(VTC News) - Những dữ liệu ở đình Hiệp Lực ghi chép khá cụ thể, tiết lộ nhiều thông tin thú vị về vị tướng tài ba của vùng quê lúa buổi đầu dựng nước.
Ở mảnh đất An Khê (Quỳnh Phụ, Thái Bình), giáp với Hải Dương và Hải Phòng, có một ngôi đình cổ, tuổi gần 2.000 năm, thờ mẹ con tướng Lê Đô, thuộc hạ của Hai Bà Trưng, từng làm khiếp vía giặc phương Bắc.
Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 10-8 âm lịch, người dân làng Hiệp Lực (An Khê), lại nô nức với lễ hội kéo dài 3 ngày, tưởng nhớ mẹ con vị tướng xuất thần của dân tộc. Tuy nhiên, nhắc đến vị tướng Lê Đô, ít người biết đến. Lịch sử cũng gần như không thấy ghi chép về vi tướng này.
Thế nhưng, những dữ liệu ở ngôi đình Hiệp Lực ghi chép khá cụ thể, tiết lộ nhiều thông tin thú vị về vị tướng tài ba của vùng quê lúa buổi đầu dựng nước.
Đình Hiệp Lực thuộc làng Hiệp Lực, ngôi làng nằm bên sông Hóa và sông Luộc. Đình có tuổi gần 2.000 năm, khởi đầu là ngôi miếu thờ đức mẫu Vua Bà Ả Nương từ đầu công nguyên. Trải qua suốt thời Bắc thuộc, tới khi nhà nước giành độc lập, lại qua các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê… đến tận thời Nguyễn, ngôi miếu vẫn được bảo tồn.
Từ thời Nguyễn, vua Thành Thái cho trùng tu, xây dựng với quy mô lớn. Từ đó, ngôi đền đã trở thành đình làng. Đình Hiệp Lực là ngôi đình lớn, có kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.
Xưa kia, làng Hiệp Lực có tên nôm là làng Nhảy. Làng vốn là trang Đông Lực, thuộc phủ Ứng Hòa.
Theo thần tích, thần sắc còn lưu tại đình, ông Lê Dương, quê gốc đạo Sơn Nam (phủ Ứng Thiên, huyện Thanh Oai, nay là khu Quan Nhân, thuộc Hà Nội), là quan huyện Phụ Phượng, có vợ bị bệnh mất sớm nên cáo quan về ở ẩn, bốc thuốc cứu dân.
Một lần, du ngoạn bốn phương, đến trang Đông Lực, gặp người con gái Trần Thị Ả Nương đẹp người đẹp nết, đã đem lòng yêu mến, lấy về làm vợ. Ông bà sinh được người con trai, đặt tên là Lê Đô.
Còn có một truyền thuyết khác: Ông Lê Dương, là quan huyện, nhưng là người yêu nước, nên bị thái thú Tô Định giết hại. Chồng chết, bà Ả Nương đưa con về quê ngoại là trang Đông Lực sinh sống.
Lê Đô 3 tuổi đã biết nói đủ điều, kính trên nhường dưới, 7 tuổi kiến thức đã uyên thâm, thông thạo binh thư, biết đến cung kiếm.
Mẹ con Lê Đô đã chiêu hiền đãi sĩ, tích lũy binh lương, tạo ra đội quân rất hùng mạnh. Theo thần tích, thì Lê Đô đã thu nạp được một vạn quân, gồm các huyện Phụ Phượng, Đông Quan, Duyên Hà, Thư Trì, Kiến Xương, thậm chí cả đạo Hải Dương.
Nhân dân trong vùng đã suy tôn bà Ả Nương danh hiệu Vua Bà và Lê Đô đã lãnh đạo tướng sĩ làm lễ tế cờ đồng loạt khởi nghĩa đánh chiếm các thành trì, phủ huyện.
Chính vì thế, vùng đất này còn lưu lại một địa danh có tên Trường Võ. Đó là khu đất cao, rộng trước miếu thờ, tương truyền là nơi tướng Lê Đô luyện quân sĩ.
Trong hậu cung Đình Hiệp Lực còn thờ đôi vồ tay, tương truyền đó là vũ khí của tướng Lê Đô thuở còn luyện tập võ nghệ.
Sau này, lực lượng của Lê Đô phối hợp với Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định và quân xâm lược Hán, giành độc lập dân tộc vào mùa xuân năm 40.
Lê Đô được vua Trưng Vương mở tiệc chiêu đãi tại cung đình. Trong tiệc có điệu múa bát dật. Xem một lần là nhớ, nên ông đã đem điệu múa đó về làng truyền dạy cho nhân dân.
