(VTC News) - Người góa phụ nghèo thân mang trọng bệnh, ngày ngày vẫn phải đi nhặt ve chai về nuôi những đứa con tâm thần giam lỏng trong song sắt.
Ba đứa con lần lượt mắc bệnh tâm thần
Người dân tổ 4 (phường Văn Đẩu, Kiến An, Hải Phòng) không ai không biết đến cảnh đời bất hạnh và nghiệt ngã của bà Nguyễn Thị Thuân (61 tuổi). Người góa phụ nghèo này ngày ngày phải thức khuya, dậy sớm đi lượm ve chai về nuôi 3 người con mắc bệnh tâm thần, được ‘giam lỏng’ trong ‘chuồng cọp’ suốt nhiều năm qua.
Chúng tôi gặp bà trong buổi chiều muộn, sau một ngày đi lượm ve chai khắp ‘hang cùng ngõ hẻm’ để gom góp từng đồng bạc lẻ về nuôi con bệnh tật.
Sau một ngày đi lượm ve chai, bà Thuân lại về tắm, dọn 'phòng' cho con trai tâm thần - Ảnh MK |
Sau khi dọn rửa căn phòng đặc biệt và tắm cho người con cả xong, bà mệt nhoài ngồi thở dốc từng hơi rồi kể với chúng tôi về cuộc sống khốn cùng và đầy bất hạnh của mình.
Chồng bà Thuân, ông Vũ Đức Ấm (SN 1948), sau khi tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1967 rồi đi thanh niên xung phong, hoàn thành nghĩa vụ trở về đã lên duyên chồng vợ với bà. Tưởng chừng gia đình nhỏ sẽ rộn rã tiếng cười khi những đứa trẻ lần lượt chào đời nhưng rồi tai họa cứ dần dần ập đến.
Người con thứ hai là Vũ Đức Dũng (SN 1985), mới lọt lòng mẹ đã bị bệnh thiểu năng trí tuệ bẩm sinh, đến tuổi đi học, 3 năm liền vẫn chưa thể học xong lớp 1 nên đành để con ở nhà nuôi dạy.
Anh Vũ Đức Dũng đã bao năm phải sống trong cảnh giam lỏng sau song sắt, trên người không bao giờ mặc đồ, bất kể mùa đông hay mùa hè - Ảnh MK |
Bà Thuân kể: “Suốt ngày nó cứ lẩm bẩm ‘như ma xó’, trong nhà có đồ đạc gì đều bị Dũng đập phá cho tan tành. Thậm chí, ngay cả vợ chồng tôi cũng nhiều lần bị đánh đập, nhưng vì biết con bệnh tật nên chúng tôi phải cắn răng chịu đựng, làm lụng kiếm tiền để nuôi con cho qua ngày đoạn tháng chứ biết làm sao”.
Tai họa một lần nữa lại ập xuống gia đình bà Thuân, khi người em là Vũ Đức Hải (SN 1990) cũng mắc bệnh giống như người anh tên Dũng.
"Gia đình cho đi học nhưng chẳng học được chữ nào, cuối cùng phải để ở nhà” - Bà Thuân cho biết.
"Gia đình cho đi học nhưng chẳng học được chữ nào, cuối cùng phải để ở nhà” - Bà Thuân cho biết.
Đến khi Hải được 6 tuổi thì không may bị chó mang bệnh dại nhà hàng xóm cắn, phải điều trị, kể từ đó, cơ thể Hải không được phát triển bình thường. Ngày qua ngày, Hải cứ thơ thẩn quanh nhà, có lúc thì lang thang khắp làng trên xóm dưới; có hôm nhớ nhà thì Hải về ăn cơm, còn không bạ đâu ăn đó.
Anh Vũ Đức Cường cũng luôn trong tình trạng 'khỏa thân', ngờ nghệch dõi theo khi thấy có người lạ đến - Ảnh MK |
Hai người con đã vậy, ông bà chỉ còn niềm hy vọng duy nhất vào người con cả là Vũ Đức Cường (SN 1983), sinh ra khỏe mạnh, cơ thể phát triển bình thường nên ông bà chắt chiu nuôi nấng và cho học hành tử tế.
Đến năm 20 tuổi thì Cường đột nhiên phát bệnh như một kẻ điên loạn. Cường “trút bỏ xiêm y” rồi cứ thế đi lang thang dọc đường, gặp ai là gây sự và đánh người đó.
Đến năm 20 tuổi thì Cường đột nhiên phát bệnh như một kẻ điên loạn. Cường “trút bỏ xiêm y” rồi cứ thế đi lang thang dọc đường, gặp ai là gây sự và đánh người đó.
