Gần 30 năm nay bà phải bán những giọt máu của mình, mưu sinh bằng trăm thứ nghề để lấy tiền nuôi con, chăm chồng đau ốm. Thế nhưng người chồng ấy đã lén bán hết đất đai để theo người đàn bà khác.
Trớ trêu hơn, những đứa con do bà mang nặng đẻ đau cũng lần lượt ra đi vì căn bệnh thế kỷ. Đó là câu chuyện đắng lòng về người phụ nữ Bùi Thị Đông ở phường Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội.
30 năm bán máu nuôi chồng con
Bà Đông kể: Sau khi lấy nhau, vợ chồng bà được bố mẹ cho căn nhà nhỏ ra ở riêng. Người chồng không may mắn mắc phải căn bệnh hen suyễn từ nhỏ, không có khả năng lao động nên bà phải thay chồng cáng đáng hết công việc.
Đấy cũng chính là nguyên do khiến bà Đông bắt đầu bán đi những giọt máu của mình để lấy tiền sinh nhai. Lần đầu tiên bà bán máu là một ngày giữa năm 1974. Dù khi đó đang mang thai đứa con đầu lòng nhưng bà vẫn phải nhắm mắt làm liều bởi vì cuộc sống quá khó khăn không nghĩ ra cách gì khác để kiếm tiền.
Đang mang bầu, nhưng để bệnh viện đồng ý cho bán máu, bà Đông đã nghĩ ra cách "ngụy trang" cái bụng bằng một chiếc áo dài và rộng thùng thình để bác sĩ không phát hiện.
Lần bán máu đầu tiên ấy, người ta lấy đi của bà 250cc máu, thì bà được trả 75 nghìn đồng, 1,5kg đường, 1,5kg thịt, 1 tem phiếu bồi dưỡng, 1 lọ viên sắt và 1 lọ B1.
Tưởng rằng, sau lần làm liều đó bà sẽ không phải đi bán máu nữa, thế nhưng cái đói nghèo cứ đeo đuổi bám lấy gia đình bà để rồi sau khi sinh nở được vài tháng bà lại phải đến bệnh viện để tiếp tục bán máu.
Mỗi khi trái gió trở trời, căn bệnh hen suyễn của chồng lại tái phát và ho dữ dội. Những cơn ho kéo dài cùng với tỷ lệ thuận với lượng máu bà bán đi.
Không thể ngờ rằng, bà đã coi việc bán máu trở thành một nghề. Nó đã ròng rã đeo bám lấy bà suốt 30 năm ròng cho đến khi bà đã quá tuổi. Bà đưa hai cánh tay chỉ cho chúng tôi xem những vết sẹo chi chít - dấu vết để lại sau hàng trăm lần bán máu.
Thông thường, phải 3 tháng mới được bán máu một lần, nhưng bà Đông có tháng bán đến 4 lần. Bà bán máu nhiều đến nỗi bị bệnh viện từ chối vì chưa đủ điều kiện về thời gian.
Để có được tiền chạy chữa bệnh tật cho chồng, lo toan cuộc sống thì chỉ có cách duy nhất là bán máu và bán được thật nhiều lần trong thời gian ngắn.
Muốn làm được như vậy, bà Đông đã làm 4 chiếc thẻ tại 4 bệnh viện khác nhau để không bị phát hiện.
Bà Đông nhớ lại: "Tuần này tôi đi bệnh viện Việt Đức, về nhà chờ cho vết kim đóng vẩy tôi lại đi viện 108, sau đó đến Xanh-Pôn cuối cùng là Bà Mẹ và Trẻ Em".
Sau khi bán máu, bà không hề được nghỉ ngơi. Hằng ngày, người mẹ, người vợ là trụ cột của gia đình ấy lại quần quật lao động.
Ai thuê gì thì làm nấy, mong ước nuôi được các con trưởng thành. Nhưng hy vọng của người mẹ đáng thương ấy đã bị dập tắt. Mấy đứa con không hề thương mẹ vất vả. Chúng ăn chơi đua đòi và nghiện ma tuý rồi mắc căn bệnh thế kỷ.
