(VTC News) – Nhiều hành khách gặp sự cố sức khỏe trên chuyến bay, mới đây có người đã tử vong vì không có biện pháp phòng trước.
Tháng 6/2013, nữ hành khách tên là Judy Ann VanAlstyne, 67 tuổi đã tử vong trên chuyến bay của hãng hàng không US Airways.
Bà VanAlstyne bay từ nhà ở Ba Lan đến thành phố Phoenix, Mỹ. Tuy nhiên, giữa đường, bà bị đau tim. Bà được hô hấp nhân tạo trên máy bay. Và chuyến bay được chuyển hướng hạ cánh ở Boise vào buổi trưa. Cảnh sát và các bác sĩ đã đón ở sân bay để chuyển bà một bệnh viện địa phương. Tuy nhiên, bà VanAlstyne đã chết.
Tại Việt Nam, cuối năm 2012, vài hành khách đã đột tử khi đi máy bay.
Hành khách P.T.N. (nữ, 45 tuổi, Thái Bình) đã đột tử trên chuyến bay của hãng hàng không Jetstar Pacific, mang mã hiệu BL512 từ TP.HCM đi Hải Phòng, cất cánh lúc 15h10 ngày 20/11/2012.
Đại diện hãng hàng không Jetstar Pacific cho biết: “Sau khi chuyến bay cất cánh được khoảng 1 giờ thì nữ hành khách có những biểu hiện bất thường. Ngay lập tức, người nhà đi cùng chuyến bay phối hợp với nhân viên của hãng tiến hành các biện pháp cấp cứu, nhưng nạn nhân không qua khỏi”.
Trong quá trình làm thủ tục, nữ hành khách trên có biểu hiện bị sốt. Nhân viên tại sân bay đã yêu cầu hành khách kiểm tra sức khỏe và có giấy xác nhận của bác sĩ trước khi ký giấy miễn trừ trách nhiệm để lên máy bay.
Trước đó, trong chuyến bay mang mã hiệu VN 318 của Hãng hàng không Vietnam Airlines xuất phát từ Đà Nẵng đi Hà Nội cũng xảy ra trường hợp đột tử tương tự. Khi máy bay đang khởi động để chuẩn bị cất cánh thì tiếp viên phát hiện một người đàn ông chừng 50 tuổi gục trên ghế.
Tiếp viên báo cáo cơ trưởng và phi hành đoàn quyết định ngừng bay để đưa hành khách đi cấp cứu. Nhân viên y tế kịp thời có mặt nhưng hành khách này đã chết.
Người nào dễ bị đột tử?
Theo Điều dưỡng trưởng Nguyễn Xuân Vinh, khoa Phẫu thuật tim mạch – lồng ngực, bệnh viện Việt Đức: Bệnh nhân bị đột tử trên máy bay thường do mắc bệnh tim mạch và đột quỵ não. Trường hợp đột tử trên chuyến bay có thể do bệnh nhân lo lắng vì sợ độ cao.
Việc căng thẳng, hồi hộp làm tăng huyết áp có thể dẫn đến co thắt động mạch vành, gây nhồi máu cơ tim và tử vong.
Ngoài ra, khi máy bay cất cánh và hạ cánh, sự thay đổi áp suất không khí có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, gây ra các biểu hiện khó thở cũng dẫn đến đột tử, nhất là ở bệnh nhân bị hẹp van hai lá. Áp suất không khí thay đổi khiến những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim, suy tim mất bù, thiếu máu cơ tim, bệnh huyết khối… đều rất dễ gặp nguy cơ tử vong.
Bên cạnh các bệnh về tim mạch thì nhồi máu phổi, thuyên tắc động mạch phổi, vỡ các mạch máu lớn, tai biến mạch máu não nặng, rối loạn nhịp tim… đều có thể gây đột tử.
Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim phải đặt máy tạo nhịp cũng phải cân nhắc khi đi máy bay. Áp suất, từ trường trên máy bay khiến máy tạo nhịp bị ảnh hưởng.
Những bệnh nhân bị bệnh tim cấp không nên đi máy bay. Trong trường hợp buộc phải di chuyển bằng máy bay, cần có bác sĩ đưa đi và họ sẽ giúp kiểm soát tình hình bệnh nhân.
Trên máy bay, thường không có đầy đủ phương tiện cấp cứu giúp đảm bảo tính mạng của bệnh nhân.
Ông Vinh khuyến cáo, những người có bệnh tim mạch, trước khi đi máy bay cần được các bác sĩ chuyên khoa khám, đánh giá tình hình bệnh. Trong quá trình bay, nếu hành khách xuất hiện các triệu chứng: khó thở, tức ngực, lo lắng không kiểm soát, hồi hộp, tim đập quá nhanh hay quá chậm… phải yêu cầu phi hành đoàn trợ giúp ngay. Cần thông báo xem có hành khách nào là bác sĩ để giúp hỗ trợ bệnh nhân.
Vì vậy, hãng hàng không cần khuyến cáo những bệnh nhân bị bệnh tim phải khai báo.
Nhưng thực tế là, có quy định nhưng việc kiểm tra chưa được thực hiện chặt chẽ, người bệnh nên chủ động chuẩn bị cho chính mình.
