Pepsi cùng nhiều doanh nghiệp bị nghi chuyển hàng trăm tỉ USD từ nơi phải đóng thuế cao sang Luxembourg, quốc gia có mức thuế thấp hơn hẳn các nước khác nhằm… trốn thuế.
Thông tin được đưa ra dựa trên 28.000 trang tài liệu mật của Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) công bố năm 2014. Đây là tổ chức gồm hơn 80 nhà báo, đến từ 26 quốc gia trên thế giới.
“Chốn thần tiên” của doanh nghiệp
Có thể nói, quốc gia không giáp biển ở châu Âu được xem là “chốn thần tiên huyền diệu” cho các tập đoàn nổi tiếng đang loay hoay tìm cách giảm hóa đơn thuế. Pepsi, IKEA, FedEx và 340 công ty quốc tế khác đã ngầm thỏa thuận bí mật với chính phủ Luxembourg để được hưởng mức thuế ưu đãi cao nhất – theo các tài liệu mật.
Thông tin được đưa ra dựa trên 28.000 trang tài liệu mật của Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) công bố năm 2014. Đây là tổ chức gồm hơn 80 nhà báo, đến từ 26 quốc gia trên thế giới.
“Chốn thần tiên” của doanh nghiệp
Có thể nói, quốc gia không giáp biển ở châu Âu được xem là “chốn thần tiên huyền diệu” cho các tập đoàn nổi tiếng đang loay hoay tìm cách giảm hóa đơn thuế. Pepsi, IKEA, FedEx và 340 công ty quốc tế khác đã ngầm thỏa thuận bí mật với chính phủ Luxembourg để được hưởng mức thuế ưu đãi cao nhất – theo các tài liệu mật.
Ảnh minh họa. |
Các công ty này đã nghĩ ra cách giảm thuế bằng việc tạo những “mánh” kế toán và cấu trúc pháp lý phức tạp, nhằm di chuyển lợi nhuận đến Luxembourg từ những quốc gia có thuế cao hơn.
Liên minh châu Âu (EU) và Luxembourg đã tranh cãi trong nhiều tháng qua nhằm đạt được phán quyết thuế cho EU, trong đó có việc rà soát lại mức thuế thấp của Luxembourg. Theo đó, EU không cấm quốc gia thành viên áp mức thuế thấp hơn nước láng giềng, song việc quốc gia đó ký thỏa thuận ưu đãi đặc biệt cho một số doanh nghiệp được xem là hành vi vi phạm quy định của khối.
Các tài liệu rò rỉ từ ICIJ và các phương tiện truyền thông đối tác cho thấy, Luxembourg đã ban hành các văn bản thuế “lỏng lẻo” từ 2002- 2010. Một ví dụ mà tài liệu của ICIJ dẫn ra cho thấy, Memphis, một thành viên của FedEx Corp đã thành lập hai chi nhánh: Chi nhánh hoạt động ở Mexico nộp thuế tại Luxembourg và chi nhánh hoạt động tại Pháp và Brazil nộp thuế tại Hongkong. Lợi nhuận chuyển từ Mexico đến Luxembourg phần lớn là những cổ tức được miễn thuế. Trong khi Luxembourg đã đồng ý đánh thuế chỉ 0,25% thu nhập không chia cổ tức của FedEx – còn lại 99,75% là miễn thuế.
Stephen E.Shay, Giáo sư về Thuế quốc tế tại Trường Luật Harvard – một cựu giới chức thuế tại Bộ Tài chính Mỹ nhận định: “Cấu trúc thuế ở Luxembourg tỏ ra rất “dễ dãi” với các doanh nghiệp, bất cứ họ đến từ quốc gia nào. Chính phủ công quốc này tỏ ra rất linh hoạt trong thiết lập các chương trình giảm thuế, giống như một “chốn thần tiên huyền diệu” đối với doanh nghiệp vậy”.
Điểm mặt những “ông lớn” tìm đến Luxembourg
Về phần mình, FedEx từ chối bình luận về thỏa thuận thuế cụ thể giữa tập đoàn này và Luxembourg. Các công ty “tìm đến” Luxembourg gồm: công ty cổ phần tư nhân, công ty bất động sản, ngân hàng, công ty dược phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác… như: Accenture, Abbott Laboratories, American International Group (AIG), Amazon, Blackstone, Deutsche Bank, Coach, HJ Heinz, JP Morgan Chase, Burberry, Procter & Gamble, tập đoàn Carlyle Group.
Giới chức Luxembourg thì khẳng định hệ thống thuế của quốc gia này không phải là điều đáng khiển trách, vấn đề thuộc về cá nhân các doanh nghiệp. “Hệ thống thuế Luxembourg mang tính cạnh tranh, không có gì là bất công hay phi đạo đức ở đây”, Nicolas Mackel – người đứng đầu cơ quan Tài chính bán chính phủ của Luxembourg nói.
Các tài liệu của ICIJ cho thấy, Pepsi Bottling Group Inc., một công ty con tại Luxembourg thuộc PepsiCo đã thỏa thuận với một công ty thành viên khác nhằm giảm mức thuế suất đóng chai lên tới 1,4 tỷ USD. (Công ty thành viên có liên kết chặt chẽ với công ty Cổ phần Lebedyansky – hãng sản xuất nước trái cây lớn nhất của Nga). Có ít nhất khoảng 750 triệu USD được chuyển từ Nga thông qua một công ty con là Tanglewood tại Luxembourg, trước khi đổ về chi nhánh của Pepsi tại Bermuda. Luxembourg như vậy đóng vai trò là “ống dẫn thuế”, nhằm giảm lợi nhuận trong quá trình chuyển từ Nga về Bermuda.
Một “ông lớn” khác là IKEA cũng xem Luxembourg là "con Át chủ bài" trong chiến lược tiết kiệm tiền thuế của mình. IKEA hoạt động độc lập qua hai nhóm chính là: IKEA Group – kiểm soát hầu hết chuỗi gồm 364 cửa hàng IKEA lớn và Inter IKEA Group – giám sát các hoạt động nhường quyền thương mại. Cấu trúc liên kết IKEA bào gồm công ty điều hành ở Luxembourg, một công ty tài chính cũng ở đây và Liechtenstein – một công ty tài chính của Thụy Sĩ.
Các tài liệu rò rỉ cho thấy IKEA Luxembourg đã luân chuyển thuế với Thụy Sĩ trong năm 2009 để giảm mức thuế cho cả 2 nơi.
Nguồn: Báo Giao Thông Vận Tải
Bình luận