Vợ chồng người con cả ra đi chưa được bao lâu thì người con thứ hai xét nghiệm cũng dương tính với HIV và đang ở giai đoạn cuối.
Niềm hi vọng cuối cùng đặt lên người con trai út, nhưng đến một ngày bà cũng điếng người khi nhận được điện thoại của công an báo là bắt được con bà đang chích ma túy cùng đám bạn trong nhà nghỉ.
Nỗi đau nối tiếp nỗi đau, khi mồ con "cỏ chưa xanh" thì người chồng mấy chục năm bà chăm sóc khi trái gió trở trời nay lại bỏ bà đi theo một người đàn bà khác.
Không chỉ vậy, thi thoảng ông trở về nhà quát tháo, đập phá, đòi bán căn nhà nhỏ mà bà và người con trai út đang ở. Mảnh đất rộng cũng bị người chồng vũ phu, bạc tình nghĩa lén bán gần hết.
Tình nguyện chăm sóc người có HIV
Số phận nghiệt ngã đã cướp đi từng đứa con của bà. Cũng từ ấy, những người xung quanh xem gia đình bà như một ổ dịch và đem vôi bột đến rắc quanh nhà.
Lúc này bà Đông hiểu được nỗi lòng của những gia đình con có HIV/AIDS. Từ đó bà tự nguyện đến giúp đỡ những người có HIV và gia đình họ.
Bà kể rằng, một buổi chiều năm 1998, lần đầu tiên bà được nghe phổ biến những kiến thức về căn bệnh AIDS.
Khi đó bà đang bán hàng tại chợ thì thấy mọi người xôn xao về một người gần chết vì bệnh AIDS mà không ai dám đến gần. Thấy vậy, bà bỏ hàng quán của mình tức tốc chạy đến.
"Khi đến nơi, tôi nhìn thấy thi thể của một thanh niên nằm trên giường, người thân và họ hàng đều tránh xa vì sợ lây nhiễm. Thấy vậy, không chút đắn đo, tôi xắn tay vào thay áo, tắm nước thơm và khâm liệm cho người xấu số", bà Đông tâm sự.
Năm 2005, bà tham gia câu lạc bộ "Hãy đến bên nhau" và được học kiến thức về phòng chống HIV/AIDS trong vòng 15 ngày.
Cũng từ đó những người tham gia câu lạc bộ được chia sẻ kiến thức, giúp đỡ những người có hoàn cảnh như con bà, chăm sóc, uống thuốc miễn phí.
Sự hiểu biết nhất định về căn bệnh này, cộng với lòng thương cảm bà quyết định làm một việc mà bấy lâu nay còn trăn trở: Chăm sóc cho những người bị bệnh HIV/ AIDS và khâm liệm khi họ nhắm mắt.
Khi quyết định làm công việc này bà phải chịu rất nhiều lời đàm tiếu nhưng bà bỏ ngoài tai hết tất cả. Bà lý giải: "Với tôi, người chết vì bệnh gì cũng đáng thương như nhau cả, mình phải giúp họ để họ hiểu được rằng cuộc sống này được sinh ra và được sống là ý nghĩa và hạnh phúc lắm rồi".
Trên chiếc xe đạp cọc cạch, ngày ngày bà rong ruổi trên từng ngõ ngách để chở từng xô nước đến từng nhà người có HIV/AIDS để tắm rửa, phát thuốc và động viên họ.
Những việc làm của bà xuất phát từ lòng thương, nhưng lại bị chính người nhà bệnh nhân không ủng hộ, thậm chí xua đuổi và nói những lời lẽ xúc phạm.
Với sự kiên nhẫn, dần dần bà đã làm cho họ hiểu được việc làm của mình là sự chia sẻ, thông cảm chứ không phải đem chuyện của gia đình ra bêu xấu với thiên hạ.
Bà vẫn còn nhớ chuyện khó quên về một lần đi chăm sóc bệnh nhân có HIV/AIDS sắp qua đời. Người này bị chính người thân trong gia đình kỳ thị và xa lánh.
