(VTC News) - Ông Lâm cũng không thể ngờ, trong rừng Hoàng Liên Sơn, lại có nhiều thảo dược quý mà các nhà sư làm trà Trường Sinh Thang giống ở Tây Tạng.
Hồi chữa bệnh ung thư phổi ở Tây Tạng, vì các nhà sư quý mến người Việt, nên cho ông Trần Ngọc Lâm (Lào Cai) đi theo hái thuốc. Có trí nhớ đặc biệt, nên ông ghi nhớ được hàng trăm cây thuốc quý, đặc biệt là những thảo dược trị ung thư.
Ông Lâm cũng không thể ngờ, trong rừng Hoàng Liên Sơn, ở độ cao trên dưới 3.000m, lại có nhiều thảo dược quý giống ở Tây Tạng như vậy. Sau này, ông mới hiểu rằng, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Hoàng Liên Sơn tương đối giống với vùng Lhasa của Tây Tạng, nên ở Lhasa có thuốc quý gì, thì Hoàng Liên Sơn cũng có.
Trong số 7 loài thảo dược mà các nhà sư Tây Tạng dùng làm trà Trường Sinh Thang giải độc, thì chỉ có 1 loại ở Hoàng Liên Sơn không có, mà ông gọi nó là ngũ trảo long.
Ông Lâm đã đi hết các cánh rừng ở khắp miền Bắc, từ đỉnh Tây Côn Lĩnh cao nhất Đông Bắc, rồi các đỉnh trên dưới 3000m ở dãy Hoàng Liên Sơn, đến đỉnh Pu Si Lung cao ngất ngưởng ở biên giới Lai Châu, nhưng cũng không thấy loại thảo dược đó. Nhiều chuyến, ông đi lạc cả sang những quả núi cao đến 4.000m thuộc đất Trung Quốc nhưng cũng không thấy bóng dáng câu ngũ trảo long.
Thảo dược này có tác dụng cực mạnh với ung thư phổi, nó làm tiêu sạch các chất đờm và các độc chất tích tụ trong cơ thể, đẩy mạnh cung cấp oxy cho các tế bào. Ngoài ra, ngũ trảo long còn có tác dụng giảm đau.
Trong thứ trà mà các thiền sư Tây Tạng dùng, chỉ có một chút xíu lá ngũ trảo long mà thôi. Một ấm trà, các nhà sư Tây Tạng chỉ dùng độ 1 lá ngũ trảo long.
Bao năm qua, ông Lâm mang khát vọng muốn đưa trà Trường Sinh Thang về Việt Nam, cho người Việt dùng, nên ông đã quyết định trở lại vùng núi tuyết thuộc thành phố Lhasa trên cao nguyên Tây Tạng.
Ông Trần Ngọc Lâm tìm sang bên kia biên giới gặp Vàng Lù Pao để đi nhờ đoàn xe tải lên Tây Tạng. Cuộc hành trình kéo dài nửa tháng thì đến thị trấn Lahsa.
Thảo dược quý, có hàm lượng saponin ngang với nhân sâm được ông Lâm phát hiện có rất nhiều ở ngã ba biên giới A Pa Chải (Điện Biên), trong khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé Khi gặp lại thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa, người đã cứu ông thoát khỏi căn bệnh ung thư quái ác, thì thiền sư đã ngoài 90 tuổi, sắp đắc đạo. Thiền sư đang chuẩn bị hậu sự, dặn dò đệ tử để vào hang bắt đầu quá trình nhập tịch để được về cõi Phật.
Những thiền sư vùng đất huyền bí Tây Tạng tu hành cả đời, làm không biết bao việc nghĩa với mong ước được đắc đạo. Khi đã đủ duyên, thấy vòng đời đã hết, họ sẽ vào một cái hang nhỏ đục sẵn vào núi đá ngồi thiền. Đệ tử sẽ xây bức tường để bịt kín miệng hang. Cách tu hành này gọi là Saprakhi.
Lúc vị thiền sư này đang chuẩn bị hậu sự, ông Lâm đã nói với thiền sư rằng, ở Việt Nam cũng có rất nhiều cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya, nhưng cây thuốc quan trọng nhất là ngũ trảo long thì không có.
Nghe ông Lâm nói vậy, vị thiền sư này đã giật mình. Ông không ngờ rằng ở đất nước phương Nam nhỏ bé và xa xôi, trong truyền thuyết của người Tây Tạng thì vùng đất ấy “có quả chuối và rất nóng”, lại có những thần dược ở xứ băng giá Tây Tạng.
