Kỳ 2: Ngôi đền 1.000 năm ‘bắt ma’ trị bệnh tâm thần
Anh Nguyễn Văn Tự là người được các cụ giao phó trách nhiệm trông giữ đền Thó (thôn Tảo C, Lương Tài, Văn Lâm, Hưng Yên).
Theo anh Tự, từ rất xa xưa, theo quy định của các cụ, ngôi đền này không tiếp khách vãng lai. Đây chỉ là ngôi đền của gia đình, và điều đặc biệt là thờ cả Phật lẫn Thánh.
Ngôi đền chỉ mở vào thời điểm nhất định và người vào đền là những bệnh nhân tâm thần. Đó là lúc, các bệnh nhân tĩnh tâm ngồi nghe anh Tự đọc kinh. Vậy lẽ đó, phải thuyết phục lắm, anh Tự mới mở cửa đền cho tôi vào.
Đền Thó rộng rãi, nhưng khá xập xệ. Cột gỗ nghiêng ngả, rui mè đã mục, nhiều chỗ võng xuống. Anh Tự chỉ mấy chỗ cháy đen và bảo rằng, hồi đó người tâm thần tụ tập đông, thực dân Pháp tưởng Việt Minh, nên phóng hỏa đốt.
Điều kỳ dị, dù đổ đắp cả đống rơm rồi phóng hỏa, nhưng suốt 1 tuần ngôi đền vẫn không cháy. Đám lính Pháp sợ hãi, bỏ chạy hết. Về sau, những tên lính tham gia đốt đền đều đột tử chết cả.
Điều khá đặc biệt nữa, là ngôi đền này có hậu cung sâu hun hút. Ngoài anh Tự, thì không ai được vào hậu cung của đền.
Theo lời các cụ truyền lại, ngôi đền này được xây dựng từ thời Bắc thuộc, cách nay hơn 1.000 năm. Theo đó, một vị thần đã xuống hạ giới, đầu thai vào một người nhà Trần để làm việc kỳ lạ, đó là chữa bệnh cho những người tâm thần. Vị thần này về trời, con cháu được giao lại ngôi đền và tiếp tục làm công việc đó.
Xưa kia, bệnh viện tâm thần không có, nên bệnh nhân quanh vùng đều được đưa đến ngôi đền này chữa trị. Hàng ngàn năm qua, lúc nào ngôi đền cũng có rất đông bệnh nhân tâm thần và rất nhiều người khỏi bệnh.
Điều kỳ lạ nữa, cứ hết một đời ông tự, tất cả giấy tờ, hồ sơ lại đem đốt, không được lưu lại gì. Các phương pháp trị bệnh cũng chỉ được truyền miệng cho đời sau, chứ cũng không có sách vở, tài liệu nào cả.
Theo anh Nguyễn Văn Tự, sở dĩ anh tin chắc ngôi đền này có từ thời Bắc thuộc, là bởi vì, cách nay 20 năm, khi bố anh làm nhiệm vụ trông coi đền, chăm sóc bệnh nhân, thì có một đoàn người từ Trung Quốc sang thăm đền.
Nhóm người này bảo rằng, trong gia phả của gia đình họ có ghi chép về ngôi đền Thó và trên tấm bản đồ cổ đó ghi thuộc tỉnh Hải Dương (thời Bắc thuộc, địa bàn này thuộc Hải Dương). Họ cũng khẳng định, ngôi đền này vốn của họ Trần và linh khí từ ngôi đền trị được bệnh tâm thần.
Hồi đó, nhóm người này cũng đưa một người tâm thần sang gửi ở đền. Khoảng một tháng, thì người này khỏi và về nước.
Theo lời các cụ truyền lại, thì tổ tiên anh Tự mang họ Trần Ngọc, nhưng đổi sang họ Nguyễn Ngọc từ 200 năm trước.
Dò hỏi những người dân quanh xóm, thì họ đều khẳng định ngôi đền Thó có khả năng “bắt ma”. Người dân đồn rằng, ai bị ma nhập, vong hành, chỉ cần đến ngôi đền này là khỏi. Tuy nhiên, anh Tự gạt chuyện đó đi. Anh Tự rất ghét nhắc đến chuyện ma quỷ, bởi anh không tin có ma quỷ trên đời. Tâm thần là bệnh từ não, chứ chẳng phải do ma hành, quỷ ám gì cả.
Anh Nguyễn Văn Tự sinh ra và lớn lên ở ngôi nhà trong khuôn viên ngôi đền Thó. Bố đẻ anh là truyền nhân, có nhiệm vụ trông coi đền, gánh vác công việc tổ tiên để lại.
Năm 20 tuổi, chán ghét cảnh xung quanh lúc nào cũng có mấy chục người hâm hâm dở dở, anh Tự bỏ nhà bôn ba khắp nơi kiếm sống. Vợ chồng anh làm ăn, buôn bán cũng kiếm được, nên mua nhà, lập nghiệp ở Hà Nội.
