Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Ngoại trưởng John Kerry cuối tuần này.
Phó Thủ tướng cho hay chuyến thăm từng được Ngoại trưởng John Kerry đặt vấn đề sớm vào đầu năm nay, song có những vấn đề đối ngoại nước Mỹ phải xử lý nên chưa thể tiến hành như mong muốn.
Ông Phạm Bình Minh tin tưởng ông Kerry - một trong những thượng nghị sĩ (TNS) từng thúc đẩy nỗ lực bình thường hóa quan hệ hai nước - sẽ tiếp tục những đường hướng chính sách thúc đẩy quan hệ khi đảm nhiệm vị trí trong chính quyền Mỹ hiện nay.
Bước tiến dài
- Thưa Phó Thủ tướng, theo ông, đâu là những những điểm nổi bật nhất của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 2013?
2013 là dấu mốc rất quan trọng với việc hai bên xác lập quan hệ đối tác toàn diện. Đây là kết quả của một chặng đường rất dài nếu nhìn vào lịch sử quan hệ song phương, từ cựu thù đến bình thường hóa quan hệ rồi trải qua gần 20 năm xây dựng quan hệ.
Có thể nói, khuôn khổ đối tác toàn diện thể hiện chính xác thực tiễn của quan hệ hai nước đang phát triển mạnh mẽ trên mọi mặt, từ chính trị đến kinh tế - thương mại và khoa học - công nghệ.
Quan hệ chính trị giữa hai nước đang được xây dựng theo hướng ngày càng tích cực. Từ năm 2000 - 2012, các chuyến thăm cấp cao của hai bên diễn ra thường xuyên.
Hai Tổng thống Hoa Kỳ đã thăm Việt Nam. Việt Nam cũng có 2 chuyến thăm của Chủ tịch nước, 3 chuyến thăm của Thủ tướng sang Hoa Kỳ.
Các chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ chính trị, nhưng bên cạnh đó có thể nói giữa hai nước đã định hình từng bước các nguyên tắc trong quan hệ.
Tuyên bố chung trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước năm 2013 có dấu ấn rất quan trọng, ngoài việc xác lập quan hệ đối tác toàn diện còn nêu các nguyên tắc trong quan hệ hai nước, mà một trong những nguyên tắc then chốt nhất là tôn trọng thể chế chính trị. Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam và không có can thiệp nội bộ.
Quan hệ kinh tế thương mại cũng là một điểm nhấn. Năm 1995 - khi chính thức bình thường hóa quan hệ song phương - quan hệ thương mại mới đạt khoảng vài chục đến trăm triệu đô la. Đến 2012 - 2013, kim ngạch đã lên đến 24 tỷ USD, gấp hơn 200 lần. Mà tiềm năng vẫn còn rất to lớn.
Tiềm lực khoa học công nghệ của Hoa Kỳ cũng là địa hạt có tiềm năng hợp tác rất lớn giữa hai nước trong bối cảnh Việt Nam đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Một điểm nữa cũng rất đáng chú ý là trong năm nay, cùng với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt - Pháp, xác lập quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ cũng là hoàn chỉnh xác lập quan hệ của Việt Nam với tất cả các nước quan trọng trên thế giới.
- Ngoại trưởng John Kerry hay Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel là những gương mặt mới trong chính quyền Hoa Kỳ, nhưng rất quen thuộc với người Việt Nam từ lâu, là những cựu binh tham chiến sau đó nỗ lực thúc đẩy bình thường hóa quan hệ hai nước. Phải chăng đó cũng là nhân tố góp phần thúc đẩy quan hệ những năm qua có những bước tiến triển mới?
Nhìn lại quan hệ hai nước ngay cả từ trước khi bình thường hóa, có thể thấy ở Hoa Kỳ có rất nhiều giới, nhiều người luôn nỗ lực thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.