Ông Lâm đã khẩn cầu xin giống cây thuốc ngũ trảo long về trồng ở Việt Nam, nhưng vị thiền sư từ chối. Lúc đó, ông Lâm mới hiểu rằng, hóa ra, trước đây vị thiền sư này cho ông Lâm biết nhiều vị thuốc như vậy là vì ông ta nghĩ rằng ở đất nước có khí hậu nóng không bao giờ có những vị thuốc quý như ở dãy Hymalaya.
Nhưng không ngờ, đỉnh Hoàng Liên Sơn cũng rất cao, khí hậu lạnh quanh năm nên cũng có nhiều loài cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya này. Vị thiền sư không tiếc thuốc quý, nhưng ông sợ tiết lộ, cả sẽ kéo đến nhổ sạch.
Sau một tuần ông Lâm ở trong hang, chạy đôn chạy đáo giúp các thiền sư trị bệnh cho người nghèo, rồi thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cũng đến gặp ông Lâm bảo: "Mai tôi vào hang nhập định rồi, chắc không gặp anh nữa. Tôi quý anh là vì đất nước anh đã đánh thắng quân Mông Cổ.
Tôi sẽ cho anh 30 hạt ngũ trảo long, anh đem về gieo trồng, chắc cũng hợp khí hậu và sống được. Anh nên giữ kín những loại cây thuốc này. Nếu anh nói ra thì đất nước anh và khắp vùng Tây Tạng này cũng sẽ bị nhổ hết. Hàng triệu người bệnh đang trông chờ vào cây thuốc này đấy".
Ông Lâm quỳ xuống tạ ơn thầy và hứa sẽ không tiết lộ với ai. Thiền sư gầy khô đét đẹt thanh thản bước vào hang. Cửa hang đóng lại. Đệ tử ngâm nga đọc kinh ngoài cửa hang, còn ông Lâm ngồi khóc. Ông vái lạy, khóc lóc ngoài cửa hang suốt mấy ngày rồi gạt nước mắt xuống núi về nước.
Ông Lâm tìm một khoảnh núi rất cao, vách đá dựng đứng, vô cùng hiểm trở, chưa có dấu chân thú và dấu chân người trên dãy Hoàng Liên Sơn rồi gieo 30 hạt ngũ trảo long.
Ông dựng lều ngay đó để trông nom. Ông trông chừng từng con côn trùng, không để chúng xơi mất hạt nào.
Suốt 10 năm trời chăm bón, nhân giống rồi những vườn ngũ trảo long quý hiếm đã hình thành, đủ nguồn thuốc cho ông và một số người đang mắc bệnh ung thư quái ác như ông.
Tôi đã được ông Lâm dẫn đi xem những vườn ngũ trảo long trên độ cao gần 3.000m. Nơi đó vách đá trơn trượt, quanh năm gió rít, mây vờn.
Cây ngũ trảo long quả thực vô cùng kỳ quái. Chúng có lá nhỏ như lá lúa, nhưng chỉ dài cỡ 15cm, mọc xòe như cái loa. Trên đầu lá mọc ra bông hoa kỳ quái. Bông hoa đó trông như bàn tay rồng gồm 5 móng vuốt. Vì có hình thù như thế, nên ông Lâm đặt tên cho nó là ngũ trảo long.
Những năm gần đây, đại ngàn Hoàng Liên Sơn liên tục bốc hỏa. Sợ lửa thiêu rụi vườn thuốc quý, ông Lâm đã nhân giống ra rất nhiều nơi. Ông trèo lên tận đỉnh U Bò ở Trạm Tấu (Yên Bái), Phu Ta Leng (Ngũ Chỉ Sơn), Pu Si Lung (Lai Châu), toàn những ngọn núi cao trên dưới 3.000m để trồng ngũ trảo long.
Những vườn thuốc quý này được trồng ở những nơi vô cùng bí mật, phải đi nhiều ngày trời mới đến. Ông sử dụng bản đồ địa hình để đánh dấu địa điểm.
Giờ đây, thảo dược ngũ trảo long đã mọc ở rất nhiều vách núi nơi hang cùng ngõ hẻm. Đây là cây thuốc cực quý, nên ông Lâm giấu kỹ, không muốn ai biết đến. Bởi vì, chỉ cần lộ hình ảnh ngũ trảo long, người Trung Quốc sẽ tìm đến nhổ sạch.