Cuộc sống đang ổn định, thì bố đẻ anh đột tử. Xét theo dòng họ, thì nhiệm vụ trông coi ngôi đền, săn sóc bệnh nhân tâm thần anh phải gánh vác, không đẩy cho ai được. Thế là, anh Tự phải quay về đền Thó làm việc thay cha.
Công việc ngập đầu với 30 bệnh nhân tâm thần vây quanh khiến vợ chồng anh vô cùng vất vả. Người vợ suốt ngày càu nhàu, bảo anh bị thần kinh, không chăm lo cho gia đình lại lo cho toàn người tâm thần, nên quày quả bỏ đi, không về nữa.
Từ đấy, việc trông nom đền Thó, chăm sóc cho mấy chục bệnh nhân tâm thần một tay anh cáng đáng. Anh Tự như vị lãnh đạo, chỉ huy mấy chục con người ngơ ngẩn sống và sinh hoạt trong một tập thể kỳ lạ.
Còn tiếp...
Phong Nguyệt
Theo anh Tự, từ rất xa xưa, theo quy định của các cụ, ngôi đền này không tiếp khách vãng lai. Đây chỉ là ngôi đền của gia đình, và điều đặc biệt là thờ cả Phật lẫn Thánh.
Ngôi đền chỉ mở vào thời điểm nhất định và người vào đền là những bệnh nhân tâm thần. Đó là lúc, các bệnh nhân tĩnh tâm ngồi nghe anh Tự đọc kinh. Vậy lẽ đó, phải thuyết phục lắm, anh Tự mới mở cửa đền cho tôi vào.
Đền Thó rộng rãi, nhưng khá xập xệ. Cột gỗ nghiêng ngả, rui mè đã mục, nhiều chỗ võng xuống. Anh Tự chỉ mấy chỗ cháy đen và bảo rằng, hồi đó người tâm thần tụ tập đông, thực dân Pháp tưởng Việt Minh, nên phóng hỏa đốt.
Điều kỳ dị, dù đổ đắp cả đống rơm rồi phóng hỏa, nhưng suốt 1 tuần ngôi đền vẫn không cháy. Đám lính Pháp sợ hãi, bỏ chạy hết. Về sau, những tên lính tham gia đốt đền đều đột tử chết cả.
Điều khá đặc biệt nữa, là ngôi đền này có hậu cung sâu hun hút. Ngoài anh Tự, thì không ai được vào hậu cung của đền.
Theo lời các cụ truyền lại, ngôi đền này được xây dựng từ thời Bắc thuộc, cách nay hơn 1.000 năm. Theo đó, một vị thần đã xuống hạ giới, đầu thai vào một người nhà Trần để làm việc kỳ lạ, đó là chữa bệnh cho những người tâm thần. Vị thần này về trời, con cháu được giao lại ngôi đền và tiếp tục làm công việc đó.
Đền Thó |
Điều kỳ lạ nữa, cứ hết một đời ông tự, tất cả giấy tờ, hồ sơ lại đem đốt, không được lưu lại gì. Các phương pháp trị bệnh cũng chỉ được truyền miệng cho đời sau, chứ cũng không có sách vở, tài liệu nào cả.
Theo anh Nguyễn Văn Tự, sở dĩ anh tin chắc ngôi đền này có từ thời Bắc thuộc, là bởi vì, cách nay 20 năm, khi bố anh làm nhiệm vụ trông coi đền, chăm sóc bệnh nhân, thì có một đoàn người từ Trung Quốc sang thăm đền.
Bệnh nhân làm việc ở cánh đồng |
Hồi đó, nhóm người này cũng đưa một người tâm thần sang gửi ở đền. Khoảng một tháng, thì người này khỏi và về nước.
Theo lời các cụ truyền lại, thì tổ tiên anh Tự mang họ Trần Ngọc, nhưng đổi sang họ Nguyễn Ngọc từ 200 năm trước.
Bệnh nhân chăm sóc nhau |
Anh Nguyễn Văn Tự sinh ra và lớn lên ở ngôi nhà trong khuôn viên ngôi đền Thó. Bố đẻ anh là truyền nhân, có nhiệm vụ trông coi đền, gánh vác công việc tổ tiên để lại.
Năm 20 tuổi, chán ghét cảnh xung quanh lúc nào cũng có mấy chục người hâm hâm dở dở, anh Tự bỏ nhà bôn ba khắp nơi kiếm sống. Vợ chồng anh làm ăn, buôn bán cũng kiếm được, nên mua nhà, lập nghiệp ở Hà Nội.
Anh Nguyễn Văn Tự |
Công việc ngập đầu với 30 bệnh nhân tâm thần vây quanh khiến vợ chồng anh vô cùng vất vả. Người vợ suốt ngày càu nhàu, bảo anh bị thần kinh, không chăm lo cho gia đình lại lo cho toàn người tâm thần, nên quày quả bỏ đi, không về nữa.
Từ đấy, việc trông nom đền Thó, chăm sóc cho mấy chục bệnh nhân tâm thần một tay anh cáng đáng. Anh Tự như vị lãnh đạo, chỉ huy mấy chục con người ngơ ngẩn sống và sinh hoạt trong một tập thể kỳ lạ.
Còn tiếp...
Phong Nguyệt
Bình luận