Vợ chồng bà Thuân đưa con trai đi chạy chữa khắp nơi nhưng không thuyên giảm, càng chữa càng nặng thêm. Do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên ông bà phải xin bệnh viện cho Cường về điều trị ngoại trú.
Ngày qua ngày, anh Cưỡng sống trong 4 bức tường, nền nhà kiêm giường ngủ, dù mùa đông giá lạnh thì anh vẫn 'trần như nhộng' nằm ngủ - Ảnh MK |
Tuy nhiên, khi về nhà, bao nhiêu đồ dùng trong nhà Cường cứ đập phá 'tan như xác pháo'. Thậm chí, Cường đánh đập mẹ khiến bà Thuân nhiều lúc phải ra ngủ ngoài bờ chuối gần nhà. Cực chẳng đã, ông bà đành dùng xích sắt giữ chân Cường trong nhà, từ việc ăn uống, vệ sinh, ngủ đều cố định ở một chỗ.
Ở mãi vậy cũng không xong, bà Thuân phải vay lãi ngoài với lãi suất cao để mua vật liệu về xây cho hai anh em Cường, Dũng, mỗi người một “ngôi nhà” riêng chỉ 6 mét vuông, với cửa sổ, cửa chính đều là khung sắt, nền nhà kiêm giường ngủ.
Bà Thuân đứng ngoài dùng vòi phun nước tắm cho anh Cường ngay trong 'phòng giam lỏng' - Ảnh MK |
Mặc cho mùa đông giá rét hay mùa hè nóng lực, anh Cường lúc nào cũng ‘trần như nhộng’, không bao giờ Cường chịu mặc đồ.
“Xót xa lắm nhưng chẳng thể làm khác được” - bà Thuân ngậm ngùi.
“Xót xa lắm nhưng chẳng thể làm khác được” - bà Thuân ngậm ngùi.
Cuộc sống của bà Thuân thêm cùng cực khi chồng bà bị nhiễm chất độc da cam, dẫn đến sau này mắc bệnh tâm thần và ung thư máu rồi qua đời vào đúng Tết Nguyên đán năm 2013.
'Cá chuối đắm đuối vì con'
Khoảng 10 năm trước, trong một lần khám bệnh, bà Thuân phát hiện mình bị sỏi mật nhưng kẹt nỗi gia cảnh quá khó khăn, cộng với sự hạn chế hiểu biết về bệnh tình nên bà Thuân không phẫu thuật ngay.
Cách đây 2 năm, được sự giúp đỡ của họ hàng, bà con chòm xóm, bà Thuân mới có điều kiện đi phẫu thuật mổ túi mật nhưng sức khoẻ người goá phụ đang ngày một sa sút.
Cách đây 2 năm, được sự giúp đỡ của họ hàng, bà con chòm xóm, bà Thuân mới có điều kiện đi phẫu thuật mổ túi mật nhưng sức khoẻ người goá phụ đang ngày một sa sút.
Bà Thuân thân mang bệnh tật nhưng vẫn dốc hết chút sức lực tuổi già để nuôi những đứa con tâm thần tội nghiệp - Ảnh MK |
Gia cảnh quá khốn cùng, bà Thuân phải gắng gượng đi khắp nơi để lượm che chai về bán kiếm tiền nuôi con, nuôi thân.2 trong 3 người con của bà được hưởng trợ cấp theo chế độ với mức 630.000/tháng. Với số tiền hỗ trợ này, bà Thuân phải chắt chiu, cân đối để lo cho 3 đứa con tâm thần.
Cứ 2 tuần bà Thuân lại bắt xe buýt lên Hải Dương cắt thuốc nam về cho các con uống. Người phụ nữ bất hạnh chia sẻ: “Uống thuốc lá còn đỡ, chứ cứ uống thuốc Tây là chúng lại bốc hoả, kêu gào, đập phá ầm ầm suốt ngày đêm”.
Trong ba anh em thì Hải đỡ bệnh hơn. Thời gần đây, Hải phụ giúp bán hàng thuê, rồi làm đầm nuôi trồng thủy sản, nhưng chỉ hết 3 tháng hè là Hải lại về, bởi khi đổ bệnh, Hải lại không kiểm soát được bản thân, đập phá đồ đạc của người ta.
Giờ đây, khi mỗi tuổi một già, thân mang bệnh tật, bà Thuân vẫn gắng gượng dốc hết phần sức lực cuối cùng để nuôi con và hy vọng một ngày nào đó có 'phép màu' chữa khỏi bệnh cho các 3 người con trai.
Minh Khang
Bình luận