Hiện tại, ông Trần Ngọc Lâm vẫn tiếp tục gieo trồng khắp nơi, để có đủ nguyên liệu sản xuất trà Trường Sinh Thang phổ biến ra cộng đồng. Bao năm qua, vì nguồn dược liệu rất ít, nên ngoài việc dùng làm thuốc, ông chỉ để dành được một ít cung cấp cho người thân, bạn bè, đồng đội dùng như trà, thay cho nước uống hàng ngày.
Tiết trúc nhân sâm, cũng được ông gieo trồng ở rất nhiều nơi. Tôi nói đùa với ông Lâm rằng: “Ông trồng tiết trúc nhân sâm để kiếp sau thu hoạch ạ?”. Ông Lâm bảo rằng: “Tôi gieo rắc giống nhân sâm khắp núi cao rừng thẳm không phải để thu hoạch đâu. Đời con, đời cháu của tôi chắc gì chúng nó đã biết leo núi mà tìm. Tôi làm thế là để mong loài sâm quý và các cây thuốc quý không bị tuyệt chủng ở Việt Nam”.
Ông Trần Ngọc Lâm từng gây chấn động khi tìm được một củ sâm tiết trúc sống tới 800 tuổi. Tuy nhiên, ông bẻ củ sâm chia cho mọi người, còn lại ngâm rượu uống chơi.
Theo ông Lâm, ông không quá coi trọng nhân sâm, dù chúng cực kỳ đắt tiền. Ông bảo rằng, có nhiều loại cây, củ mọc hoang trong rừng có giá trị dược liệu không kém gì nhân sâm, mà không ai biết đến.
Hồi vào tận ngã ba biên giới A Pa Chải (Điện Biên), ông Lâm đã phát hiện cả cánh rừng mọc đầy thảo dược quý, hàm lượng saponin không kém gì nhân sâm. Ông Lâm từng nghiền thành bột những thân cây to bằng cổ tay đó (để họ không biết là cây gì) rồi gửi sang Trung Quốc. Sau khi chiết xuất, họ khẳng định đây là “sâm” quý và sẵn sàng thu mua với bất kỳ giá nào. Tuy nhiên, ông Lâm từ chối.
Ở vùng đất Y Tý mờ sương, ông Trần Ngọc Lâm đã cùng nhân dân, bộ đội biên phòng gieo trồng rất nhiều thảo dược cho củ mà ông gọi là địa tàng thiên.
Nhiều lần đi rừng, khi mệt mỏi, khát nước, ông Lâm cho tôi một củ địa tàng thiên để ăn sống, hoặc vắt nước uống. Ăn xong thứ củ này, thấy ruột gan mát lạnh, tinh thần tỉnh táo, mệt mỏi tan biến đâu mất.
Đây là loại dược liệu quý mà các nhà sư Tây Tạng dùng để điều trị các bệnh đường ruột, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho những người bị ung thư dạ dày. Trong thứ nước uống kỳ diệu mà các nhà sư Tây Tạng dùng, được ông Lâm chế biến thành trà Trường Sinh Thang, không thể thiếu loại củ kỳ lạ ấy.
Minh Hằng
Hồi chữa bệnh ung thư phổi ở Tây Tạng, vì các nhà sư quý mến người Việt, nên cho ông Trần Ngọc Lâm (Lào Cai) đi theo hái thuốc. Có trí nhớ đặc biệt, nên ông ghi nhớ được hàng trăm cây thuốc quý, đặc biệt là những thảo dược trị ung thư.
Ông Lâm cũng không thể ngờ, trong rừng Hoàng Liên Sơn, ở độ cao trên dưới 3.000m, lại có nhiều thảo dược quý giống ở Tây Tạng như vậy. Sau này, ông mới hiểu rằng, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Hoàng Liên Sơn tương đối giống với vùng Lhasa của Tây Tạng, nên ở Lhasa có thuốc quý gì, thì Hoàng Liên Sơn cũng có.
Trong số 7 loài thảo dược mà các nhà sư Tây Tạng dùng làm trà Trường Sinh Thang giải độc, thì chỉ có 1 loại ở Hoàng Liên Sơn không có, mà ông gọi nó là ngũ trảo long.
Ông Lâm đã đi hết các cánh rừng ở khắp miền Bắc, từ đỉnh Tây Côn Lĩnh cao nhất Đông Bắc, rồi các đỉnh trên dưới 3000m ở dãy Hoàng Liên Sơn, đến đỉnh Pu Si Lung cao ngất ngưởng ở biên giới Lai Châu, nhưng cũng không thấy loại thảo dược đó. Nhiều chuyến, ông đi lạc cả sang những quả núi cao đến 4.000m thuộc đất Trung Quốc nhưng cũng không thấy bóng dáng câu ngũ trảo long.
