Khi bị đau dạ dày, ngoài dùng thuốc người bệnh có thể áp dụng chế độ ăn uống hợp lý để điều trị, làm giảm tác động của axít tiết ra trên niêm mạc dạ dày.
Chế độ ăn trong bệnh đau dạ dày, tá tràng nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại cho niêm mạc và vùng tổn thương. Sau đây là những thực phẩm nên có trong thực đơn của người bị đau dạ dày.
Mía
Mía rất thích hợp cho người đau dạ dày vì nó có nhiều chất dinh dưỡng như đạm, canxi, khoáng, sắt, nhiều nhất là đường. Mía bổ sung dinh dưỡng cho cơ bắp, thanh nhiệt, giải khát, xóa tan mệt mỏi, trợ giúp tiêu hóa.
Nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước đỏ và rất bổ dưỡng.
Nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước đỏ và rất bổ dưỡng.
Mía rất thích hợp cho người đau dạ dày vì nó có nhiều chất dinh dưỡng như đạm, canxi, khoáng, sắt, nhiều nhất là đường |
Các loại rau, quả
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng các chất bổ sung dạng carotênoít không phải để thay thế các chất dinh dưỡng, vì các loại rau quả khác cũng có thể chứa các thành phần có tác dụng tăng cường hiệu quả phòng bệnh.
Cà rốt, rau muống, rau dền, rau cải xoong, rau mồng tơi… vì nó bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.
Cà rốt, rau muống, rau dền, rau cải xoong, rau mồng tơi… vì nó bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.
Các chất dạng carotenoít có ảnh hưởng lớn tới các chứng bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, dạ dày, tiểu đường. Các chất này chống lại quá trình ôxy hóa của các tế bào tự do, đây chính là các tế bào có vị trí quyết định đối với quá trình suy yếu hay phát triển các bệnh.
Các chất dạng carotenoit trong rau, quả có ảnh hưởng lớn tới các chứng bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, dạ dày, tiểu đường |
Nghệ mật ong
Là một món hữu hiệu cho bệnh nhân vì trong nghệ có một chất tên khoa học là curcumin có khả năng làm lành vết loét dạ dày và đồng thời là chất chống ôxy hóa cực mạnh có khả năng giải độc gan, phòng ngừa ung thư... rất tốt cho sức khỏe. Người bệnh nên uống trước bữa ăn là tốt nhất để mật ong phát huy tác dụng, sau khoảng 6 tháng sẽ cho kết quả tốt.
Mật ong ngoài giá trị dinh dưỡng cao còn thường được dùng làm tá dược chế thuốc viên hay các dạng thuốc khác. Theo kết quả một số công trình nghiên cứu, mật ong còn có tác dụng làm giảm acid của dịch vị, giúp độ acid dạ dày trở thành bình thường và làm hết các triệu chứng đau xót, khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột.
Người bệnh nên uống nghệ mật ong trước bữa ăn để phát huy hiệu quả tốt nhất |
Nghệ và mật ong nếu được phối hợp với nhau theo liều lượng là 12 gram bột nghệ trộn với 6 gram mật ong, dùng hàng ngày có thể chữa lành vết loét, bệnh sẽ thuyên giảm dần. Người bị đau dạ dày có thể tự làm lấy thuốc từ nghệ và mật ong theo liều lượng trên hoặc cũng có thể sử dụng viên thuốc "Mật ong nghệ" sản xuất và đã được lưu hành rộng rãi trên thị trường.
Gạo nếp, tinh bột...
Là thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày. Thức ăn nên nghiền nát ở dạng lỏng để giảm số lần co bóp trong dạ dày. Những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
Gạo nếp, tinh bột là thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày |
Sữa chua
Một hộp sữa chua một ngày vừa bổ sung vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, sữa chua còn làm giảm sự phát triển cũng như sự bám dính của các loại vi khuẩn Ecoli, Yersina và đặc biệt là vi khuẩn Hp.
Để tiêu hóa dễ dàng, bạn nên sử dụng một số loại thịt trong chế biến món ăn hằng ngày như thịt nạc thăn, cá, tim lợn, thịt ngan… đây là những thực phẩm giàu đạm nhưng là đạm dễ tiêu. Thay vì chiên rán, bạn nên hấp, luộc hoặc om như vậy dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
Người bị đau dạ dày nên ăn một hộp sữa chua một ngày để bổ sung vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại |
Ngoài việc chọn lựa được loại thực phẩm và đồ uống tốt cho bệnh viêm dạ dày, người bệnh cũng nên chú ý một số nguyên tắc trong ăn uống và tạo thói quen sinh hoạt tốt nhằm giúp dạ dày nhanh chóng ổn định và phục hồi.
Hà Phương (tổng hợp)
Hà Phương (tổng hợp)
Bình luận