(VTC News) - Bà nghĩ ra cách điều trị khủng khiếp: Nung đỏ dao, kê những ngón tay lở loét lên viên gạch rồi nghiến răng chặt.
Kỳ 2: Nung dao chặt tay mình
Để tạo lập cuộc sống, bà Trần Thị Hằng (xã Hoàng Diệu, TP. Thái Bình) đắp đất tôn cao bờ ao, rồi mua cá giống về thả. Bà dầm mình hết ngày này qua ngày khác móc bùn đắp thành rệ xung quanh ao để trồng khoai nước, thả rau muống.
Bà đóng một cái cũi bằng tre, nhốt Tú Anh để an tâm làm việc. Tú Anh còi cọc, đói ăn xong rất hiếm khi khóc lóc, cứ hết ngồi chơi trong cũi rồi lại lăn ra ngủ.
Đôi bàn tay người đàn bà bao nhiêu năm chọc xuống bùn, đôi bàn chân ngày ngày ngập trong buốt giá đã không chịu nổi nên viêm nhiễm, lở loét. Tiền mua thuốc không có, mà những ngón tay mỗi ngày lại lở loét, sưng vù đau đớn khiến bà chẳng làm được việc gì.
Bà tự nghĩ ra cách điều trị khủng khiếp mà kể ra đây chắc chẳng ai có thể tưởng tượng nổi: Nung đỏ dao, kê những ngón tay lở loét lên viên gạch rồi nghiến răng chặt.
Khi ngón tay lở loét đã đứt lìa, bà lấy vôi đắp vào. Vết thương vừa ngậm miệng, bà lại nhào xuống ao. Cứ đến mùa đông là những cơn co giật lại ập đến, những ngón tay lại lở loét, đau đớn, và bà lại xử sự với nó bằng cách nung đỏ dao chặt đi.
Lần lượt 10 ngón tay đã mất bằng kiểu hành xác khủng khiếp đó. Bàn tay trái cầm dao chặt ngón tay phải, bàn tay phải cầm dao chặt ngón tay trái. Khi không còn ngón tay cầm dao nữa thì bà dùng dây buộc dao vào cổ tay thật chặt. Mỗi ngón tay rời khỏi bàn tay là một lần máu me đầm đìa và đau đớn ngất lịm.
Điều đau đớn hơn cả việc cầm dao tự chặt vào tay mình, đó là việc bà bị dân làng nghĩ mắc bệnh "hủi". Bản thân bà lúc đó cũng nghĩ mình bị "hủi". Người ta không dám đi qua cái bờ ao nhà bà nữa. Rau ria, cá mú bà bán cũng chẳng ai mua. Thậm chí một số kẻ còn đòi chôn sống cả hai mẹ con để tiêu diệt mầm bệnh.
Nghĩ đã hết đường sống nên bà viết một lá thư tuyệt mệnh cho mẹ già: "Con chết rồi, mẹ hãy gửi Tú Anh vào trại trẻ mồ côi".
Bà trẫm mình xuống dòng Trà Lý mênh mông. Ông lão thuyền chài nhào xuống dòng nước xiết mò bà lên. Ông lão bảo: "Sống thì khó, chết thì dễ. Chết vô nghĩa lắm...", rồi ông chèo thuyền bỏ đi. Ngẫm lời ông lão thuyền chài, rồi nghĩ đến con, bà chợt bừng tỉnh.
Bà lững thững lội qua cánh đồng trong đêm trăng vằng vặc sáng. Trong chiếc lều rách nát, dập dềnh trên mặt ao, người mẹ già đang ôm đứa cháu nhỏ khóc lóc thảm thiết. Nhưng vừa thấy bóng bà về, dân quân đã trói nghiến lại rồi khiêng đến trại phong Văn Môn ở huyện Vũ Thư, nằm ngoài bãi sông Hồng.
Tuy nhiên, qua xét nghiệm, bác sĩ khẳng định trong máu bà không có vi khuẩn Hansen. Bà bị lở loét là do sức yếu lại làm việc quá nặng nên bị nhiễm trùng, viêm cơ địa.
Tuy vậy, con mắt người làng nhìn bà như "con hủi" vẫn không hề thay đổi. Để tìm đất sống, cứ 3 giờ sáng bà lại trở dậy, cho Tú Anh vào một bên quang gánh, bên kia là mớ rau, nải chuối, rổ cà rồi quẩy sang tận Nam Định. Mẹ con bà sống bằng nghề buôn thúng bán mẹt.
Đêm đêm hai mẹ con nằm co quắp ở đầu đường xó chợ sống qua ngày. Mùa đông chui vào bao tải cho ấm. Kiếm được đồng nào bà đều cất đi, đến bữa thì vào các quán ăn xin cơm thừa. Thậm chí, bà lượm cả những củ xu hào thối ở đống rác, gọt lấy phần còn ăn được để dùng.