Thảo dược này có tác dụng cực mạnh với ung thư phổi, nó làm tiêu sạch các chất đờm và các độc chất tích tụ trong cơ thể, đẩy mạnh cung cấp oxy cho các tế bào. Ngoài ra, ngũ trảo long còn có tác dụng giảm đau.
Ông Lâm bên cây thuốc mà ông gọi là địa tàng thiên, do ông trồng ở Y Tý (Lào Cai), để lấy nguyên liệu sản xuất trà Trường Sinh Thang |
Bao năm qua, ông Lâm mang khát vọng muốn đưa trà Trường Sinh Thang về Việt Nam, cho người Việt dùng, nên ông đã quyết định trở lại vùng núi tuyết thuộc thành phố Lhasa trên cao nguyên Tây Tạng.
Ông Trần Ngọc Lâm tìm sang bên kia biên giới gặp Vàng Lù Pao để đi nhờ đoàn xe tải lên Tây Tạng. Cuộc hành trình kéo dài nửa tháng thì đến thị trấn Lahsa.
Thảo dược quý, có hàm lượng saponin ngang với nhân sâm được ông Lâm phát hiện có rất nhiều ở ngã ba biên giới A Pa Chải (Điện Biên), trong khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé Khi gặp lại thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa, người đã cứu ông thoát khỏi căn bệnh ung thư quái ác, thì thiền sư đã ngoài 90 tuổi, sắp đắc đạo. Thiền sư đang chuẩn bị hậu sự, dặn dò đệ tử để vào hang bắt đầu quá trình nhập tịch để được về cõi Phật.
Những thiền sư vùng đất huyền bí Tây Tạng tu hành cả đời, làm không biết bao việc nghĩa với mong ước được đắc đạo. Khi đã đủ duyên, thấy vòng đời đã hết, họ sẽ vào một cái hang nhỏ đục sẵn vào núi đá ngồi thiền. Đệ tử sẽ xây bức tường để bịt kín miệng hang. Cách tu hành này gọi là Saprakhi.
Lúc vị thiền sư này đang chuẩn bị hậu sự, ông Lâm đã nói với thiền sư rằng, ở Việt Nam cũng có rất nhiều cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya, nhưng cây thuốc quan trọng nhất là ngũ trảo long thì không có.
Nghe ông Lâm nói vậy, vị thiền sư này đã giật mình. Ông không ngờ rằng ở đất nước phương Nam nhỏ bé và xa xôi, trong truyền thuyết của người Tây Tạng thì vùng đất ấy “có quả chuối và rất nóng”, lại có những thần dược ở xứ băng giá Tây Tạng.
Ông Lâm đã khẩn cầu xin giống cây thuốc ngũ trảo long về trồng ở Việt Nam, nhưng vị thiền sư từ chối. Lúc đó, ông Lâm mới hiểu rằng, hóa ra, trước đây vị thiền sư này cho ông Lâm biết nhiều vị thuốc như vậy là vì ông ta nghĩ rằng ở đất nước có khí hậu nóng không bao giờ có những vị thuốc quý như ở dãy Hymalaya.
Nhưng không ngờ, đỉnh Hoàng Liên Sơn cũng rất cao, khí hậu lạnh quanh năm nên cũng có nhiều loài cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya này. Vị thiền sư không tiếc thuốc quý, nhưng ông sợ tiết lộ, cả sẽ kéo đến nhổ sạch.
Sau một tuần ông Lâm ở trong hang, chạy đôn chạy đáo giúp các thiền sư trị bệnh cho người nghèo, rồi thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cũng đến gặp ông Lâm bảo: "Mai tôi vào hang nhập định rồi, chắc không gặp anh nữa. Tôi quý anh là vì đất nước anh đã đánh thắng quân Mông Cổ.
Cây thuốc quý ông Lâm thu hái ở tận Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, dung để chế biến trà Trường Sinh Thang |
Ông Lâm quỳ xuống tạ ơn thầy và hứa sẽ không tiết lộ với ai. Thiền sư gầy khô đét đẹt thanh thản bước vào hang. Cửa hang đóng lại. Đệ tử ngâm nga đọc kinh ngoài cửa hang, còn ông Lâm ngồi khóc. Ông vái lạy, khóc lóc ngoài cửa hang suốt mấy ngày rồi gạt nước mắt xuống núi về nước.
Ông Lâm tìm một khoảnh núi rất cao, vách đá dựng đứng, vô cùng hiểm trở, chưa có dấu chân thú và dấu chân người trên dãy Hoàng Liên Sơn rồi gieo 30 hạt ngũ trảo long.
