(VTC News) - Nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Việt Nam, Cam-pu-chia, Hàn Quốc, Philippines được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày 22/12/ 2015, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO diễn ra tại thành phố Windhoek, nước Cộng hòa Namibia, Nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Việt Nam, Cam-pu-chia, Hàn Quốc, Philippines đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nghi lễ và trò chơi kéo co rất phổ biến trong văn hóa trồng lúa ở Đông Á và Đông Nam Á, với mong ước cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Ở mỗi nước, nghi lễ và trò chơi kéo co được tổ chức trên toàn quốc hoặc tại các vùng nhất định trong từng nước.
Tại Cam-pu-chia, nghi lễ và trò chơi kéo co phổ biến trong cộng đồng trồng lúa ở khu vực quanh Hồ Lớn (Great Lake) của Biển Hồ Tonle Sap và khu vực phía bắc Angkor.
Ở Philippines, kéo co chỉ phổ biến ở một số vùng ở trung tâm thị trấn Hungduan như Hapao Proper, Nungulunan, và Baang.
Trong khi đó, tại Hàn Quốc, hầu hết các thị trấn ở các vùng nông nghiệp đều tổ chức nghi lễ và trò chơi kéo co. Kéo co đặc biệt phổ biến ở các vùng đồng bằng rộng phía tây nam của bán đảo Hàn Quốc.
Ở Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung hầu hết ở vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ - đây là vùng đất tụ cư lâu đời của người Việt, là cái nôi của nền văn minh lúa nước, với trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội.
Thêm nữa, di sản còn được thực hành thường xuyên bởi các tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam như người Tày, người Thái và người Giáy tỉnh Lào Cai, vốn là những cư dân trồng lúa sớm trong lịch sử.
Đây là hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiên mà Việt Nam tham gia đệ trình và được UNESCO ghi danh, thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao của thế giới đối với cách tiếp cận mới của các quốc gia về di sản có chung đặc trưng cũng như sự chung tay bảo vệ di sản của các quốc gia thành viên đệ trình hồ sơ đa quốc gia này.
Yên Trung
Ngày 22/12/ 2015, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO diễn ra tại thành phố Windhoek, nước Cộng hòa Namibia, Nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Việt Nam, Cam-pu-chia, Hàn Quốc, Philippines đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nghi lễ và trò chơi kéo co rất phổ biến trong văn hóa trồng lúa ở Đông Á và Đông Nam Á, với mong ước cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Ở mỗi nước, nghi lễ và trò chơi kéo co được tổ chức trên toàn quốc hoặc tại các vùng nhất định trong từng nước.
Nghi lễ và trò chơi kéo co trở thành di sản thế giới (Ảnh: Internet) |
Ở Philippines, kéo co chỉ phổ biến ở một số vùng ở trung tâm thị trấn Hungduan như Hapao Proper, Nungulunan, và Baang.
Trong khi đó, tại Hàn Quốc, hầu hết các thị trấn ở các vùng nông nghiệp đều tổ chức nghi lễ và trò chơi kéo co. Kéo co đặc biệt phổ biến ở các vùng đồng bằng rộng phía tây nam của bán đảo Hàn Quốc.
Ở Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung hầu hết ở vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ - đây là vùng đất tụ cư lâu đời của người Việt, là cái nôi của nền văn minh lúa nước, với trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội.
Thêm nữa, di sản còn được thực hành thường xuyên bởi các tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam như người Tày, người Thái và người Giáy tỉnh Lào Cai, vốn là những cư dân trồng lúa sớm trong lịch sử.
Đây là hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiên mà Việt Nam tham gia đệ trình và được UNESCO ghi danh, thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao của thế giới đối với cách tiếp cận mới của các quốc gia về di sản có chung đặc trưng cũng như sự chung tay bảo vệ di sản của các quốc gia thành viên đệ trình hồ sơ đa quốc gia này.
Yên Trung
Bình luận