Không có hai cánh tay, gia đình nghèo phải dựng nhà lá tạm trên đất mượn, nhưng Nguyễn Minh Trí vẫn quyết tâm học để đổi đời.
Số phận nghiệt ngã từ khi lọt lòng
Trong sự mong chờ sắp được đón chào thành viên mới của cả gia đình, Trí lại chào đời mà không có đôi tay như bao đứa trẻ khác. Cha mẹ khóc hết nước mắt vì thương em sợ em sau này lớn lên quá thiệt thòi.
Trí lớn lên trong vòng tay bao bọc của cha mẹ và anh chị em nhưng không vì thế mà em ỷ lại vào người khác. Thương bố mẹ, em lại càng tự mình vươn lên như một mầm xanh hướng về ánh sáng mặt trời. Không có đôi tay, Trí tự mình rèn luyện đôi chân để sinh tồn.
Trí nói: “Chân cũng như tay ấy mà chị, khi người ta có tay thì đôi chân ít được trọng dụng, chứ em không có tay, thì chân cũng khéo lắm”. Trí tự mình làm mọi việc cá nhân rồi còn giặt quần áo, chăm đàn chim bồ câu cho gia đình… Và một điều mà không ai trong gia đình có thể ngờ là cậu bé tật nguyền ấy có thể viết được chữ.
Cũng có lúc Trí mất kiên trì trước hoàn cảnh nghiệt ngã nhưng chính việc học tập đã cho em thấy được niềm vui và tương lai. Em tự nhủ, mình thiệt thòi nhưng không vi thế mà buông xuôi tất cả. “Học mới có hiểu biết, mới có tương lai cho chính mình”, Trí nói.
Chỉ có học mới đổi thay số phận
Ngày ngày thấy bạn bè cắp sách đến trường, anh chị làm bài tập là Trí lại mong ngóng được đi học. Khổ nỗi em không có tay, không ai muốn nhận em vào lớp vì sợ em không theo kịp. Trí vẫn không bỏ cuộc, em vẫn cứ lẽo đẽo đi sau các anh đến trường, lấp ló đằng sau cửa mà nghe cô giáo giảng bài. Rồi cậu tự mình rèn luyện viết chữ bằng chân. Đôi chân vốn thô kệch nay phải làm công việc khéo léo như viết chữ là cả một sự kì công cố gắng của Trí.
Cuối cùng năm 10 tuổi cậu cũng được nhận vào học Trường Tiểu học Thạnh Mỹ Tây và luôn là học sinh giỏi của trường. Học lên cấp II, III, Trí vẫn duy trì được thành tích học tập của mình.
Trí tâm sự, người mà cậu thần tượng nhất chính là thầy Nguyễn Ngọc Ký. Thầy là người đã truyền nghị lực sống và niềm tin vào tương lai cho Trí. “Hồi nhỏ em đã từng được cùng thầy trò chuyện trong một chương trình trên tivi. Thầy chính là tấm gương lớn nhất giúp em có thể rèn luyện đôi chân như bây giờ. Em còn biết Nick Vujicic - một người rất tài giỏi, nổi danh khắp thế giới. Và em thấy mình còn may mắn hơn anh ấy khi em còn đôi chân nữa”.
Trí ước mơ trở thành kĩ sư công nghệ thông tin và đến nay cậu học trò nhỏ không tay đã đi được nửa chặng đường. Trí vừa đỗ vào trường ĐH An Giang ngành Công nghệ Thông tin. Gia cảnh nghèo khó, bố mẹ già lại không có công ăn việc làm ổn định, việc em đi học 4 năm chắc chắn sẽ khiến gia cảnh nghèo càng khó khăn hơn. Nhưng Trí vẫn quyết tâm đi học, với Trí chỉ có học mới giúp em đổi thay số phận.
Ngày 9/9 tới Trí sẽ chính thức xa gia đình một mình lên thành phố nhập học. Trí đang đặt ra quyết tâm phải dành dụm tiền để mua laptop phục vụ cho việc học thật tốt. Còn nói về chuyện tình yêu, Trí cười trừ: "Duyên phận là do trời định, em chẳng bao giờ bận tâm đến chuyện đó".
Kết thúc buổi nói chuyện, Trí nói: “Người trẻ bây giờ quan trọng là biết mình cần gì và làm gì để vươn lên mọi khó khăn, trở ngại phía trước mà thành một người có ích. Chứ nếu cứ chơi bời thì sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội thôi”.
