(VTC News) – Đa số các ý kiến của đại biểu cho rằng người đồng tính là công dân Việt Nam nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Chiều 21/5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi).
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa cho biết có ý kiến đề nghị nghiên cứu quy định riêng đối với người đồng tính.
“Đối với người đồng tính là công dân Việt Nam nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bình đẳng như công dân khác theo Điều 45 Hiến pháp. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định riêng đối tượng này trong Luật”, ông Khoa nói.
Về công dân nữ phục vụ tại ngũ, ông Khoa cho rằng dự thảo Luật chỉ quy định việc đăng ký nghĩa vụ quân sự và thực hiện nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với công dân nam, còn công dân nữ thì chỉ người có chuyên môn phù hợp với quân đội nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ và được đăng ký vào ngạch dự bị. Khi có yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, công dân nữ được động viên vào phục vụ tại ngũ.
“Quy định này là phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và vai trò của người phụ nữ ở hậu phương, đã được thực hiện ổn định phù hợp với thực tế theo quy định của Luật hiện hành nên đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật Chính phủ trình”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nói.
Chiều 21/5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi).
Đa số ý kiến đồng tình với quy định người đồng tính vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự |
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa cho biết có ý kiến đề nghị nghiên cứu quy định riêng đối với người đồng tính.
“Đối với người đồng tính là công dân Việt Nam nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bình đẳng như công dân khác theo Điều 45 Hiến pháp. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định riêng đối tượng này trong Luật”, ông Khoa nói.
Về công dân nữ phục vụ tại ngũ, ông Khoa cho rằng dự thảo Luật chỉ quy định việc đăng ký nghĩa vụ quân sự và thực hiện nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với công dân nam, còn công dân nữ thì chỉ người có chuyên môn phù hợp với quân đội nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ và được đăng ký vào ngạch dự bị. Khi có yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, công dân nữ được động viên vào phục vụ tại ngũ.
“Quy định này là phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và vai trò của người phụ nữ ở hậu phương, đã được thực hiện ổn định phù hợp với thực tế theo quy định của Luật hiện hành nên đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật Chính phủ trình”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nói.
Video: Phóng viên BBC vạch trần Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa
quocte/2014/09/12/Video-tq-xy-tri-php-1410522059.mp4&width=500&height=350&autostart=false&volume=80&repeat=true&bufferlength=10" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Nguồn: VTC1
Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu để bổ sung công nhân viên quốc phòng, công dân đang phục vụ trong Công an nhân dân, đang làm công tác cơ yếu được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
“Việc thống nhất thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình là 24 tháng như dự thảo Luật Chính phủ trình là phù hợp”, ông Khoa thông tin.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng việc quy định thời hạn thấp hơn sẽ không bảo đảm thời gian huấn luyện đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.
“Nếu quy định nhiều thời hạn khác nhau sẽ không bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp”, ông Khoa nói.
Phạm ThịnhBên cạnh đó, việc quy định thời hạn nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ phải bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội.
“Việc thống nhất thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình là 24 tháng như dự thảo Luật Chính phủ trình là phù hợp”, ông Khoa thông tin.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng việc quy định thời hạn thấp hơn sẽ không bảo đảm thời gian huấn luyện đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.
“Nếu quy định nhiều thời hạn khác nhau sẽ không bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp”, ông Khoa nói.
Bình luận