Khi bà đến thấy bố bệnh nhân bịt mặt kín mít để hở mỗi hai con mắt, tay đi găng, chân đi ủng, người mặc áo mưa. Trong khi đó những người còn lại trong gia đình thì đứng ở đằng xa nhìn lại và lấy tay bịt mồm.
Trước tình cảnh như vậy, chẳng cần găng tay, bà lại gần tắm sạch sẽ cho bệnh nhân và đút từng thìa cháo cho anh ta. Trước khi lìa khỏi cõi đời người đó khóc và thì thầm nhất định sẽ phù hộ cho bà.
Đến khi họ chết, lại một tay bà đưa họ đi khâm liệm rồi thắp nén nhang vĩnh biệt.
Trong gần chục năm len lỏi khắp các góc phố nơi có bệnh nhân AIDS sinh sống, không ít lần chiếc xe đạp cà tàng của bà lỉnh kỉnh xô chậu để lo hậu sự cho người bệnh.
Đó là những người đã bị chính gia đình mình ruồng rẫy. Nhiều gia đình còn không cho bà mượn xô, chậu để đựng nước, thuốc. Bà phải tự sắm cho mình một bộ "đồ nghề".
Mỗi lần có người gọi đi tắm hoặc khâm liệm cho người có HIV, bà Đông lại cặm cụi đun nồi nước tắm. Nồi nước đó bao gồm lá bưởi, xả, gừng, pha cùng một chút nước từ lọ thuốc kháng khuẩn.
Sau khi đun xong bà lại lục tục chở hai thùng đựng thứ nước đến tắm rửa, lau chùi cho bệnh nhân. Ngày tháng cứ trôi đi, bà vẫn cần mẫn làm một việc mà ít người làm được.
Vượt qua nỗi đau hiện tại, người phụ nữ bất hạnh ấy có ước mong duy nhất là ông trời đừng để bà ốm đau, bà còn giúp đỡ được nhiều người khác, làm được thật nhiều việc tốt.
Những việc làm của bà dù không lớn nhưng có lẽ ít nhiều đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách sống của nhiều người dân. Đặc biệt, những nghĩa cử cao đẹp đó sẽ như một động lực giúp người có HIV sống tốt hơn.
Hà Long - ĐSPL
Trớ trêu hơn, những đứa con do bà mang nặng đẻ đau cũng lần lượt ra đi vì căn bệnh thế kỷ. Đó là câu chuyện đắng lòng về người phụ nữ Bùi Thị Đông ở phường Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội.
30 năm bán máu nuôi chồng con
Bà Đông kể: Sau khi lấy nhau, vợ chồng bà được bố mẹ cho căn nhà nhỏ ra ở riêng. Người chồng không may mắn mắc phải căn bệnh hen suyễn từ nhỏ, không có khả năng lao động nên bà phải thay chồng cáng đáng hết công việc.
Đấy cũng chính là nguyên do khiến bà Đông bắt đầu bán đi những giọt máu của mình để lấy tiền sinh nhai. Lần đầu tiên bà bán máu là một ngày giữa năm 1974. Dù khi đó đang mang thai đứa con đầu lòng nhưng bà vẫn phải nhắm mắt làm liều bởi vì cuộc sống quá khó khăn không nghĩ ra cách gì khác để kiếm tiền.
Đang mang bầu, nhưng để bệnh viện đồng ý cho bán máu, bà Đông đã nghĩ ra cách "ngụy trang" cái bụng bằng một chiếc áo dài và rộng thùng thình để bác sĩ không phát hiện.
Lần bán máu đầu tiên ấy, người ta lấy đi của bà 250cc máu, thì bà được trả 75 nghìn đồng, 1,5kg đường, 1,5kg thịt, 1 tem phiếu bồi dưỡng, 1 lọ viên sắt và 1 lọ B1.
Tưởng rằng, sau lần làm liều đó bà sẽ không phải đi bán máu nữa, thế nhưng cái đói nghèo cứ đeo đuổi bám lấy gia đình bà để rồi sau khi sinh nở được vài tháng bà lại phải đến bệnh viện để tiếp tục bán máu.
Mỗi khi trái gió trở trời, căn bệnh hen suyễn của chồng lại tái phát và ho dữ dội. Những cơn ho kéo dài cùng với tỷ lệ thuận với lượng máu bà bán đi.