Tướng Lê Đô được phong chức Bản quốc đại đô đại vương, tức hiệu Thiết Thành (ý nghĩa vững trãi như tòa thành bằng sắt), ban thưởng Trang Đông Lực cho ông làm lộc ấp.
Suốt 3 năm làm quan tại quê hương, ông đã làm nhiều điều lợi ích cho dân, được nhân dân tôn kính, yêu quý.
Năm 43, nhà Hán sai tướng Mã Viện mang quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà Trưng đã gọi Lê Đô vào triều, lệnh cho Lê Đô lên biên giới chống giặc. Quân sĩ của Lê Đô làm cho giặc tổn thất lớn, nhưng thế giặc mạnh, không chống cự nổi, nên ông rút về.
Hai Bà Trưng bị giặc bao vây ở Cấm Khê, Lê Đô đã đem quân đi giải vây cho bà. Thế nhưng, khi tới nơi, hai chị em Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng Hát Giang tự vẫn. Tướng Lê Đô cũng trẫm mình giữ trọn đạo vua tôi vào ngày 02 tháng chạp.
Để tri ân công đức của hai mẹ con đức Vua Bà Ả Nương và tướng Lê Đô, nhân dân trang Đông Lực đã xây miếu thờ phụng. Các triều đại sau này đều ban sắc phong và mỹ tự cho Lê Đô, là Đại Đô Cương Nghị Đại Vương.
Tương truyền, về sau này, mẹ con Lê Đô đều hiển linh giúp nước hộ dân. Thời Lý, khi vua Lý Thánh Tông chinh phạt phương Nam, được báo mộng sẽ âm phù cho đất nước. Kết quả, quân ta nhanh chóng thắng trận, nên vua đã ban chiếu sắc phong.
Thời Trần, khi quân Nguyên xâm lược, Trần Hưng Đạo đi nghiên cứu chiến trường, đã qua đây và được thần báo mộng sẽ âm phù cho thắng giặc. Sau khi đánh đuổi giặc Nguyên, ngài đã tâu vua ban tặng sắc phong, mỹ tự cho các thần.
Nhân dân làng Hiệp Lực hàng năm đều mở hội linh đình, tưởng nhớ công lao của mẹ con bà Ả Nương và giáo dục truyền thống giữ nước.
Điều đặc biệt, trong lễ hội ấy, có một điệu múa lạ, gọi là múa bát dật. Như đã nói ở trên, điệu múa này tướng Lê Đô xem ở cung đình và truyền dạy lại cho dân. Vì thế, người dân trang Đông Lực xưa đều biết điệu múa bát dật, như điệu múa đặc trưng của làng. Điệu múa này được thể hiện trong các lễ hội văn hóa đình làng Hiệp Lực.
Tuy nhiên, điệu múa này đã bị lãng quên sau Cách mạng Tháng 8. Nhiều năm qua, lễ hội được phục dựng lại, ngày càng quy mô, nhưng nhân dân vẫn thấy thiêu thiếu, bởi không có điệu múa bát dật đặc trưng.
Mười mấy năm trước, ông Ngô Trọng Phàn, là người phụ trách di tích đình Hiệp Lực, đã âm thầm sưu tầm tư liệu về điệu múa cổ bát dật.
Ông đã tìm gặp các cụ già trên 90 tuổi trong vùng, những người từng được tận mắt điệu múa bát dật để phục dựng lại. Rất may mắn, ông đã tìm được tới 8 diễn viên múa bát dật từ năm 1930-1935 còn sống. Và thế là, các lớp múa được phục dựng lại.
Múa bát dật là điệu múa cung đình, được trình diễn khi đất nước hòa bình, nhân dân no ấm. Điệu múa vốn cần tới 64 diễn viên, chia thành 8 hàng, mỗi hàng 8 người, nên gọi là bát dật.
Qua thời gian, điệu múa này được tinh giản còn 32 người, rồi sau chỉ phổ biến 16 người. Điệu múa được thực hiện vào các dịp lễ Tết, lễ hội. Dàn nhạc đệm bao gồm thanh la, trống luồn, trống lọc và trống ban.
Điệu múa xưa chỉ tuyển chọn những cô gái chưa chồng, đẹp người đẹp nết, tuy nhiên, ngày nay, các cô gái chưa chồng đều đi học hành xa, nên diễn viên tham gia đều là các mẹ, các chị.