Trong Quốc hội, có những nghị sĩ đã góp phần quan trọng vào tiến trình bình thường hóa quan hệ cũng như những bước phát triển sau này như TNS John McCain, John Kerry, Chuck Hagel...
Đương nhiên đối với những người đã có những gắn bó vào quá trình thúc đẩy bình thường hóa quan hệ, họ lại tiếp tục những đường hướng chính sách như vậy khi đảm nhận chức vụ trong chính quyền hiện nay. Đó là điều thuận lợi cho quan hệ hai nước.
Ngài Ngoại trưởng trước đây khi là TNS cũng đã đến thăm Việt Nam nhiều lần. Khi trở thành Ngoại trưởng, ông từng đặt vấn đề sẽ sớm thăm Việt Nam vào đầu năm nay nhưng có những vấn đề phải xử lý nên chưa tiến hành chuyến thăm được ngay.
Nhân quyền, dân chủ: Khác biệt là đương nhiên
- Trong cuộc gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân chuyến thăm Hoa Kỳ hồi giữa năm, Ngoại trưởng John Kerry đề cập rằng Việt Nam và Hoa Kỳ từ 2 nước cựu thù đã có những “bước tiến phi thường”. Ý kiến của Phó Thủ tướng? Từ những nhân vật trong chính quyền gần gũi với Việt Nam như ngài Ngoại trưởng, ông nghĩ như thế nào về niềm tin xác lập giữa 2 nước trong thời gian tới?
Để có thể phát triển quan hệ hiệu quả về kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, phải xuất phát từ xây dựng nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp.
Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng còn khác biệt liên quan đến cách tiếp cận về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Thực ra, sự khác biệt là điều đương nhiên của bất cứ mối quan hệ nào.
Nhưng Chủ tịch nước đã nêu cũng rất thẳng thắn rằng mọi khác biệt phải thông qua đối thoại, trao đổi để tăng cường hiểu biết nhau. Đây là quan điểm nhất quán của Việt Nam và hai bên cũng đang đi theo hướng như vậy.
Tham gia TPP không vì ý của nước nào
- Liên quan đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vừa qua các chuyên gia cũng như các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nhấn mạnh rất nhiều là Việt Nam có lợi thế nhất khi gia nhập TPP. Tuy nhiên phía chuyên gia Việt Nam cho rằng thực ra Việt Nam có ưu thế nhiều nhất hay không phải tính toán nhiều các khía cạnh khác nhau. Trong khi lại có bình luận rằng Hoa Kỳ đang cần Việt Nam trong “sân chơi” về kinh tế ở khu vực này. Ý kiến của Phó Thủ tướng?
Về nguyên tắc, một văn kiện hay thỏa thuận đa phương phải đáp ứng được lợi ích của các bên. Nước nào thấy có lợi ích của mình thì mới tham gia, thấy không có lợi ích thì dù có bắt ép cũng không tham gia. Bên cạnh đó cũng có những nhân nhượng nhất định, vấn đề là ta cân nhắc thiệt hơn thế nào.
Như Việt Nam có lợi thế xuất khẩu hàng nông sản, xuất khẩu thủy sản thì trong TPP có điều khoản để tạo ra những thị trường rộng lớn cho địa hạt này.
Chúng ta cần thị trường để phục vụ cho phát triển đất nước thì tham gia. Chúng ta cân đong đo đếm rằng có lợi ích cho đất nước, chứ không có nước nào bắt buộc tham gia.
- Cam kết chính trị của 2 nước về tiến độ đàm phán TPP cuối năm nay có suôn sẻ không, thưa Phó Thủ tướng?
Đàm phán TPP là đàm phán chung của 12 nước, không phải chỉ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ý chí chính trị thì các nước đều mong muốn kết thúc đàm phán TPP vào cuối năm nay. Nhưng cho đến nay có thể nói khả năng đó khó thực hiện, chưa kể nội bộ từng nước cũng có những vấn đề riêng. Điều đáng khích lệ là các nước đều quyết tâm.
