(VTC News) - Lời dạy của Bác Hồ "phải yêu xe như con – quý xăng như máu" gần như đã “nằm lòng” trong tâm trí những người lái xe.
Chính vì vậy, việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người lái xe luôn là bài học “vỡ lòng” của các tài xế trước khi chính thức bước vào nghề.
Từ lý thuyết…
Đạo đức nghề nghiệp là sự thể hiện những phẩm chất đạo đức người làm nghề, hành vi ứng xử với khách hàng, với xã hội nhằm đem lại lợi ích cho người khác và cho xã hội. Người làm nghề có đạo đức nghề nghiệp sẽ làm cho nghề nghiệp mình phát triển bền vững, xã hội và đồng nghiệp kính trọng, thu hút được khách hàng, kinh doanh phát triển và đóng góp nhiều cho xã hội.
Với những đặc thù riêng như phạm vi kinh doanh không cố định; địa bàn hoạt động rộng; có quan hệ tiếp xúc trực tiếp với nhiều người, gắn liền với sự an toàn, tính mạng, tài sản hành khách và xã hội, môi trường làm việc phức tạp và mang tính độc lập cao, đạo đức nghề nghiệp của người lái xe càng được đặt lên hàng đầu.
Chính vì vậy, thời gian qua, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải và các ngành chức năng áp dụng giải pháp lái xe phải được tập huấn và kiểm tra thường kỳ về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Cũng như bất cứ ngành nghề nào, nghề lái xe cũng có 6 yêu cầu cơ bản về đạo đức gồm tính trung thực, nguyên tắc, khiêm tốn, dũng cảm, tình yêu lao động và yêu thương con người.
Bên cạnh đó, những bài học đạo đức của họ không thể không kể đến 4 đức tính cơ bản cần – kiệm – liêm - chính theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài những tiêu chí chung cho tất cả các ngành nghề, nghề lái xe còn đặt ra những tiêu chí đặc thù.
Lời dạy của Bác Hồ: Phải yêu xe như con – quý xăng như máu gần như đã “nằm lòng” trong tâm trí những người lái xe. Bên cạnh đó, họ còn phải nắm vững những quy định của pháp luật; thực hiện đầy đủ trách nhiệm với khách hàng; có ý thức tổ chức kỉ luật và xây dựng doanh nghiệp vững mạnh.
Không chỉ giúp đỡ đồng nghiệp, người lái xe cần có quan hệ đúng mực với người thi hành công vụ, tôn trọng người tham gia giao thông và môi trường, đồng thời không quên tu dưỡng bản thân, sống lành mạnh, tác phong làm việc công nghiệp.
... đến thực tế
Lâu nay nghề lái xe chưa được coi trọng đúng mức nên nhiều lái xe không yêu nghề và không có trách nhiệm thực sự với việc làm và hành động của mình. Những vụ tai nạn giao thông đường bộ thường có nguyên nhân chủ yếu do lái xe phóng nhanh, vượt ẩu, ngủ gật. Tác nhân của những vụ tai nạn thương tâm ấy chính là tay nghề, trách nhiệm, đạo đức của người lái xe.
Thực chất của vấn đề không chỉ nằm ở việc giáo dục trong các trường đào tạo lái xe, bởi một khóa học thường chỉ kéo dài 6 tháng. Điều cốt yếu nhất là đạo đức người lái xe phải được giáo dục ngay từ gia đình và xã hội. Nếu không có nền tảng đạo đức tốt và được giáo dục từ khi còn nhỏ thì khi ra nghề, người lái xe rất dễ nhiễm những thói hư, tật xấu và hình thành thói quen vô trách nhiệm.
Ở nước ta vẫn tồn tại một thực tế là áp lực tạo việc làm cho số đông thanh niên chưa có việc làm nên việc học và ra nghề lái xe cũng rất đơn giản.
Công bằng mà nói, cung cách phục vụ và trách nhiệm của người lái xe so với một vài năm gần đây đã tăng hơn đáng kể. Đơn cử, thời gian qua, nhiều tài xế taxi của Mai Linh đã có các hành động dũng cảm như bắt cướp, trả lại tiền, hành lí cho hành khách để quên, thậm chí là đỡ đẻ cho sản phụ trên đường đến bệnh viện…
Cụ thể là hai trường hợp tại Công ty TNHH Mai Linh Tây Nam Bộ. Khoảng 8h30 sáng 31/5/2013, trên đường chở khách từ Văn phòng Mobifone ở Đại lộ Hòa Bình đến đường Trần Việt Châu, khi cho khách xuống xe xong, tài xế Nguyễn Hồng Lâm phát hiện hành khách quên một túi xách bên trong có 1 laptop và hơn 10 triệu đồng tiền mặt.
Anh Lâm lập tức báo về công ty để liên hệ trả lại tài sản cho khách. Ngày 24/7/2013, tài xế Nguyễn Hoàng Hải Em đón khách đi từ Nhà hàng Hoa Sứ đến gần trường Chính trị Cần Thơ trên đường 3 Tháng 2. Khi khách xuống xe xong, Hải Em cho xe chạy một đoạn thì phát hiện khách đánh rơi chiếc ví trên xe.
Anh lập tức gọi điện báo vụ việc cho Tổ điều hành của công ty, sau đó chạy thẳng về công ty để giao lại chiếc ví. Tập thể kiểm tra thì thấy trong ví có 2.500 USD và khoảng 14 triệu đồng tiền mặt cùng một số giấy tờ tùy thân quan trọng. Sau đó, cán bộ trực chỉ huy lập tức gọi điện thông báo để khách hàng đến nhận lại tài sản.
Những nghĩa cử cao đẹp đó của những tài xế taxi Mai Linh đã giúp hình ảnh của những người lái xe trong xã hội ngày càng đẹp hơn.
