong cơ thể) được mã hóa, lập tức được ghi nhớ vào não bộ. Nó đã ghi nhớ, thì người nghiện không cần nhìn thấy ma túy, cũng xuất hiện phản xạ có điều kiện. Chỉ cần nhìn thấy người nghiện, ngửi thấy mùi mồ hôi, trạng thái của một con nghiện, thì não bộ sẽ tái hiện các hiệu ứng. Não bộ sẽ tổng hợp và xây dựng trong não mọi hình ảnh, suy nghĩ, cảm xúc, đau đớn, và phong tỏa mọi tâm sinh lý bình thường, lập tức người nghiện sẽ đi tìm ma túy. Chỉ cần suy nghĩa khởi động, là não bộ bị phong tỏa hết. Giống như người sắp chết đói, thì chỉ tập trung đi tìm cái ăn. Nhưng ở ma túy thì sự kinh khủng khiếp còn hơn nhiều.
Về tâm lý, trong người nghiện sẽ xuất hiện quá trình xung đột. Khi bị kỳ thị, sợ hãi, cô đơn, không có việc làm... họ sẽ đi tìm ma túy. Và khi đã sử dụng xong, thì hiền họ như cục đất, vì tất cả các trạng thái đau khổ đã được giải quyết. Não bộ sẽ hình thành tâm lý như kim chỉ nam: Chỉ có ma túy mới giải quyết được các vấn đề!
Người nghiện lâu dài sẽ hình thành khuôn mẫu bệnh lý. Họ chỉ thích tìm người nghiện để chia sẻ. Và như thế, họ càng lún sâu vào khuôn mẫu bệnh lý. Và họ sẽ xung đột với quá trình vận động sống.
Qua quá trình nghiên cứu, anh nhận thấy không thể đưa thuốc cai nghiện cho họ là xong, mà phải nắm được cơ chế ghi nhớ của não bộ.
Sau khi hoàn tất công trình cai nghiện gồm 3 giai đoạn, Lê Trung Tuấn mời nhóm nhà khoa học Nga sang Việt Nam, với tư cách đơn vị nghiên cứu khoa khọc. Các nhà khoa học đọc tài liệu nghiên cứu, nghe anh trình bày, và rất phục. Họ hứa sẽ cung cấp tài liệu chính thống. Nhưng đây là tài liệu tuyệt mật, chất xám của quốc gia, nên phải cung cấp kín đáo. Anh nhờ một cán bộ hàng không sang Nga. Nhà khoa học nọ ôm tài liệu ra ga tàu điện, giấu giếm đưa cho. Mang tài liệu về Việt Nam, anh thuê dịch hết cả trăm triệu, để hệ thống lại. Mất tới 2 năm, Lê Trung Tuấn mới hoàn thiện công trình cai nghiện toàn diện.
Các nhà khoa học Nga sửng sốt với phần trị liệu tâm lý người nghiện của Lê Trung Tuấn. Một nhà khoa học Nga đề nghị mua công trình này với giá 1 triệu đô, đưa anh vào viện nghiên cứu của Nga, làm thành viên chính thức.
Anh báo cáo đề tài với một lãnh đạo cao cấp, vị lãnh bảo bảo, cứ tự làm, nhà nước sẽ hỗ trợ hết sức.
Lê Trung Tuấn quyết định thành lập Hội đồng khoa học để bảo vệ công trình này. Vị lãnh đạo cấp cao kia đề nghị các giáo sư, tiến sĩ tham gia công trình, nhưng nhiều người từ chối, bảo không hợp tác với thằng nghiện.
Không nản lòng, anh ra sức thuyết phục, thì được mấy giáo sư tham gia. Bước đầu tiên tiến hành cai nghiện cho 100 học viên, chia thành nhiều nhóm, thì một số nhóm bỏ giữa chừng, số còn lại cai nghiện thành công 60%.
Giai đoạn hai mở rộng hơn, anh mời thêm các giáo sư ngành tâm lý, thử với vài trăm học viên nữa. Tỷ lệ cai nghiện thành công đạt tới 80%. Khi đó, các nhà nghiên cứu mới phục. Hiện tại, có tới cả trăm nhà nghiên cứu, nhà khoa học trên khắp cả nước tham gia hội đồng, trợ giúp Lê Trung Tuấn trong công cuộc tuyên chuyến với nạn nghiện ngập ma túy.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu nhận thấy, cách trị liệu này, không chỉ điều trị nghiện, mà còn dễ dàng điều trị nhiều căn bệnh mang tính tâm lý khác nữa, đặc biệt là bệnh trầm cảm, rối loạn cảm xúc.
Theo nhà ngoại cảm Lê Trung Tuấn, việc xã hội ứng xử với người nghiện sau khi cai là vô cùng quan trọng, để giúp họ hòa nhập, tránh việc tái nghiện. Chính vì thế, anh tìm kiếm, liên kết với rất nhiều doanh nghiệp, để nhận họ vào làm việc sau khi cai. Anh lập cả chục doanh nghiệp, để các học viên sau cai có chỗ làm việc.
Điều thú vị, là các học viên sau cai đều làm việc rất nhiệt tình. Họ có thể làm việc từ sáng sớm đến 2-3 giờ sáng, rồi 5-6 giờ sáng đã lại thức dậy làm việc, y như bản thân anh vậy. Người nghiện sau khi cai, đều khao khát làm việc, dường như để bù đắp những tháng ngày sa đọa, gây hại cho gia đình và xã hội.