Hiện nay không chỉ TPP mà Việt Nam cũng đang tham gia đàm phán 6 hiệp định thương mại tự do với các đối tác khác. Tất nhiên, trong từng khuôn khổ thỏa thuận về thương mại có những mức độ khác nhau, kỹ thuật đàm phán khác nhau. Nhưng TPP là hiệp định có mức độ cao nhất, toàn diện nhất và cũng là khó khăn nhất.
Theo VNN
Ông Phạm Bình Minh tin tưởng ông Kerry - một trong những thượng nghị sĩ (TNS) từng thúc đẩy nỗ lực bình thường hóa quan hệ hai nước - sẽ tiếp tục những đường hướng chính sách thúc đẩy quan hệ khi đảm nhiệm vị trí trong chính quyền Mỹ hiện nay.
Bước tiến dài
- Thưa Phó Thủ tướng, theo ông, đâu là những những điểm nổi bật nhất của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 2013?
2013 là dấu mốc rất quan trọng với việc hai bên xác lập quan hệ đối tác toàn diện. Đây là kết quả của một chặng đường rất dài nếu nhìn vào lịch sử quan hệ song phương, từ cựu thù đến bình thường hóa quan hệ rồi trải qua gần 20 năm xây dựng quan hệ.
Có thể nói, khuôn khổ đối tác toàn diện thể hiện chính xác thực tiễn của quan hệ hai nước đang phát triển mạnh mẽ trên mọi mặt, từ chính trị đến kinh tế - thương mại và khoa học - công nghệ.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng John Kerry bên lề hội nghị ASEAN ở Brunei hồi tháng 7. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ |
Hai Tổng thống Hoa Kỳ đã thăm Việt Nam. Việt Nam cũng có 2 chuyến thăm của Chủ tịch nước, 3 chuyến thăm của Thủ tướng sang Hoa Kỳ.
Các chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ chính trị, nhưng bên cạnh đó có thể nói giữa hai nước đã định hình từng bước các nguyên tắc trong quan hệ.
Tuyên bố chung trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước năm 2013 có dấu ấn rất quan trọng, ngoài việc xác lập quan hệ đối tác toàn diện còn nêu các nguyên tắc trong quan hệ hai nước, mà một trong những nguyên tắc then chốt nhất là tôn trọng thể chế chính trị. Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam và không có can thiệp nội bộ.
Quan hệ kinh tế thương mại cũng là một điểm nhấn. Năm 1995 - khi chính thức bình thường hóa quan hệ song phương - quan hệ thương mại mới đạt khoảng vài chục đến trăm triệu đô la. Đến 2012 - 2013, kim ngạch đã lên đến 24 tỷ USD, gấp hơn 200 lần. Mà tiềm năng vẫn còn rất to lớn.
Tiềm lực khoa học công nghệ của Hoa Kỳ cũng là địa hạt có tiềm năng hợp tác rất lớn giữa hai nước trong bối cảnh Việt Nam đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Một điểm nữa cũng rất đáng chú ý là trong năm nay, cùng với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt - Pháp, xác lập quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ cũng là hoàn chỉnh xác lập quan hệ của Việt Nam với tất cả các nước quan trọng trên thế giới.
'Việt Nam tham gia TPP không phải ý của nước này hay nước kia mà vì lợi ích của chính mình'. Ảnh: Minh Thăng |
Nhìn lại quan hệ hai nước ngay cả từ trước khi bình thường hóa, có thể thấy ở Hoa Kỳ có rất nhiều giới, nhiều người luôn nỗ lực thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.
Trong Quốc hội, có những nghị sĩ đã góp phần quan trọng vào tiến trình bình thường hóa quan hệ cũng như những bước phát triển sau này như TNS John McCain, John Kerry, Chuck Hagel...
Đương nhiên đối với những người đã có những gắn bó vào quá trình thúc đẩy bình thường hóa quan hệ, họ lại tiếp tục những đường hướng chính sách như vậy khi đảm nhận chức vụ trong chính quyền hiện nay. Đó là điều thuận lợi cho quan hệ hai nước.