Hùng Đặng
Ở mảnh đất An Khê (Quỳnh Phụ, Thái Bình), giáp với Hải Dương và Hải Phòng, có một ngôi đình cổ, tuổi gần 2.000 năm, thờ mẹ con tướng Lê Đô, thuộc hạ của Hai Bà Trưng, từng làm khiếp vía giặc phương Bắc.
Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 10-8 âm lịch, người dân làng Hiệp Lực (An Khê), lại nô nức với lễ hội kéo dài 3 ngày, tưởng nhớ mẹ con vị tướng xuất thần của dân tộc. Tuy nhiên, nhắc đến vị tướng Lê Đô, ít người biết đến. Lịch sử cũng gần như không thấy ghi chép về vi tướng này.
Thế nhưng, những dữ liệu ở ngôi đình Hiệp Lực ghi chép khá cụ thể, tiết lộ nhiều thông tin thú vị về vị tướng tài ba của vùng quê lúa buổi đầu dựng nước.
Đình Hiệp Lực thuộc làng Hiệp Lực, ngôi làng nằm bên sông Hóa và sông Luộc. Đình có tuổi gần 2.000 năm, khởi đầu là ngôi miếu thờ đức mẫu Vua Bà Ả Nương từ đầu công nguyên. Trải qua suốt thời Bắc thuộc, tới khi nhà nước giành độc lập, lại qua các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê… đến tận thời Nguyễn, ngôi miếu vẫn được bảo tồn.
Đình Hiệp Lực |
Từ thời Nguyễn, vua Thành Thái cho trùng tu, xây dựng với quy mô lớn. Từ đó, ngôi đền đã trở thành đình làng. Đình Hiệp Lực là ngôi đình lớn, có kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.
Xưa kia, làng Hiệp Lực có tên nôm là làng Nhảy. Làng vốn là trang Đông Lực, thuộc phủ Ứng Hòa.
Theo thần tích, thần sắc còn lưu tại đình, ông Lê Dương, quê gốc đạo Sơn Nam (phủ Ứng Thiên, huyện Thanh Oai, nay là khu Quan Nhân, thuộc Hà Nội), là quan huyện Phụ Phượng, có vợ bị bệnh mất sớm nên cáo quan về ở ẩn, bốc thuốc cứu dân.
Một lần, du ngoạn bốn phương, đến trang Đông Lực, gặp người con gái Trần Thị Ả Nương đẹp người đẹp nết, đã đem lòng yêu mến, lấy về làm vợ. Ông bà sinh được người con trai, đặt tên là Lê Đô.
Còn có một truyền thuyết khác: Ông Lê Dương, là quan huyện, nhưng là người yêu nước, nên bị thái thú Tô Định giết hại. Chồng chết, bà Ả Nương đưa con về quê ngoại là trang Đông Lực sinh sống.
Lê Đô 3 tuổi đã biết nói đủ điều, kính trên nhường dưới, 7 tuổi kiến thức đã uyên thâm, thông thạo binh thư, biết đến cung kiếm.
Lễ hội văn hóa đình làng Hiệp Lực |
Mẹ con Lê Đô đã chiêu hiền đãi sĩ, tích lũy binh lương, tạo ra đội quân rất hùng mạnh. Theo thần tích, thì Lê Đô đã thu nạp được một vạn quân, gồm các huyện Phụ Phượng, Đông Quan, Duyên Hà, Thư Trì, Kiến Xương, thậm chí cả đạo Hải Dương.
Nhân dân trong vùng đã suy tôn bà Ả Nương danh hiệu Vua Bà và Lê Đô đã lãnh đạo tướng sĩ làm lễ tế cờ đồng loạt khởi nghĩa đánh chiếm các thành trì, phủ huyện.
Chính vì thế, vùng đất này còn lưu lại một địa danh có tên Trường Võ. Đó là khu đất cao, rộng trước miếu thờ, tương truyền là nơi tướng Lê Đô luyện quân sĩ.
Trong hậu cung Đình Hiệp Lực còn thờ đôi vồ tay, tương truyền đó là vũ khí của tướng Lê Đô thuở còn luyện tập võ nghệ.
Sau này, lực lượng của Lê Đô phối hợp với Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định và quân xâm lược Hán, giành độc lập dân tộc vào mùa xuân năm 40.
Lê Đô được vua Trưng Vương mở tiệc chiêu đãi tại cung đình. Trong tiệc có điệu múa bát dật. Xem một lần là nhớ, nên ông đã đem điệu múa đó về làng truyền dạy cho nhân dân.
Điệu múa bát dật ở làng Hiệp Lực. Ảnh Phạm Hoàng |
Tướng Lê Đô được phong chức Bản quốc đại đô đại vương, tức hiệu Thiết Thành (ý nghĩa vững trãi như tòa thành bằng sắt), ban thưởng Trang Đông Lực cho ông làm lộc ấp.
