Ngũ gia bì còn gọi là xuyên gia bì, thích gia bì (ngũ gia bì gai).
Tên khoa học của chúng là Acamthoppanax aculeatus Seem. Acanthopanax aculeatum Hook. Acanthopanax trifoliatus (L). Merr. Cây thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.
Ngũ gia bì là gì? Có mấy loại ngũ gia bì?
Ngũ gia bì (Cortex Acanthopanacis) là vỏ rễ phơi khô của cây ngũ gia bì. Vì lá có 5 lá chét to chụm vào với nhau và chỉ dùng vỏ rễ làm thuốc nên có tên như vậy. Tên ngũ gia bì còn chỉ nhiều vị khác nhau. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Có 3 loại ngũ gia bì khác nhau:
Ngũ gia bì hương tác dụng bổ khí huyết, trị suy nhược cơ thể.
Ngũ gia bì gai tác dụng kiện tỳ, ích thận chữa yếu sinh lý.
Ngũ gia bì chân chim tác dụng khu phong trừ thấp, chữa đau lưng, nhức xương thể phong hàn.
Tác dụng của cây ngũ gia bì
Theo y học hiện đại:
- Ngũ gia bì còn có tác dụng giải độc, chống phóng xạ, điều hòa hồng cầu, bạch cầu và huyết áp.
- Điều tiết sự cân bằng giữa 2 quá trình hưng phấn và ức chế ở trung khu thần kinh, do đó thảo dược này có tác dụng an thần rõ rệt.
- Tác dụng tăng thể lực, trí lực, chống lão hóa, thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tăng cường chức năng tuyến sinh dục và xúc tiến tế bào tái sinh.
- Có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, kháng tế bào ung thư và kháng virus.
- Tác dụng làm giảm cơn ho suyễn, long đờm và cầm ho.
- Tác dụng kháng viêm.
- Tác dụng chống ung thư và hạ huyết áp.
Theo Đông y:
- Ngũ gia bì tác dụng minh mục, ích tinh, thất thương, tằn trí nhớ, mạnh gân xương và bổ trung.
- Tác dụng trừ thấp, tiêu thủy, ích tinh, dưỡng thận, trừ phong và hóa đờm.
- Hạ khí bổ ngũ lao, tiêu phù và trừ phong thấp.
Chủ trị:
- Hen suyễn, cầm ho,…
- Đau nhức xương khớp, mệt mỏi, suy nhược, co quắp, bại liệt
- Cải thiện yếu sinh lý do suy nhược cơ thể và do thận hư yếu
Kiêng kỵ: Ngũ gia bì tính vị cay ôn, làm tổn hại phần âm, hỗ trợ phần hoả nên người âm hư hoả vượng không dùng.
Trên đây là tác dụng của cây ngũ gia bì. Người dân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây ngũ gia bì.
Bình luận