• 13
  • Zalo

Bỏ biên chế giáo dục: Ai dám đảm bảo hiệu trưởng sẽ công tâm, làm việc trách nhiệm?

Giáo dụcThứ Tư, 31/05/2017 11:46:00 +07:00Google News

Theo TS Vũ Thu Hương, nếu bỏ biên chế, hiệu trưởng là người có quyền tuyển dụng và quyết định số phận của giáo viên, ai dám đảm bảo hiệu trưởng sẽ công tâm, làm việc trách nhiệm?

Thông tin Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri tại Bình Định sẽ thí điểm bỏ biên chế trong ngành giáo dục được xã hội quan tâm. Giáo viên trong cả nước đón nhận thông tin với nhiều tâm trạng từ bất an đến thất vọng.

Chia sẻ với PV, TS Vũ Thu Hương - khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội - kể một đồng nghiệp của bà đang công tác tại trường phổ thông ở Hà Nội vừa bị hiệu trưởng dọa khi không thực hiện đúng việc bình bầu cuối năm theo ý của người đứng đầu trường.

“Cô có muốn sang năm bỏ biên chế sẽ ra 'đứng đường' hay không?”, bà Hương dẫn lại lời hiệu trưởng đe dọa đồng nghiệp.

Hinh anh Ha Noi cong bo so dien thoai duong day nong ho tro tuyen sinh dau cap 3

 TS Vũ Thu Hương cùng những nữ sinh ĐH Sư phạm Hà Nội. (Ảnh: NVCC)

Từ ví dụ nêu trên, bà Hương cho rằng, việc bỏ biên chế sẽ “tạo vây cánh” cho hiệu trưởng. Trong khi các trường công lập không thể tự chủ 100%, người đứng đầu trường tuyển dụng, hiệu trưởng sẽ có toàn quyền quyết định số phận của giáo viên. Không ai dám đảm bảo rằng hiệu trưởng sẽ công tâm hay tạo ra nhiều hệ lụy. 

Theo TS Hương, việc bỏ biên chế trong giáo dục không khả thi, bởi không thể suy nghĩ về nghề giáo theo cách thức của doanh nghiệp. 

Là người 20 năm công tác tại khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, nữ TS cho biết sinh viên của bà đều là những giáo viên tương lai có hai nguồn tư tưởng trước khi ra trường.

Video: NXB Giáo dục dùng chùa tác phẩm, nhiều tác giả bức xúc

Một là, họ sẵn sàng mất tiền "lót tay" để vào trường công lập, mong cuộc sống ổn định trong suốt sự nghiệp. Hai là, họ hứng thú với việc dạy ở trường tư với lương cao hơn, ít chịu gò bó, nếu không phù hợp có thể chuyển trường.

TS Hương đánh giá về trình độ, giáo viên công lập hay tư thục đều không thua kém nhau, họ khác nhau về sự lựa chọn. Vì vậy, thứ "níu chân" giáo viên công lập hiện giờ có lẽ chủ yếu ở hai chữ biên chế. Thầy cô có biên chế sẽ có một số quyền lợi đi kèm như bảo hiểm, thâm niên. Biên chế được coi như thứ “bảo hiểm” để thầy cô yên tâm công tác. Nếu biên chế không còn, nhiều giáo viên sẽ nghỉ việc, hoặc chuyển sang các trường tư thục.

Đặc biệt, nữ TS cho rằng trong bối cảnh đổi mới giáo dục diễn ra trong điều kiện rất khó khăn. Đại bộ phận giáo viên hiện nay đang phải sống trong môi trường làm việc với áp lực nặng nề, thậm chí là quá sức so với khả năng chịu đựng.

Họ phải chịu nhiều cấp, tầng quản lý, từ cơ sở như ban giám hiệu, tổ bộ môn cho đến các cấp cao hơn như phòng, sở, bộ. Cùng với đó là sự giám sát rất chặt chẽ của phụ huynh, báo chí, xã hội. Những sự điều hành, quản lý như trên đối với giáo viên đã khiến nhiều người rất mệt mỏi nên không thể hiện được hết sự sáng tạo, học hỏi trong nghề nghiệp, mà chỉ làm theo sự chỉ đạo cho xong việc.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lý giải về lâu dài, việc chuyển sang chế độ hợp đồng với giáo viên là điều cần thiết để cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đội ngũ.Trong khi lương thì thấp, công việc lại nhiều, đặc biệt là các loại việc không tên như tham gia các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, văn nghệ, làm sáng kiến kinh nghiệm, đến cả các hoạt động của địa phương, phường, xã. Chính những công việc này đã khiến giáo viên mất nhiều tâm sức và mệt mỏi.

