(VTC News) - Đài tiếng nói Hoa Kỳ - VOA cho rằng Trung Quốc đang tìm mọi cách nâng cao năng lực tên lửa của mình trong lúc Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền với các quốc gia khác.
Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Trung Quốc đang tìm cách đưa nhiều đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ lên các tên lửa đạn đạo của mình.
Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Trung Quốc đang tìm cách đưa nhiều đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ lên các tên lửa đạn đạo của mình.
Theo VOA, Bắc Kinh có khả năng thực hiện điều này từ những năm 1990 và các động thái gần đây của họ làm dấy lên lo ngại chạy đua vũ trang ở châu Á.
Hans Kristensen, Giám đốc dự án thông tin hạt nhân của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, nói: "Đây có thể là những tác động xấu gián tiếp của quá trình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân, điều sẽ gây ra những phản ứng hiện đại hóa khác trong tương lai".
Theo Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang chế tạo tên lửa DF-5, với số lượng 20 chiếc trên cả nước. Việc trang bị nhiều đầu đạn cho một tên lửa giúp giảm khả năng bị đánh chặn của nó.
VOA nói Trung Quốc bây giờ có thể phát động 40 đầu đạn hạt nhân vào Mỹ, sự gia tăng khả năng quân sự của Bắc Kinh khiến người ta nghi ngờ tuyên bố chỉ dùng ngân sách quốc phòng vào việc phòng thủ của họ.
Video Nga phóng tên lửa từ tàu ngầm
Wang Dong, giáo sư về quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh lại cho rằng quân đội Trung Quốc vẫn cách xa nhiều quốc gia khác về công nghệ và năng lực.
Ông nói: "Khả năng chiến lược của Trung Quốc thực sự không phải là đối thủ với Mỹ và Nga".
Việc tăng cường khả năng tên lửa cho thấy tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông, VOA nhận định. Trong lúc đó, Washington tuyên bố sẽ gửi máy bay, tàu đến khu vực để giám sát các hoạt động tranh chấp và cải tạo đảo trái phép của Bắc Kinh.
Carl Thayer, giáo sư Học viện quốc phòng Australia nói: "Trung Quốc đang thực hiện hành động cải tạo trái phép trên 7 hòn đảo (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Trong đó, 4 điểm đã dừng giai đoạn bồi lấp, chuyển sang xây dựng với những tòa nhà và đường băng quy mô lớn".
Theo VOA, công nghệ trang bị nhiều đầu đạn cho tên lửa được giới hạn trong Hiệp ước SALT II, ký kết năm 1979, hạn chế số lượng vũ khí tấn công chiến lược.
Hiện nay, các tàu ngầm Nga và Mỹ vẫn mang theo các tên lửa đa đầu đạn, ngoài ra Pháp và Anh cũng sở hữu những tên lửa có khả năng này.
Tùng Đinh (theo VOA)
Tên lửa Trung Quốc diễu qua quảng trường Thiên An Môn |
Theo Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang chế tạo tên lửa DF-5, với số lượng 20 chiếc trên cả nước. Việc trang bị nhiều đầu đạn cho một tên lửa giúp giảm khả năng bị đánh chặn của nó.
VOA nói Trung Quốc bây giờ có thể phát động 40 đầu đạn hạt nhân vào Mỹ, sự gia tăng khả năng quân sự của Bắc Kinh khiến người ta nghi ngờ tuyên bố chỉ dùng ngân sách quốc phòng vào việc phòng thủ của họ.
Video Nga phóng tên lửa từ tàu ngầm
quocte/2014/11/06/Video-tu-ngm-phng-tn-la-ca-Nga-1415290299.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Wang Dong, giáo sư về quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh lại cho rằng quân đội Trung Quốc vẫn cách xa nhiều quốc gia khác về công nghệ và năng lực.
Ông nói: "Khả năng chiến lược của Trung Quốc thực sự không phải là đối thủ với Mỹ và Nga".
Việc tăng cường khả năng tên lửa cho thấy tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông, VOA nhận định. Trong lúc đó, Washington tuyên bố sẽ gửi máy bay, tàu đến khu vực để giám sát các hoạt động tranh chấp và cải tạo đảo trái phép của Bắc Kinh.
Carl Thayer, giáo sư Học viện quốc phòng Australia nói: "Trung Quốc đang thực hiện hành động cải tạo trái phép trên 7 hòn đảo (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Trong đó, 4 điểm đã dừng giai đoạn bồi lấp, chuyển sang xây dựng với những tòa nhà và đường băng quy mô lớn".
Theo VOA, công nghệ trang bị nhiều đầu đạn cho tên lửa được giới hạn trong Hiệp ước SALT II, ký kết năm 1979, hạn chế số lượng vũ khí tấn công chiến lược.
Hiện nay, các tàu ngầm Nga và Mỹ vẫn mang theo các tên lửa đa đầu đạn, ngoài ra Pháp và Anh cũng sở hữu những tên lửa có khả năng này.
Tùng Đinh (theo VOA)
Bình luận