Nguyễn Tâm
Đột tử vì đau tim
Tháng 6/2013, nữ hành khách tên là Judy Ann VanAlstyne, 67 tuổi đã tử vong trên chuyến bay của hãng hàng không US Airways.
Bà VanAlstyne bay từ nhà ở Ba Lan đến thành phố Phoenix, Mỹ. Tuy nhiên, giữa đường, bà bị đau tim. Bà được hô hấp nhân tạo trên máy bay. Và chuyến bay được chuyển hướng hạ cánh ở Boise vào buổi trưa. Cảnh sát và các bác sĩ đã đón ở sân bay để chuyển bà một bệnh viện địa phương. Tuy nhiên, bà VanAlstyne đã chết.
Nhiều người đột tử trên máy bay vì đau tim. |
Hành khách P.T.N. (nữ, 45 tuổi, Thái Bình) đã đột tử trên chuyến bay của hãng hàng không Jetstar Pacific, mang mã hiệu BL512 từ TP.HCM đi Hải Phòng, cất cánh lúc 15h10 ngày 20/11/2012.
Đại diện hãng hàng không Jetstar Pacific cho biết: “Sau khi chuyến bay cất cánh được khoảng 1 giờ thì nữ hành khách có những biểu hiện bất thường. Ngay lập tức, người nhà đi cùng chuyến bay phối hợp với nhân viên của hãng tiến hành các biện pháp cấp cứu, nhưng nạn nhân không qua khỏi”.
Trong quá trình làm thủ tục, nữ hành khách trên có biểu hiện bị sốt. Nhân viên tại sân bay đã yêu cầu hành khách kiểm tra sức khỏe và có giấy xác nhận của bác sĩ trước khi ký giấy miễn trừ trách nhiệm để lên máy bay.
Trước đó, trong chuyến bay mang mã hiệu VN 318 của Hãng hàng không Vietnam Airlines xuất phát từ Đà Nẵng đi Hà Nội cũng xảy ra trường hợp đột tử tương tự. Khi máy bay đang khởi động để chuẩn bị cất cánh thì tiếp viên phát hiện một người đàn ông chừng 50 tuổi gục trên ghế.
Tiếp viên báo cáo cơ trưởng và phi hành đoàn quyết định ngừng bay để đưa hành khách đi cấp cứu. Nhân viên y tế kịp thời có mặt nhưng hành khách này đã chết.
Người nào dễ bị đột tử?
Theo Điều dưỡng trưởng Nguyễn Xuân Vinh, khoa Phẫu thuật tim mạch – lồng ngực, bệnh viện Việt Đức: Bệnh nhân bị đột tử trên máy bay thường do mắc bệnh tim mạch và đột quỵ não. Trường hợp đột tử trên chuyến bay có thể do bệnh nhân lo lắng vì sợ độ cao.
Người có bệnh tim mạch trước khi lên máy bay cần phải kiểm tra sức khỏe. Ảnh minh họa |
Ngoài ra, khi máy bay cất cánh và hạ cánh, sự thay đổi áp suất không khí có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, gây ra các biểu hiện khó thở cũng dẫn đến đột tử, nhất là ở bệnh nhân bị hẹp van hai lá. Áp suất không khí thay đổi khiến những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim, suy tim mất bù, thiếu máu cơ tim, bệnh huyết khối… đều rất dễ gặp nguy cơ tử vong.
Bên cạnh các bệnh về tim mạch thì nhồi máu phổi, thuyên tắc động mạch phổi, vỡ các mạch máu lớn, tai biến mạch máu não nặng, rối loạn nhịp tim… đều có thể gây đột tử.
Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim phải đặt máy tạo nhịp cũng phải cân nhắc khi đi máy bay. Áp suất, từ trường trên máy bay khiến máy tạo nhịp bị ảnh hưởng.
Những bệnh nhân bị bệnh tim cấp không nên đi máy bay. Trong trường hợp buộc phải di chuyển bằng máy bay, cần có bác sĩ đưa đi và họ sẽ giúp kiểm soát tình hình bệnh nhân.
Trên máy bay, thường không có đầy đủ phương tiện cấp cứu giúp đảm bảo tính mạng của bệnh nhân.
Ông Vinh khuyến cáo, những người có bệnh tim mạch, trước khi đi máy bay cần được các bác sĩ chuyên khoa khám, đánh giá tình hình bệnh. Trong quá trình bay, nếu hành khách xuất hiện các triệu chứng: khó thở, tức ngực, lo lắng không kiểm soát, hồi hộp, tim đập quá nhanh hay quá chậm… phải yêu cầu phi hành đoàn trợ giúp ngay. Cần thông báo xem có hành khách nào là bác sĩ để giúp hỗ trợ bệnh nhân.
Vì vậy, hãng hàng không cần khuyến cáo những bệnh nhân bị bệnh tim phải khai báo.
Nhưng thực tế là, có quy định nhưng việc kiểm tra chưa được thực hiện chặt chẽ, người bệnh nên chủ động chuẩn bị cho chính mình.
Nguyễn Tâm
Bình luận