Như vậy, nếu bỏ biên chế, giáo viên trường công lập sẽ thấy áp lực không giảm, công việc bấp bênh, không "an cư" thì không "lập nghiệp". Một khi người thầy đứng lớp còn hoang mang, lo lắng bất cứ lúc nào cũng có thể bị cắt hợp đồng, họ không thể toàn tâm, toàn ý làm việc. 

Hinh anh Ha Noi cong bo so dien thoai duong day nong ho tro tuyen sinh dau cap 4

 

Trong khi đó, trẻ em cần có sự ổn định trong một năm học (tương đương 9 tháng). Nếu giáo viên nay làm chỗ này, mai chuyển chỗ khác sẽ kéo theo sự thay đổi, thiệt thòi cho cả học sinh.

Vì vậy, TS Hương đề xuất những chính sách có lợi cho người thầy rất cần được quan tâm. Vấn đề mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay không phải lương hay biên chế mà chính là môi trường làm việc của giáo viên cần được cải thiện.

“Các trường đừng ép giáo viên thi hát, thể dục, hay bơi lội nữa. Lúc nào họ cũng phải lo thể hiện mình sao cho tốt ở các kỳ thi thì làm sao có thời gian chu toàn trong lớp học”, TS Vũ Thu Hương nêu quan điểm.

Theo bà, vấn đề bỏ biên chế giáo viên chỉ có thể thực hiện được khi tất cả các cơ sở giáo dục công lập đều chuyển sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Bởi chỉ có tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hiệu trưởng mới có thể thực hiện việc tuyển dụng giáo viên một cách khách quan, công bằng.

(Nguồn: Zing News)

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo

Phẫn nộ
Bình luận (13)
vtcnews.vn
vtcnews.vn

BLV Quang Huy nhận xét cũng có cái lý. Trước U-23 Thường Châu, cũng bấy nhiêu người ấy, thử nghiệm nhiều lối chơi nhưng vẫn không thành công. Nhưng khi HLV Park đến, ông đã truyền được lửa và chất thép vào các cầu thủ VN và đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt.

4 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Ông bình luận viên này .. lạc quan tếu

4 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Ông Park vẫn còn nặng lòng với một số cầu thù cùng ông thành công từ U23 châu á 2018 nên không mạnh dạn thay đổi một số vị trí chứ giải VĐQG vẫn còn tài năng chưa được dùng.

4 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Năm 2020 ông Park đã từng đưa ra nhận định cần đổi mới nhân sự, chiến thuật. Nhưng đã hơn 1 năm rồi vẫn vậy. VFF và ông Park cần thay đổi tư duy mạnh mẽ về cách nhìn nhận thành tích, lựa chọn giải đấu phù hợp, bố trí con người hợp lý thì mới mong đảm bảo sức lực qua từng trận, đồng thời đảm bảo đội ngũ kế thừa nhằm mang tính lâu dài, hướng đến tương lai.

4 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Đồng ý với BLV Quang Huy

4 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Chúng ta có 3 điểm yếu: 1. Sút trên 90% ra ngoài. Đây là điểm yếu chết người. Nếu sút chuẩn trận đi ta đâu thua Thái. 2. Tốc độ. Ta mạnh, thắng nhờ tốc độ, hạn chế giữ bóng, nhưng ta đã không làm được. 3. Các bạn hãy cùng suy ngẫm. Chỉ cần cải thiện được một điểm yếu ta không thể thua Thái. Ông Pack lần này đã đi trật.

4 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Ko làm mới hàng công, vấn đề đào tạo tiền đạo xem lại đi chờ đấy mà vượt Thái. Xem tiền đạo Thái họ tìm khoảng trống, xử lí bóng, dứt điểm rất gọn, trong khi tiền đạo ta đá như gà mắc tóc, không lấy một pha phối hợp ghi bàn ra hồn, sút thì toàn lên trời

4 năm trướcPhản hồi
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục
5 ngành có tỷ lệ nhập học cao nhất 2024

5 ngành có tỷ lệ nhập học cao nhất 2024

Tuyển sinh04:24 29/03/2025

Kinh doanh và quản lý, Máy tính và Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Nhân văn, Sức khỏe là 5 nhóm ngành có tỷ lệ nhập học cao nhất năm 2024.

Xem nhiều
Tin mới
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Brazil

Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Brazil

Chính trị15:07 29/03/2025

Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam giới thiệu Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước cộng hòa liên bang Brazil.

Vạn Xuân Group khởi công dự án Happy One Sora

Vạn Xuân Group khởi công dự án Happy One Sora

Bất động sản12:18 29/03/2025

Với sự hợp tác của các đối tác giàu kinh nghiệm, Vạn Xuân Group hứa hẹn đưa Happy One Sora trở thành dự án mang kiến trúc vượt bậc, đậm phong cách Nhật Bản.