Ông dựng lều ngay đó để trông nom. Ông trông chừng từng con côn trùng, không để chúng xơi mất hạt nào.
Suốt 10 năm trời chăm bón, nhân giống rồi những vườn ngũ trảo long quý hiếm đã hình thành, đủ nguồn thuốc cho ông và một số người đang mắc bệnh ung thư quái ác như ông.
Tôi đã được ông Lâm dẫn đi xem những vườn ngũ trảo long trên độ cao gần 3.000m. Nơi đó vách đá trơn trượt, quanh năm gió rít, mây vờn.
Cây ngũ trảo long quả thực vô cùng kỳ quái. Chúng có lá nhỏ như lá lúa, nhưng chỉ dài cỡ 15cm, mọc xòe như cái loa. Trên đầu lá mọc ra bông hoa kỳ quái. Bông hoa đó trông như bàn tay rồng gồm 5 móng vuốt. Vì có hình thù như thế, nên ông Lâm đặt tên cho nó là ngũ trảo long.
Những năm gần đây, đại ngàn Hoàng Liên Sơn liên tục bốc hỏa. Sợ lửa thiêu rụi vườn thuốc quý, ông Lâm đã nhân giống ra rất nhiều nơi. Ông trèo lên tận đỉnh U Bò ở Trạm Tấu (Yên Bái), Phu Ta Leng (Ngũ Chỉ Sơn), Pu Si Lung (Lai Châu), toàn những ngọn núi cao trên dưới 3.000m để trồng ngũ trảo long.
Những vườn thuốc quý này được trồng ở những nơi vô cùng bí mật, phải đi nhiều ngày trời mới đến. Ông sử dụng bản đồ địa hình để đánh dấu địa điểm.
Ông Lâm lấy thuốc ở Hoàng Liên Sơn |
Hiện tại, ông Trần Ngọc Lâm vẫn tiếp tục gieo trồng khắp nơi, để có đủ nguyên liệu sản xuất trà Trường Sinh Thang phổ biến ra cộng đồng. Bao năm qua, vì nguồn dược liệu rất ít, nên ngoài việc dùng làm thuốc, ông chỉ để dành được một ít cung cấp cho người thân, bạn bè, đồng đội dùng như trà, thay cho nước uống hàng ngày.
Tiết trúc nhân sâm, cũng được ông gieo trồng ở rất nhiều nơi. Tôi nói đùa với ông Lâm rằng: “Ông trồng tiết trúc nhân sâm để kiếp sau thu hoạch ạ?”. Ông Lâm bảo rằng: “Tôi gieo rắc giống nhân sâm khắp núi cao rừng thẳm không phải để thu hoạch đâu. Đời con, đời cháu của tôi chắc gì chúng nó đã biết leo núi mà tìm. Tôi làm thế là để mong loài sâm quý và các cây thuốc quý không bị tuyệt chủng ở Việt Nam”.
Ông Trần Ngọc Lâm từng gây chấn động khi tìm được một củ sâm tiết trúc sống tới 800 tuổi. Tuy nhiên, ông bẻ củ sâm chia cho mọi người, còn lại ngâm rượu uống chơi.
Theo ông Lâm, ông không quá coi trọng nhân sâm, dù chúng cực kỳ đắt tiền. Ông bảo rằng, có nhiều loại cây, củ mọc hoang trong rừng có giá trị dược liệu không kém gì nhân sâm, mà không ai biết đến.
Thảo dược này có công dụng thải độc cực mạnh, là thành phần quan trọng trong trà Trường Sinh Thang, mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng thay trà hàng ngày |
Ở vùng đất Y Tý mờ sương, ông Trần Ngọc Lâm đã cùng nhân dân, bộ đội biên phòng gieo trồng rất nhiều thảo dược cho củ mà ông gọi là địa tàng thiên.
Nhiều lần đi rừng, khi mệt mỏi, khát nước, ông Lâm cho tôi một củ địa tàng thiên để ăn sống, hoặc vắt nước uống. Ăn xong thứ củ này, thấy ruột gan mát lạnh, tinh thần tỉnh táo, mệt mỏi tan biến đâu mất.
Đây là loại dược liệu quý mà các nhà sư Tây Tạng dùng để điều trị các bệnh đường ruột, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho những người bị ung thư dạ dày. Trong thứ nước uống kỳ diệu mà các nhà sư Tây Tạng dùng, được ông Lâm chế biến thành trà Trường Sinh Thang, không thể thiếu loại củ kỳ lạ ấy.
Bình luận