Thật khó có thể tin, Khu du lịch Long Việt nổi tiếng ở Ba Vì, mỗi ngày đón hàng trăm, cả ngàn du khách, lại có rất nhiều học viên từng nghiện ngập làm việc. Thậm chí, mấy lãnh đạo quản lý, cũng là những con nghiện. Họ từng là trí thức, thậm chí xuất thân từ phố cổ Hà Nội, vì phút nông nổi mà rơi vào con đường nghiện ngập, giờ dứt được rồi, họ cảm thấy như được tái sinh, sống một cuộc đời thứ hai đầy ý nghĩa.
Dạo bước buổi sớm ở khuôn viên khu Long Việt thơ mộng, hít thở không khí trong lành, Lê Trung Tuấn chỉ tay những cô gái, những chàng trai, đang quét dọn bảo đứa là con nuôi, đứa là em nuôi, toàn học viên cai nghiện, có đứa từng sắp phát điên, giờ đều lành như cục đất, như những người thân thích trong nhà. Anh khoe, có tới cả trăm con nuôi, đều là con của các cặp vợ chồng học viên sau khi cai nghiện ở Viện PSD, đã trở lại làm người, kết hôn, sinh con đẻ cái.
Điều đau buồn nhất với Lê Trung Tuấn, mà anh không biết thổ lộ cùng ai, là mới đây, anh đã làm một khảo sát, ở một số trường học tại một số thành phố lớn, với 5.000 học sinh, thì thấy có tới 2-3% lượng học sinh dương tính với ma túy. Đây là một con số vô cùng khủng khiếp, có thể gây choáng váng cho toàn xã hội, nên anh chưa tiện công bố.
Theo anh, nếu không ngăn chặn được từ học đường, thì trong tương lai ngắn, đây sẽ là gánh nặng rất lớn cho toàn xã hội. Chính vì thế, Lê Trung Tuấn dành rất nhiều thời gian để đi khắp đất nước chia sẻ về ma túy với học sinh. Anh coi đây là mục tiêu lớn nhất của đời mình, nhằm ngăn chặn ma túy từ gốc.
Nhiều hôm, ốm đau, mệt mỏi, sốt đến 40 độ, anh vẫn không bỏ cuộc. Bởi vì, nếu chậm một ngày, có thể sẽ có nhiều em bé, nhiều thanh niên rơi vào vũng lầy. Anh muốn xây dựng bức tường vững chắc trong não học sinh, muốn cấy “virus ngừa ma túy” vào não bọn trẻ. Đám trẻ hiểu được các mánh khóe của bọn bán lẻ ma túy, tác hại của ma túy, có kiến thức về ma túy, thì chúng sẽ không bao giờ tò mò thử.
Kể chuyện này, anh chợt nghẹn giọng. Người cha mà anh yêu quý, kính trọng, một đời ông khổ vì anh, đã đột quỵ, mà anh không có thời gian ở bên.
Hôm đó, anh có buổi chia sẻ với 1.000 học sinh ở khu vực Trung Hòa. Lúc anh chuẩn bị chia sẻ, thì nhận được tin người bố kính yêu đột quỵ. Trường này phải sắp lịch và chờ đợi đến 4 tháng anh mới xuất hiện được, nên không nỡ bỏ ngang. Bố ở trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, anh vẫn phải nuốt nước mắt vào lòng, để tiếp tục với công việc.
“Nói thật với em, chục năm nay, anh cứ miệt mài làm việc, vì anh căm thù ma quý, coi ma túy như kẻ thù không đội trời chung. Làm việc bao năm nay, không mang được đồng tiền nào về cho vợ. Thậm chí, vợ còn phải cung cấp tiền cho anh chống ma túy. Bây giờ, anh sở hữu công trình khoa học cai ma túy một cách toàn diện, điều quan trọng là xã hội và chính phủ tạo điều kiện cho anh và các cơ quan tư nhân tham gia công việc này.
Nếu có cả trăm, thậm chí cả ngàn trung tâm cai nghiện tư nhân mọc lên ở Việt Nam, giống như Thái Lan, và có sự tham gia vào cuộc của các doanh nghiệp (nhận người sau cai vào làm việc), thì ít nhất sẽ có hàng chục vạn người nghiện được cách ly khỏi xã hội, và đặc biệt là Nhà nước không tốn tiền để xây dựng các trung tâm cai nghiện, mà rõ ràng là tỷ lệ tái nghiện rất cao.
Nói ra thì khó tin, mấy năm nay anh bỏ tiền túi xây dựng trung tâm cai nghiện ở Hà Nam, mà thủ tục rắc rối mãi không xong. Dù lãnh đạo cấp cao ủng hộ, nhưng có vẻ chính quyền địa phương không ủng hộ. Bản thân anh còn không làm nổi, thì không hiểu các đơn vị tư nhân muốn làm việc nghĩa này sẽ làm kiểu gì” - Lê Trung Tuấn chia sẻ.
Video: Con gái nghiện Facebook, bố mẹ đánh thuốc, đưa vào bệnh viện tâm thần
Bình luận