1. Ngôi chùa nào ở nước ta lọt top chùa đẹp nhất thế giới?
- A
Chùa Bái Đính
- B
Chùa Đồng Yên Tử
- C
Chùa Linh Ứng
- D
Chùa Trấn Quốc
Theo Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, chùa Trấn Quốc được xướng tên trong danh sách những ngôi chùa có kiến trúc Phật giáo đẹp nhất thế giới do trang du lịch nổi tiếng National Geographic (Mỹ) bình chọn.
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa có tuổi đời lâu nhất nhì Thủ đô khi tồn tại hơn 1.500 năm cho tới nay.
Chùa nằm trên hòn đảo phía đông Hồ Tây, gây ấn tượng bởi lối kiến trúc cổ kính độc đáo. Ban đầu, chùa có tên gọi Khai Quốc, sau đó, đổi thành Trấn Quốc với ý nghĩa đem lại cuộc sống bình yên cho người dân. Trên nhiều bài báo, tạp chí du lịch thế giới từng ca ngợi chùa Trấn Quốc là công trình Phật giáo đẹp, nhìn từ xa như đóa sen đang nở.
2. Chùa Trấn Quốc được xây dựng từ triều đại phong kiến nào?
- A
Nhà Lê
- B
Nhà Lý
Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, chùa Trấn Quốc được xây dựng vào đời vua Lý Nam Đế (năm 541 - 547) tại thôn An Hoa, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên (tức là tên cũ làng Yên Phụ), gần bờ sông Hồng với tên gọi “Khai Quốc” (nghĩa là Mở nước). Đến đời vua Lê Thái Tông (năm 1440 - 1442), chùa được đổi tên thành An Quốc.
Đến năm 1615, đời Lê Kính Tông, bãi sông bị lở sát vào chùa, nhân dân phường An Hoa (sau này là Yên Phụ) mới dời chùa vào đảo Kim Ngưu (Cá Vàng) ở Hồ Tây, tức là địa điểm hiện nay.
Năm 1624, sau khi đắp con đê “cố ngự” (tức là “giữ chắc”) sau gọi chệch ra là Cổ Ngư, dân làng An Hoa đã xây dựng thêm thượng điện, nhà thiêu hương, khơi hào xung quanh, mở đường đi lại… Từ lúc này chùa mới có tên là chùa Trấn Quốc - đó là năm Vĩnh Tộ 10 (1628) đời vua Lê Thần Tông.
Ngôi chùa là di sản văn hóa của dân tộc, nơi danh lam thắng cảnh của kinh thành xưa kia và Thủ đô ngày nay. Ngôi chùa là nơi quần tụ các công trình của nhiều nhà văn, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa của đất nước. - C
Nhà Trần
- D
Nhà Nguyễn
3. Chùa Trấn Quốc được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào năm?
- A
1989
Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, chùa Trấn Quốc được công nhận di tích lịch sử - văn hóa ngày 28/4/1962, di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào năm 1989.
Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc đó, chùa Trấn Quốc ngày nay không chỉ nổi tiếng là chốn cửa phật linh thiêng, thu hút nhiều tín đồ phật tử đến hành lễ mà còn thu hút khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước khi đến du lịch Hà Nội. - B
1990
- C
1991
- D
1992
4. Ngôi chùa nào dưới đây lọt top các chùa đặc sắc nhất thế giới?
- A
Chùa Linh Phước
- B
Chùa Linh Ứng
- C
Chùa Bái Đính
- D
Chùa Bửu Long
Nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 20km về hướng Đông Bắc, chùa Bửu Long (còn có tên gọi khác là Thiền viện Tổ đình Bửu Long) tọa lạc trên đường Nguyễn Xiển (TP Thủ Đức). Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc Thái Lan nổi bật nhất TP.HCM với lịch sử hình thành hơn 80 năm.
Năm 2019, chùa Bửu Long được trang du lịch nổi tiếng thế giới National Geographic (Mỹ) bình chọn bình chọn là một trong 10 ngôi chùa có kiến trúc phật giáo đặc sắc nhất thế giới.
Điểm nhấn của ngôi chùa là bảo tháp Gotama Cetiya với chiều cao 56 m, rộng 2.000m 2 và có sức chứa lên đến 2.000 người. Bảo tháp Gotama Cetiya từng được mệnh danh là ngọn bảo tháp lớn nhất Việt Nam.
5. Chùa Bửu Long được xây dựng năm nào?
- A
1939
- B
1940
- C
1941
- D
1942
Chùa Bửu Long trước đây vốn là tịnh thất nhỏ được xây dựng vào năm 1942, đến năm 1958 chính thức được dâng cúng cho các vị chư tăng. Sau nhiều lần mở rộng quy mô, trùng tu và tôn tạo, đến năm 2007 chùa Bửu Long cơ bản hoàn thiện.
Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến chùa Bửu Long là lối kiến trúc lộng lẫy giao thoa giữa phong cách triều Nguyễn và Phật giáo Nam tông ở Đông Nam Á. Từng công trình tại đây đều được xây dựng kỳ công, chạm trổ cầu kỳ với tông trắng chủ đạo và điểm nhấn sắc vàng uy nghi, nghiêm trang.
Cũng bởi kiến trúc mang dáng dấp xứ Chùa Vàng, nên chùa Bửu Long được người dân gọi với cái tên khác là chùa Thái Lan.
Bình luận