Theo một nghiên cứu mới đây trên chuột, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, việc dùng Vitamin B3 trong quá trình mang thai có thể ngăn ngừa sảy thai và dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Nhà nghiên cứu của Viện Victor Chang, Sydney, Úc gọi đó là "một bước đột phá kép", vì họ tìm ra cả nguyên nhân, cũng như giải pháp phòng ngừa cho việc sảy thai và dị tật bẩm sinh.
Hiện nay, có 7.9 triệu trẻ sinh ra mỗi năm bị khuyết tật bẩm sinh trên toàn thế giới. Với phát hiện trên, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể giúp thay đổi điều này.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích mẫu DNA của 4 gia đình, với các bà mẹ đã từng bị sảy thai nhiều lần hoặc con của họ đã được sinh ra với nhiều dị tật bẩm sinh ở tim, thận, đốt sống và các vấn đề khác như vòm miệng.
Họ phát hiện ra rằng, các đột biến ở gen khiến trẻ thiếu đi một phân tử quan trọng gọi là Nicotinamide Adenine Dinucleotide (NAD), phân tử này cho phép tế bào tạo ra năng lượng và giúp các cơ quan phát triển một cách bình thường.
Tác giả của nghiên cứu trên, Giáo sư Sally Dunwoodie nhấn mạnh rằng: "Những dị biến được tìm trên chuột này có thể được khắc phục được nếu được cung cấp vitamin B3 trong thời kỳ mang thai.
Bạn có thể tăng mức độ NAD để giúp ngăn ngừa việc sẩy thai và dị tật bẩm sinh. Nó cũng giải quyết được một số vấn đề liên quan di truyền chỉ bằng một cách phòng chống đơn giản, đó là vitamin".
Để bổ sung tốt nhất, mỗi phụ nữ mang thai là nên sử dụng một loại thuốc bổ thai, trong đó có thể bao gồm 18 miligam vitamin B3.
Giáo sư Dunwoodie nói thêm: "Chúng ta không thể biết trong tất cả những phụ nữ mang thai ai đủ và không đủ vitamin, vì thế khoa học cần phải nghiên cứu, làm rõ vấn đề này để có thể bổ sung tốt nhất cho từng người".
Video: Lõm ngực bẩm sinh - Bệnh lạ ngày càng nhiều trẻ mắc
Cũng nói về nghiên cứu trên, Ts.Katie Morris, chuyên gia về thai nhi thuộc Đại học Birmingham, Aanh khuyến cáo: "Mặc dù nghiên cứu này rất thú vị, nhưng nó không thể trở thành khuyến cáo y khoa dành cho phụ nữ đang mang thai, dù những người này thực sự thiếu vitamin B3”.
Lý do Tiến sĩ Morris đưa ra đó là, liều dùng vitamin B3 trong nghiên cứu này cao gấp 10 lần liều dùng khuyến cáo hàng ngày cho phụ nữ. Không những thế, tác dụng phụ của việc sự dụng liều lượng cao này đã không được nói đến. Bên cạnh đó, các biến chứng khi mang thai thường xảy ra do sự tương tác phức tạp của một số yếu tố khác nhau chứ không hẳn là do thiếu B3.
Giáo sư Jean Golding, Đại học Bristol, Vương Quốc Anh cũng đồng tình khẳng định: "Đây không phải là một nghiên cứu vững chắc. Bởi nhưng cảnh báo từ phát hiện này còn chưa chắc chắn, chúng mới chỉ dựa trên di truyền của bốn gia đình và thí nghiệm trên chuột".
Bình luận