Vì mấy năm trời ăn đường, ngủ chợ mà sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Một buổi sáng thức dậy, bà thấy mình không cử động được nữa, miệng ú ớ chẳng nên lời.
Lúc ấy, Tú Anh đã lên 6 tuổi. Ngoài giờ đi học, Tú Anh lại mua lạc về rang rồi đêm xuống đem ra thị xã bán. Gần nửa đêm mới về nấu cháo đổ vào miệng cho mẹ.
Trận ốm liệt giường kéo dài hơn nghìn ngày của ba mùa đông. Cơ thể bà chỉ còn da bọc xương, chưa đầy 20kg. Thi thoảng đuối sức quá, nên lên cơn co giật đùng đùng. Biểu hiện đó là của người sắp chết.
Tú Anh cắp 2 con gà mái đẻ đi bán lấy tiền thuê xích lô chở mẹ đi viện. Bác sĩ nhìn thấy người đàn bà teo tóp, chân tay lèo khoèo, hai mắt nhắm nghiền, liên tục co giật nên bảo: "Đã sắp chết rồi còn mang đến bệnh viện ăn vạ".
Họ nghĩ chỉ lát nữa là bà chết nên đưa vào phòng cách ly rồi mang vôi bột đến rắc. Thế nhưng, đến nửa đêm mà bà vẫn chưa chết.
Ông giám đốc bệnh viện đến trực, cầm đèn soi vào mặt và nhận ra người quen. Ông yêu cầu bác sĩ, y ta cứu chữa, nhưng họ cứ đùn đẩy nhau vì sợ lây "hủi".
Vị bác sĩ già phải trực tiếp tiêm vào ống chân, truyền máu và đến 7 ngày sau bà mới hồi tỉnh.
Tuy nhiên, suốt 3 năm trời sau cơn thập tử nhất sinh, bà trở nên điên điên khùng khùng như một đứa trẻ. Đôi lúc tỉnh táo, bà tập co duỗi cánh tay, đôi chân, Tú Anh dìu mẹ tập đi.
Khi ấy, đôi bàn chân bà đã co rút, các ngón chân như không có xương, thụt hẳn vào trong một cục thị tròn lẳn. Ba năm trời nằm liệt giường, ba năm trời mất trí, bà sống nhờ bàn tay chăm sóc của Tú Anh.
Còn tiếp…
Phong Hải
Kỳ 2: Nung dao chặt tay mình
Để tạo lập cuộc sống, bà Trần Thị Hằng (xã Hoàng Diệu, TP. Thái Bình) đắp đất tôn cao bờ ao, rồi mua cá giống về thả. Bà dầm mình hết ngày này qua ngày khác móc bùn đắp thành rệ xung quanh ao để trồng khoai nước, thả rau muống.
Bà đóng một cái cũi bằng tre, nhốt Tú Anh để an tâm làm việc. Tú Anh còi cọc, đói ăn xong rất hiếm khi khóc lóc, cứ hết ngồi chơi trong cũi rồi lại lăn ra ngủ.
Đôi bàn tay người đàn bà bao nhiêu năm chọc xuống bùn, đôi bàn chân ngày ngày ngập trong buốt giá đã không chịu nổi nên viêm nhiễm, lở loét. Tiền mua thuốc không có, mà những ngón tay mỗi ngày lại lở loét, sưng vù đau đớn khiến bà chẳng làm được việc gì.
Bà Hằng nung đỏ dao rồi lần lượt chặt đứt các ngón tay của mình |
Bà tự nghĩ ra cách điều trị khủng khiếp mà kể ra đây chắc chẳng ai có thể tưởng tượng nổi: Nung đỏ dao, kê những ngón tay lở loét lên viên gạch rồi nghiến răng chặt.
Khi ngón tay lở loét đã đứt lìa, bà lấy vôi đắp vào. Vết thương vừa ngậm miệng, bà lại nhào xuống ao. Cứ đến mùa đông là những cơn co giật lại ập đến, những ngón tay lại lở loét, đau đớn, và bà lại xử sự với nó bằng cách nung đỏ dao chặt đi.
Lần lượt 10 ngón tay đã mất bằng kiểu hành xác khủng khiếp đó. Bàn tay trái cầm dao chặt ngón tay phải, bàn tay phải cầm dao chặt ngón tay trái. Khi không còn ngón tay cầm dao nữa thì bà dùng dây buộc dao vào cổ tay thật chặt. Mỗi ngón tay rời khỏi bàn tay là một lần máu me đầm đìa và đau đớn ngất lịm.