Hàng ngày bà Đông phải đi lau bàn thuê tại chợ Nhật Tân. |
Không thể ngờ rằng, bà đã coi việc bán máu trở thành một nghề. Nó đã ròng rã đeo bám lấy bà suốt 30 năm ròng cho đến khi bà đã quá tuổi. Bà đưa hai cánh tay chỉ cho chúng tôi xem những vết sẹo chi chít - dấu vết để lại sau hàng trăm lần bán máu.
Thông thường, phải 3 tháng mới được bán máu một lần, nhưng bà Đông có tháng bán đến 4 lần. Bà bán máu nhiều đến nỗi bị bệnh viện từ chối vì chưa đủ điều kiện về thời gian.
Để có được tiền chạy chữa bệnh tật cho chồng, lo toan cuộc sống thì chỉ có cách duy nhất là bán máu và bán được thật nhiều lần trong thời gian ngắn.
Muốn làm được như vậy, bà Đông đã làm 4 chiếc thẻ tại 4 bệnh viện khác nhau để không bị phát hiện.
Bà Đông nhớ lại: "Tuần này tôi đi bệnh viện Việt Đức, về nhà chờ cho vết kim đóng vẩy tôi lại đi viện 108, sau đó đến Xanh-Pôn cuối cùng là Bà Mẹ và Trẻ Em".
Sau khi bán máu, bà không hề được nghỉ ngơi. Hằng ngày, người mẹ, người vợ là trụ cột của gia đình ấy lại quần quật lao động.
Ai thuê gì thì làm nấy, mong ước nuôi được các con trưởng thành. Nhưng hy vọng của người mẹ đáng thương ấy đã bị dập tắt. Mấy đứa con không hề thương mẹ vất vả. Chúng ăn chơi đua đòi và nghiện ma tuý rồi mắc căn bệnh thế kỷ.
Vợ chồng người con cả ra đi chưa được bao lâu thì người con thứ hai xét nghiệm cũng dương tính với HIV và đang ở giai đoạn cuối.
Niềm hi vọng cuối cùng đặt lên người con trai út, nhưng đến một ngày bà cũng điếng người khi nhận được điện thoại của công an báo là bắt được con bà đang chích ma túy cùng đám bạn trong nhà nghỉ.
Nỗi đau nối tiếp nỗi đau, khi mồ con "cỏ chưa xanh" thì người chồng mấy chục năm bà chăm sóc khi trái gió trở trời nay lại bỏ bà đi theo một người đàn bà khác.
Không chỉ vậy, thi thoảng ông trở về nhà quát tháo, đập phá, đòi bán căn nhà nhỏ mà bà và người con trai út đang ở. Mảnh đất rộng cũng bị người chồng vũ phu, bạc tình nghĩa lén bán gần hết.
Tình nguyện chăm sóc người có HIV
Số phận nghiệt ngã đã cướp đi từng đứa con của bà. Cũng từ ấy, những người xung quanh xem gia đình bà như một ổ dịch và đem vôi bột đến rắc quanh nhà.
Lúc này bà Đông hiểu được nỗi lòng của những gia đình con có HIV/AIDS. Từ đó bà tự nguyện đến giúp đỡ những người có HIV và gia đình họ.
Bà kể rằng, một buổi chiều năm 1998, lần đầu tiên bà được nghe phổ biến những kiến thức về căn bệnh AIDS.
Khi đó bà đang bán hàng tại chợ thì thấy mọi người xôn xao về một người gần chết vì bệnh AIDS mà không ai dám đến gần. Thấy vậy, bà bỏ hàng quán của mình tức tốc chạy đến.
"Khi đến nơi, tôi nhìn thấy thi thể của một thanh niên nằm trên giường, người thân và họ hàng đều tránh xa vì sợ lây nhiễm. Thấy vậy, không chút đắn đo, tôi xắn tay vào thay áo, tắm nước thơm và khâm liệm cho người xấu số", bà Đông tâm sự.
