Bạn đi ngủ vào 10 giờ tối hôm trước và thức dậy lúc 6 giờ sáng ngày hôm sau. Bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, vật vã để lết ra khỏi giường và có một ngày thật tệ. Nếu từng trải qua chuyện này, bạn không phải là trường hợp duy nhất.
Một khảo sát gần đây thực hiện với 20.000 người ở Hà Lan cho thấy: Có đến 30% số lần tới bệnh viện khám bệnh của những người này xuất phát từ nguyên do họ lúc nào cũng mệt mỏi, 20% dân số Mỹ cho biết vấn đề này ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt bình thường trong cuộc sống của họ.
Ước tính hàng năm, nước Mỹ chịu mức tổn thất lên đến 100 tỷ USD do lao động kém hiệu quả. Khảo sát được thực hiện bởi bởi các chuyên gia đến từ Đại học Radboud, Hà Lan.
Mệt mỏi sau khi ngủ dậy là tình trạng thường gặp đối với bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này rất đa dạng, và nếu hiểu rõ được những nguyên nhân đó thì việc cải thiện chất lượng cuộc sống sẽ dễ dàng hơn.
Hiện nay, một lượng nhỏ các nghiên cứu đã và đang được thực hiện nhằm tìm ra căn nguyên, tuy chỉ mới trong giai đoạn khởi đầu nhưng các nhà khoa học lờ mờ tìm ra nhiều manh mối lý giải tình trạng này.
Một nguyên nhân mà có lẽ ai cũng có thể nghĩ đến chính là áp lực từ cuộc sống. Mỗi người trong chúng ta đều bị kẹt vào vòng xoáy cạnh tranh của công việc, gánh nặng gia đình, thậm chí kể cả những thông báo trên smartphone cũng đủ khiến chúng ta căng thẳng.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, suy nghĩ này có thể không đúng. Anna Katharina Schaffner, một nhà sử học tại Đại học Kent (Canterbury, Anh) cho rằng con người luôn luôn phàn nàn về việc họ cảm thấy bị kiệt sức bất kể là ở thời đại nào.
Nếu không phải do ảnh hưởng từ cuộc sống hiện đại, có một khả năng khác khiến cho chúng ta mệt mỏi: Thiếu ngủ.
Nhu cầu ngủ và mệt mỏi được các nhà khoa cho là hai khái niệm khác biệt nhưng có một mối quan hệ mật thiết cùng nhau.
Có một cách để kiểm tra xem sự mệt mỏi của bạn có phải là do thiếu ngủ hay không, đó là "Sleep latency test”. Cách này được dùng nhiều ở các phòng khám về giấc ngủ, thử nghiệm này nhằm kiểm tra xem bạn mất bao lâu mới có thể ngủ được khi được nằm ở một nơi yên tĩnh vào ban ngày.
Sau bài thử nghiệm, các bác sĩ có thể chẩn đoán bạn đang bị thiếu ngủ hay mắc một chứng rối loạn giấc ngủ nào đó. Nếu không rơi vào giấc ngủ sau khoảng 15 phút hoặc lâu hơn nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi sau đó thì mệt mỏi mới chính là vấn đề chứ không phải thiếu ngủ.
Nếu buồn ngủ và mệt mỏi không giống nhau, vậy thật ra mệt mỏi là gì?
Mary Harrington, nhà Thần kinh học tại Trường Cao đẳng Smith ở Northampton, Massachusetts - một trong một số ít các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm kiếm dấu hiệu sinh học của sự mệt mỏi cho biết: "Cho đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu điển hình nào được tìm thấy ở tất cả các trường hợp được khảo sát, nhưng các nhà khoa học tìm thấy một số “ứng viên” nhất định".
Harrington hiện đang phân tích một khả năng khiến bạn bị mệt mỏi vào ban ngày có liên quan đến đồng hồ sinh học, chiếc đồng hồ vô hình quy định các giai đoạn tỉnh táo trong suốt một ngày ở mỗi cá nhân.
Thông thường, đồng hồ sinh họcquy định sự tỉnh táo sẽ đạt mức cực đại vào đầu ngày, giảm xuống vào đầu giờ chiều và thay đổi để bạn cảm thấy buồn ngủ vào buổi tối. Thời gian mà bạn ngủ vào ban đêm ít khi nào ảnh hưởng đến chu kỳ này.
Theo Harrington, đồng hồ sinh học điều chỉnh để đưa ra các thay đổi dựa vào lượng ánh sáng đi vào võng mạc và điều này phụ thuộc vào mặt trời. Quá ít ánh sáng vào buổi sáng hay quá nhiều vào ban đêm có thể phá vỡ các tín hiệu của đồng hồ sinh học.
“Tôi nghĩ nhịp sinh học bị gián đoạn là vấn đề khá phổ biến trong xã hội ngày nay và càng ngày trở nên tệ hơn bởi lượng ánh sáng vào ban đêm ngày càng tăng lên”, Harrington nhận định.
Có một cách để thiết lập lại đồng hồ sinh học đó chính là tập thể dục. Mặc dù những người bị mệt mỏi do xảy ra vấn đề với đồng hồ sinh học sẽ rất ghét phải vận động mạnh như tập thể dục nhưng việc này có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ và đôi khi, chất lượng lại quan trọng hơn số lượng.
Giảm béo cũng là một cách có thể giúp giảm mệt mỏi. Khi cơ thể có nhiều mỡ, năng lượng sẽ được tiêu thụ nhiều hơn khi bạn di chuyển, đồng thời leptin - một hormone báo cho não biết cơ thể có đủ năng lượng dự trữ cũng tiết ra nhiều hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng leptin cao sẽ khiến nhận thức về sự mệt mỏi tăng lên, đồng nghĩa với việc nếu bạn bị béo phì, bạn lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.
Video: Phá bĩnh giấc ngủ của chó cưng lĩnh trái đắng
Thường xuyên mệt mỏi phải bổ sung chất này
Các nhà khoa học cũng tìm thấy những yếu tố mà có lẽ chúng ta cần bổ sung nếu thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi.
Sắt
Mặc dù cho đến hiện tại, người ta vẫn chưa hiểu được hết tầm quan trọng của việc thiếu hụt sắt trong cảm giác mệt mỏi, tuy nhiên, quá ít sắt dẫn đến mệt mỏi là điều đã được chứng minh.
Vitamin B
Vitamin B được các nhà khoa học cho rằng đóng một vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển hóa trong cơ thể và chức năng thần kinh, do đó, việc thiếu hụt Vitamin B cũng có thể khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi.
Flavonol
Flavonol có thể được tìm thấy trong sô-cô-la đen, rượu vang và trà từng được chứng minh có thể giúp tăng cường lưu lượng máu đến não. Do đó, tiêu thụ những thực phẩm có chứa Flavonol có thể thúc đẩy chức năng não bộ, kích thích sự tỉnh táo. Liên quan đến vấn đề này, tập thể dục thực sự mang đến hiệu quả niều hơn trong việc thúc đẩy tuần hoàn máu não.
Nước
Kết quả một số nghiên cứu từng cho thấy mất nước cũng có thể khiến chúng ta mệt mỏi, khó tập trung, đặc biệt là ở những phụ nữ trẻ tuổi.
Hormone
Có quan điểm cho rằng việc stress kéo dài khiến cho tuyến thương thận làm việc quá mức, khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và điều này liên quan đến một khái niệm gọi là suy thượng thận. Tuy nhiên, tình trạng này có phải là nguyên nhân chính đưa đến cảm giác mệt mỏi hay không vẫn còn là chủ đề đang tranh cãi.
Bình luận