Nguyễn Minh Trí sinh ra trong một gia đình nghèo khó lại đông con. Nhà không có đất ruộng để làm, quanh năm bố mẹ Trí chỉ làm thuê để kiếm sống cho qua ngày. Thứ mà cậu tân sinh viên Trường ĐH An Giang tự hào khoe rằng quý giá nhất chính là căn nhà lợp lá che nắng, che mưa dựng tạm trên đất đi mượn. Dù tật nguyền nhưng Trí luôn lạc quan và phấn đấu hết mình để học. Với cậu chỉ có học mới mong đổi đời.
Trong sự mong chờ sắp được đón chào thành viên mới của cả gia đình, Trí lại chào đời mà không có đôi tay như bao đứa trẻ khác. Cha mẹ khóc hết nước mắt vì thương em sợ em sau này lớn lên quá thiệt thòi.
Nguyễn Minh Trí không tay nhưng vẫn ham học |
Trí nói: “Chân cũng như tay ấy mà chị, khi người ta có tay thì đôi chân ít được trọng dụng, chứ em không có tay, thì chân cũng khéo lắm”. Trí tự mình làm mọi việc cá nhân rồi còn giặt quần áo, chăm đàn chim bồ câu cho gia đình… Và một điều mà không ai trong gia đình có thể ngờ là cậu bé tật nguyền ấy có thể viết được chữ.
Cũng có lúc Trí mất kiên trì trước hoàn cảnh nghiệt ngã nhưng chính việc học tập đã cho em thấy được niềm vui và tương lai. Em tự nhủ, mình thiệt thòi nhưng không vi thế mà buông xuôi tất cả. “Học mới có hiểu biết, mới có tương lai cho chính mình”, Trí nói.
Chỉ có học mới đổi thay số phận
Ngày ngày thấy bạn bè cắp sách đến trường, anh chị làm bài tập là Trí lại mong ngóng được đi học. Khổ nỗi em không có tay, không ai muốn nhận em vào lớp vì sợ em không theo kịp. Trí vẫn không bỏ cuộc, em vẫn cứ lẽo đẽo đi sau các anh đến trường, lấp ló đằng sau cửa mà nghe cô giáo giảng bài. Rồi cậu tự mình rèn luyện viết chữ bằng chân. Đôi chân vốn thô kệch nay phải làm công việc khéo léo như viết chữ là cả một sự kì công cố gắng của Trí.
Cậu tự làm mọi việc cá nhân, tự lấy sách vở học |
Trí tâm sự, người mà cậu thần tượng nhất chính là thầy Nguyễn Ngọc Ký. Thầy là người đã truyền nghị lực sống và niềm tin vào tương lai cho Trí. “Hồi nhỏ em đã từng được cùng thầy trò chuyện trong một chương trình trên tivi. Thầy chính là tấm gương lớn nhất giúp em có thể rèn luyện đôi chân như bây giờ. Em còn biết Nick Vujicic - một người rất tài giỏi, nổi danh khắp thế giới. Và em thấy mình còn may mắn hơn anh ấy khi em còn đôi chân nữa”.
Trí ước mơ trở thành kĩ sư công nghệ thông tin và đến nay cậu học trò nhỏ không tay đã đi được nửa chặng đường. Trí vừa đỗ vào trường ĐH An Giang ngành Công nghệ Thông tin. Gia cảnh nghèo khó, bố mẹ già lại không có công ăn việc làm ổn định, việc em đi học 4 năm chắc chắn sẽ khiến gia cảnh nghèo càng khó khăn hơn. Nhưng Trí vẫn quyết tâm đi học, với Trí chỉ có học mới giúp em đổi thay số phận.
Ngày 9/9 tới Trí sẽ chính thức xa gia đình một mình lên thành phố nhập học. Trí đang đặt ra quyết tâm phải dành dụm tiền để mua laptop phục vụ cho việc học thật tốt. Còn nói về chuyện tình yêu, Trí cười trừ: "Duyên phận là do trời định, em chẳng bao giờ bận tâm đến chuyện đó".
Kết thúc buổi nói chuyện, Trí nói: “Người trẻ bây giờ quan trọng là biết mình cần gì và làm gì để vươn lên mọi khó khăn, trở ngại phía trước mà thành một người có ích. Chứ nếu cứ chơi bời thì sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội thôi”.
Theo Đất Việt
Bình luận