Suốt 3 năm làm quan tại quê hương, ông đã làm nhiều điều lợi ích cho dân, được nhân dân tôn kính, yêu quý.
Năm 43, nhà Hán sai tướng Mã Viện mang quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà Trưng đã gọi Lê Đô vào triều, lệnh cho Lê Đô lên biên giới chống giặc. Quân sĩ của Lê Đô làm cho giặc tổn thất lớn, nhưng thế giặc mạnh, không chống cự nổi, nên ông rút về.
Hai Bà Trưng bị giặc bao vây ở Cấm Khê, Lê Đô đã đem quân đi giải vây cho bà. Thế nhưng, khi tới nơi, hai chị em Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng Hát Giang tự vẫn. Tướng Lê Đô cũng trẫm mình giữ trọn đạo vua tôi vào ngày 02 tháng chạp.
Để tri ân công đức của hai mẹ con đức Vua Bà Ả Nương và tướng Lê Đô, nhân dân trang Đông Lực đã xây miếu thờ phụng. Các triều đại sau này đều ban sắc phong và mỹ tự cho Lê Đô, là Đại Đô Cương Nghị Đại Vương.
Ông Ngô Trọng Phàn, người có công lớn trong việc phục dựng điệu múa cung đình bát dật. Ảnh Phạm Hoàng |
Tương truyền, về sau này, mẹ con Lê Đô đều hiển linh giúp nước hộ dân. Thời Lý, khi vua Lý Thánh Tông chinh phạt phương Nam, được báo mộng sẽ âm phù cho đất nước. Kết quả, quân ta nhanh chóng thắng trận, nên vua đã ban chiếu sắc phong.
Thời Trần, khi quân Nguyên xâm lược, Trần Hưng Đạo đi nghiên cứu chiến trường, đã qua đây và được thần báo mộng sẽ âm phù cho thắng giặc. Sau khi đánh đuổi giặc Nguyên, ngài đã tâu vua ban tặng sắc phong, mỹ tự cho các thần.
Nhân dân làng Hiệp Lực hàng năm đều mở hội linh đình, tưởng nhớ công lao của mẹ con bà Ả Nương và giáo dục truyền thống giữ nước.
Điều đặc biệt, trong lễ hội ấy, có một điệu múa lạ, gọi là múa bát dật. Như đã nói ở trên, điệu múa này tướng Lê Đô xem ở cung đình và truyền dạy lại cho dân. Vì thế, người dân trang Đông Lực xưa đều biết điệu múa bát dật, như điệu múa đặc trưng của làng. Điệu múa này được thể hiện trong các lễ hội văn hóa đình làng Hiệp Lực.
Chiếc mũ của diễn viên múa bát dật. Ảnh Phạm Hoàng |
Tuy nhiên, điệu múa này đã bị lãng quên sau Cách mạng Tháng 8. Nhiều năm qua, lễ hội được phục dựng lại, ngày càng quy mô, nhưng nhân dân vẫn thấy thiêu thiếu, bởi không có điệu múa bát dật đặc trưng.
Mười mấy năm trước, ông Ngô Trọng Phàn, là người phụ trách di tích đình Hiệp Lực, đã âm thầm sưu tầm tư liệu về điệu múa cổ bát dật.
Ông đã tìm gặp các cụ già trên 90 tuổi trong vùng, những người từng được tận mắt điệu múa bát dật để phục dựng lại. Rất may mắn, ông đã tìm được tới 8 diễn viên múa bát dật từ năm 1930-1935 còn sống. Và thế là, các lớp múa được phục dựng lại.
Múa bát dật là điệu múa cung đình, được trình diễn khi đất nước hòa bình, nhân dân no ấm. Điệu múa vốn cần tới 64 diễn viên, chia thành 8 hàng, mỗi hàng 8 người, nên gọi là bát dật.
Qua thời gian, điệu múa này được tinh giản còn 32 người, rồi sau chỉ phổ biến 16 người. Điệu múa được thực hiện vào các dịp lễ Tết, lễ hội. Dàn nhạc đệm bao gồm thanh la, trống luồn, trống lọc và trống ban.
Điệu múa xưa chỉ tuyển chọn những cô gái chưa chồng, đẹp người đẹp nết, tuy nhiên, ngày nay, các cô gái chưa chồng đều đi học hành xa, nên diễn viên tham gia đều là các mẹ, các chị.
Hùng Đặng
Bình luận