Năm 2005, bà tham gia câu lạc bộ "Hãy đến bên nhau" và được học kiến thức về phòng chống HIV/AIDS trong vòng 15 ngày.
Cũng từ đó những người tham gia câu lạc bộ được chia sẻ kiến thức, giúp đỡ những người có hoàn cảnh như con bà, chăm sóc, uống thuốc miễn phí.
Sự hiểu biết nhất định về căn bệnh này, cộng với lòng thương cảm bà quyết định làm một việc mà bấy lâu nay còn trăn trở: Chăm sóc cho những người bị bệnh HIV/ AIDS và khâm liệm khi họ nhắm mắt.
Khi quyết định làm công việc này bà phải chịu rất nhiều lời đàm tiếu nhưng bà bỏ ngoài tai hết tất cả. Bà lý giải: "Với tôi, người chết vì bệnh gì cũng đáng thương như nhau cả, mình phải giúp họ để họ hiểu được rằng cuộc sống này được sinh ra và được sống là ý nghĩa và hạnh phúc lắm rồi".
Trên chiếc xe đạp cọc cạch, ngày ngày bà rong ruổi trên từng ngõ ngách để chở từng xô nước đến từng nhà người có HIV/AIDS để tắm rửa, phát thuốc và động viên họ.
Những việc làm của bà xuất phát từ lòng thương, nhưng lại bị chính người nhà bệnh nhân không ủng hộ, thậm chí xua đuổi và nói những lời lẽ xúc phạm.
Với sự kiên nhẫn, dần dần bà đã làm cho họ hiểu được việc làm của mình là sự chia sẻ, thông cảm chứ không phải đem chuyện của gia đình ra bêu xấu với thiên hạ.
Bà vẫn còn nhớ chuyện khó quên về một lần đi chăm sóc bệnh nhân có HIV/AIDS sắp qua đời. Người này bị chính người thân trong gia đình kỳ thị và xa lánh.
Khi bà đến thấy bố bệnh nhân bịt mặt kín mít để hở mỗi hai con mắt, tay đi găng, chân đi ủng, người mặc áo mưa. Trong khi đó những người còn lại trong gia đình thì đứng ở đằng xa nhìn lại và lấy tay bịt mồm.
Trước tình cảnh như vậy, chẳng cần găng tay, bà lại gần tắm sạch sẽ cho bệnh nhân và đút từng thìa cháo cho anh ta. Trước khi lìa khỏi cõi đời người đó khóc và thì thầm nhất định sẽ phù hộ cho bà.
Đến khi họ chết, lại một tay bà đưa họ đi khâm liệm rồi thắp nén nhang vĩnh biệt.
Trong gần chục năm len lỏi khắp các góc phố nơi có bệnh nhân AIDS sinh sống, không ít lần chiếc xe đạp cà tàng của bà lỉnh kỉnh xô chậu để lo hậu sự cho người bệnh.
Đó là những người đã bị chính gia đình mình ruồng rẫy. Nhiều gia đình còn không cho bà mượn xô, chậu để đựng nước, thuốc. Bà phải tự sắm cho mình một bộ "đồ nghề".
Mỗi lần có người gọi đi tắm hoặc khâm liệm cho người có HIV, bà Đông lại cặm cụi đun nồi nước tắm. Nồi nước đó bao gồm lá bưởi, xả, gừng, pha cùng một chút nước từ lọ thuốc kháng khuẩn.
Sau khi đun xong bà lại lục tục chở hai thùng đựng thứ nước đến tắm rửa, lau chùi cho bệnh nhân. Ngày tháng cứ trôi đi, bà vẫn cần mẫn làm một việc mà ít người làm được.
Vượt qua nỗi đau hiện tại, người phụ nữ bất hạnh ấy có ước mong duy nhất là ông trời đừng để bà ốm đau, bà còn giúp đỡ được nhiều người khác, làm được thật nhiều việc tốt.
Những việc làm của bà dù không lớn nhưng có lẽ ít nhiều đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách sống của nhiều người dân. Đặc biệt, những nghĩa cử cao đẹp đó sẽ như một động lực giúp người có HIV sống tốt hơn.
Hà Long - ĐSPL
Bình luận