Tuy vậy, để trách nhiệm và đạo đức người lái xe được nâng lên trước xã hội cần phải đề cao vị thế người lái xe, trên cơ sở đó khuyến khích lái xe chấp hành nghiêm luật giao thông nói chung, đồng thời xây dựng đạo đức, văn hóa người lái xe trong cơ chế thị trường đặt trong mục tiêu hiệu quả, an toàn và lợi ích cộng đồng.
P.V
Chính vì vậy, việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người lái xe luôn là bài học “vỡ lòng” của các tài xế trước khi chính thức bước vào nghề.
Từ lý thuyết…
Đạo đức nghề nghiệp là sự thể hiện những phẩm chất đạo đức người làm nghề, hành vi ứng xử với khách hàng, với xã hội nhằm đem lại lợi ích cho người khác và cho xã hội. Người làm nghề có đạo đức nghề nghiệp sẽ làm cho nghề nghiệp mình phát triển bền vững, xã hội và đồng nghiệp kính trọng, thu hút được khách hàng, kinh doanh phát triển và đóng góp nhiều cho xã hội.
Với những đặc thù riêng như phạm vi kinh doanh không cố định; địa bàn hoạt động rộng; có quan hệ tiếp xúc trực tiếp với nhiều người, gắn liền với sự an toàn, tính mạng, tài sản hành khách và xã hội, môi trường làm việc phức tạp và mang tính độc lập cao, đạo đức nghề nghiệp của người lái xe càng được đặt lên hàng đầu.
Việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người lái xe luôn là bài học “vỡ lòng” của các tài xế trước khi chính thức bước vào nghề. |
Bên cạnh đó, những bài học đạo đức của họ không thể không kể đến 4 đức tính cơ bản cần – kiệm – liêm - chính theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài những tiêu chí chung cho tất cả các ngành nghề, nghề lái xe còn đặt ra những tiêu chí đặc thù.
Lời dạy của Bác Hồ: Phải yêu xe như con – quý xăng như máu gần như đã “nằm lòng” trong tâm trí những người lái xe. Bên cạnh đó, họ còn phải nắm vững những quy định của pháp luật; thực hiện đầy đủ trách nhiệm với khách hàng; có ý thức tổ chức kỉ luật và xây dựng doanh nghiệp vững mạnh.
Không chỉ giúp đỡ đồng nghiệp, người lái xe cần có quan hệ đúng mực với người thi hành công vụ, tôn trọng người tham gia giao thông và môi trường, đồng thời không quên tu dưỡng bản thân, sống lành mạnh, tác phong làm việc công nghiệp.
... đến thực tế
Lâu nay nghề lái xe chưa được coi trọng đúng mức nên nhiều lái xe không yêu nghề và không có trách nhiệm thực sự với việc làm và hành động của mình. Những vụ tai nạn giao thông đường bộ thường có nguyên nhân chủ yếu do lái xe phóng nhanh, vượt ẩu, ngủ gật. Tác nhân của những vụ tai nạn thương tâm ấy chính là tay nghề, trách nhiệm, đạo đức của người lái xe.
Ở nước ta vẫn tồn tại một thực tế là áp lực tạo việc làm cho số đông thanh niên chưa có việc làm nên việc học và ra nghề lái xe cũng rất đơn giản.
Công bằng mà nói, cung cách phục vụ và trách nhiệm của người lái xe so với một vài năm gần đây đã tăng hơn đáng kể. Đơn cử, thời gian qua, nhiều tài xế taxi của Mai Linh đã có các hành động dũng cảm như bắt cướp, trả lại tiền, hành lí cho hành khách để quên, thậm chí là đỡ đẻ cho sản phụ trên đường đến bệnh viện…
Cụ thể là hai trường hợp tại Công ty TNHH Mai Linh Tây Nam Bộ. Khoảng 8h30 sáng 31/5/2013, trên đường chở khách từ Văn phòng Mobifone ở Đại lộ Hòa Bình đến đường Trần Việt Châu, khi cho khách xuống xe xong, tài xế Nguyễn Hồng Lâm phát hiện hành khách quên một túi xách bên trong có 1 laptop và hơn 10 triệu đồng tiền mặt.
Anh Lâm lập tức báo về công ty để liên hệ trả lại tài sản cho khách. Ngày 24/7/2013, tài xế Nguyễn Hoàng Hải Em đón khách đi từ Nhà hàng Hoa Sứ đến gần trường Chính trị Cần Thơ trên đường 3 Tháng 2. Khi khách xuống xe xong, Hải Em cho xe chạy một đoạn thì phát hiện khách đánh rơi chiếc ví trên xe.
Anh lập tức gọi điện báo vụ việc cho Tổ điều hành của công ty, sau đó chạy thẳng về công ty để giao lại chiếc ví. Tập thể kiểm tra thì thấy trong ví có 2.500 USD và khoảng 14 triệu đồng tiền mặt cùng một số giấy tờ tùy thân quan trọng. Sau đó, cán bộ trực chỉ huy lập tức gọi điện thông báo để khách hàng đến nhận lại tài sản.
Những nghĩa cử cao đẹp đó của những tài xế taxi Mai Linh đã giúp hình ảnh của những người lái xe trong xã hội ngày càng đẹp hơn.
Tuy vậy, để trách nhiệm và đạo đức người lái xe được nâng lên trước xã hội cần phải đề cao vị thế người lái xe, trên cơ sở đó khuyến khích lái xe chấp hành nghiêm luật giao thông nói chung, đồng thời xây dựng đạo đức, văn hóa người lái xe trong cơ chế thị trường đặt trong mục tiêu hiệu quả, an toàn và lợi ích cộng đồng.
Bình luận