Điều đau đớn hơn cả việc cầm dao tự chặt vào tay mình, đó là việc bà bị dân làng nghĩ mắc bệnh "hủi". Bản thân bà lúc đó cũng nghĩ mình bị "hủi". Người ta không dám đi qua cái bờ ao nhà bà nữa. Rau ria, cá mú bà bán cũng chẳng ai mua. Thậm chí một số kẻ còn đòi chôn sống cả hai mẹ con để tiêu diệt mầm bệnh.
Nghĩ đã hết đường sống nên bà viết một lá thư tuyệt mệnh cho mẹ già: "Con chết rồi, mẹ hãy gửi Tú Anh vào trại trẻ mồ côi".
Bà trẫm mình xuống dòng Trà Lý mênh mông. Ông lão thuyền chài nhào xuống dòng nước xiết mò bà lên. Ông lão bảo: "Sống thì khó, chết thì dễ. Chết vô nghĩa lắm...", rồi ông chèo thuyền bỏ đi. Ngẫm lời ông lão thuyền chài, rồi nghĩ đến con, bà chợt bừng tỉnh.
Bà lững thững lội qua cánh đồng trong đêm trăng vằng vặc sáng. Trong chiếc lều rách nát, dập dềnh trên mặt ao, người mẹ già đang ôm đứa cháu nhỏ khóc lóc thảm thiết. Nhưng vừa thấy bóng bà về, dân quân đã trói nghiến lại rồi khiêng đến trại phong Văn Môn ở huyện Vũ Thư, nằm ngoài bãi sông Hồng.
Căn biệt thự của người đàn bà tật nguyền Trần Thị Hằng |
Tuy nhiên, qua xét nghiệm, bác sĩ khẳng định trong máu bà không có vi khuẩn Hansen. Bà bị lở loét là do sức yếu lại làm việc quá nặng nên bị nhiễm trùng, viêm cơ địa.
Tuy vậy, con mắt người làng nhìn bà như "con hủi" vẫn không hề thay đổi. Để tìm đất sống, cứ 3 giờ sáng bà lại trở dậy, cho Tú Anh vào một bên quang gánh, bên kia là mớ rau, nải chuối, rổ cà rồi quẩy sang tận Nam Định. Mẹ con bà sống bằng nghề buôn thúng bán mẹt.
Đêm đêm hai mẹ con nằm co quắp ở đầu đường xó chợ sống qua ngày. Mùa đông chui vào bao tải cho ấm. Kiếm được đồng nào bà đều cất đi, đến bữa thì vào các quán ăn xin cơm thừa. Thậm chí, bà lượm cả những củ xu hào thối ở đống rác, gọt lấy phần còn ăn được để dùng.
Vì mấy năm trời ăn đường, ngủ chợ mà sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Một buổi sáng thức dậy, bà thấy mình không cử động được nữa, miệng ú ớ chẳng nên lời.
Lúc ấy, Tú Anh đã lên 6 tuổi. Ngoài giờ đi học, Tú Anh lại mua lạc về rang rồi đêm xuống đem ra thị xã bán. Gần nửa đêm mới về nấu cháo đổ vào miệng cho mẹ.
Trận ốm liệt giường kéo dài hơn nghìn ngày của ba mùa đông. Cơ thể bà chỉ còn da bọc xương, chưa đầy 20kg. Thi thoảng đuối sức quá, nên lên cơn co giật đùng đùng. Biểu hiện đó là của người sắp chết.
Tú Anh cắp 2 con gà mái đẻ đi bán lấy tiền thuê xích lô chở mẹ đi viện. Bác sĩ nhìn thấy người đàn bà teo tóp, chân tay lèo khoèo, hai mắt nhắm nghiền, liên tục co giật nên bảo: "Đã sắp chết rồi còn mang đến bệnh viện ăn vạ".
Họ nghĩ chỉ lát nữa là bà chết nên đưa vào phòng cách ly rồi mang vôi bột đến rắc. Thế nhưng, đến nửa đêm mà bà vẫn chưa chết.
Ông giám đốc bệnh viện đến trực, cầm đèn soi vào mặt và nhận ra người quen. Ông yêu cầu bác sĩ, y ta cứu chữa, nhưng họ cứ đùn đẩy nhau vì sợ lây "hủi".
Vị bác sĩ già phải trực tiếp tiêm vào ống chân, truyền máu và đến 7 ngày sau bà mới hồi tỉnh.
Tuy nhiên, suốt 3 năm trời sau cơn thập tử nhất sinh, bà trở nên điên điên khùng khùng như một đứa trẻ. Đôi lúc tỉnh táo, bà tập co duỗi cánh tay, đôi chân, Tú Anh dìu mẹ tập đi.
Khi ấy, đôi bàn chân bà đã co rút, các ngón chân như không có xương, thụt hẳn vào trong một cục thị tròn lẳn. Ba năm trời nằm liệt giường, ba năm trời mất trí, bà sống nhờ bàn tay chăm sóc của Tú Anh.
Còn tiếp…
Phong Hải
Bình luận