Ngài Ngoại trưởng trước đây khi là TNS cũng đã đến thăm Việt Nam nhiều lần. Khi trở thành Ngoại trưởng, ông từng đặt vấn đề sẽ sớm thăm Việt Nam vào đầu năm nay nhưng có những vấn đề phải xử lý nên chưa tiến hành chuyến thăm được ngay.
Nhân quyền, dân chủ: Khác biệt là đương nhiên
- Trong cuộc gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân chuyến thăm Hoa Kỳ hồi giữa năm, Ngoại trưởng John Kerry đề cập rằng Việt Nam và Hoa Kỳ từ 2 nước cựu thù đã có những “bước tiến phi thường”. Ý kiến của Phó Thủ tướng? Từ những nhân vật trong chính quyền gần gũi với Việt Nam như ngài Ngoại trưởng, ông nghĩ như thế nào về niềm tin xác lập giữa 2 nước trong thời gian tới?
Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng còn khác biệt liên quan đến cách tiếp cận về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Thực ra, sự khác biệt là điều đương nhiên của bất cứ mối quan hệ nào.
Nhưng Chủ tịch nước đã nêu cũng rất thẳng thắn rằng mọi khác biệt phải thông qua đối thoại, trao đổi để tăng cường hiểu biết nhau. Đây là quan điểm nhất quán của Việt Nam và hai bên cũng đang đi theo hướng như vậy.
Tham gia TPP không vì ý của nước nào
- Liên quan đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vừa qua các chuyên gia cũng như các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nhấn mạnh rất nhiều là Việt Nam có lợi thế nhất khi gia nhập TPP. Tuy nhiên phía chuyên gia Việt Nam cho rằng thực ra Việt Nam có ưu thế nhiều nhất hay không phải tính toán nhiều các khía cạnh khác nhau. Trong khi lại có bình luận rằng Hoa Kỳ đang cần Việt Nam trong “sân chơi” về kinh tế ở khu vực này. Ý kiến của Phó Thủ tướng?
Về nguyên tắc, một văn kiện hay thỏa thuận đa phương phải đáp ứng được lợi ích của các bên. Nước nào thấy có lợi ích của mình thì mới tham gia, thấy không có lợi ích thì dù có bắt ép cũng không tham gia. Bên cạnh đó cũng có những nhân nhượng nhất định, vấn đề là ta cân nhắc thiệt hơn thế nào.
Như Việt Nam có lợi thế xuất khẩu hàng nông sản, xuất khẩu thủy sản thì trong TPP có điều khoản để tạo ra những thị trường rộng lớn cho địa hạt này.
Chúng ta cần thị trường để phục vụ cho phát triển đất nước thì tham gia. Chúng ta cân đong đo đếm rằng có lợi ích cho đất nước, chứ không có nước nào bắt buộc tham gia.
- Cam kết chính trị của 2 nước về tiến độ đàm phán TPP cuối năm nay có suôn sẻ không, thưa Phó Thủ tướng?
Đàm phán TPP là đàm phán chung của 12 nước, không phải chỉ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ý chí chính trị thì các nước đều mong muốn kết thúc đàm phán TPP vào cuối năm nay. Nhưng cho đến nay có thể nói khả năng đó khó thực hiện, chưa kể nội bộ từng nước cũng có những vấn đề riêng. Điều đáng khích lệ là các nước đều quyết tâm.
Hiện nay không chỉ TPP mà Việt Nam cũng đang tham gia đàm phán 6 hiệp định thương mại tự do với các đối tác khác. Tất nhiên, trong từng khuôn khổ thỏa thuận về thương mại có những mức độ khác nhau, kỹ thuật đàm phán khác nhau. Nhưng TPP là hiệp định có mức độ cao nhất, toàn diện nhất và cũng là khó khăn nhất.
Theo VNN
Bình luận