Adrian (Adi) - chàng trai tốt nghiệp ngành Ngữ văn Việt - Thái Trường ĐH Tổng hợp Adam Mickiewicz (Ba Lan), anh “xe ôm Tây” đẹp trai từng làm sốt cộng đồng mạng gần một năm trước - chia sẻ những trải nghiệm thú vị về Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Với Đà Lạt thơ mộng
Đã gần một năm trôi qua kể từ khi Adi "nổi tiếng" với bức ảnh ngồi bên xe máy kèm dòng chữ “xe ôm Tây phục vụ”. Nhắc lại chuyện cũ, Adi hóm hỉnh cho biết lúc đó muốn giải thích cho mọi người là mình không phải xe ôm xịn, nhưng vì tính chất công việc nên không giải thích được.
Sang Việt Nam từ cuối năm 2009 và trở về Ba Lan giữa năm 2010, chàng trai tốt nghiệp ngành Ngữ văn Việt - Thái Trường ĐH Tổng hợp Adam Mickiewicz, thành phố Poznan (Ba Lan) Adi quyết định quay lại Việt Nam cuối năm 2012.
“Tôi quay lại Việt Nam bởi nơi đây con người thân thiên, cuộc sống thoải mái, khí hậu dễ chịu…”, Adi nói. Theo Adi, tuy sinh ra và lớn lên ở Ba Lan, nhưng Việt Nam mới thực sự là nơi để Adi gắn bó lâu dài và phát triển sự nghiệp.
Đã trải qua hai lần đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam, Adi cho hay cả hai lần đó đều lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ đối với anh. Năm đầu tiên đón tết (2010) là sự trùng hợp thú vị khi sinh nhật Adi đúng đêm giao thừa (Adi sinh vào 13-2 dương lịch, 30 tết năm 2010).
Thay vì ở lại Hà Nội đón tết, Adi và nhóm bạn ở ĐH Hà Nội rủ nhau đi du lịch. Điểm dừng cuối cùng là thành phố thơ mộng Đà Lạt và cũng là nơi cả nhóm đón giao thừa.
Adi nói, anh có một kỷ niệm vui và đẹp vào đêm giao thừa. “Xem bắn pháo hoa xong, mình và bạn bè đi dạo ngắm phố phường Đà Lạt. Mọi người đi qua ai cũng nhìn mình và nói: “À, Tây. Chúc mừng năm mới”. Mình cũng chúc lại. Một số người reo lên: “A, biết tiếng Việt à, chúc mừng năm mới”.
Dù là kỷ niệm của ba năm về trước nhưng anh chàng đến từ xứ sở bạch dương vẫn nhớ rất rõ có ít nhất có 13 gia đình đi qua, ai cũng bắt tay thân thiện và nói chúc mừng năm mới. “Con người Việt Nam thật thân thiện và mến khách, đó là kỷ niệm Adi nhớ nhất khi đón Tết ở Việt Nam”, Adi nói.
Xông đất giao thừa
Tết năm ngoái, Adi ở lại Hà Nội vì có cô bạn mời. Theo Adi, Phước (tên cô bạn) quê ở miền Trung nhưng sống ở TPHCM và ra Hà Nội (2011) mở một quán cà phê rất lớn ở Hoàng Quốc Việt. Không về quê mà ở lại Hà Nội đón Tết nên Phước mời Adi và một số bạn nữa về nhà chơi.
Adi kể: “Đêm giao thừa chúng mình tụ tập tại nhà Phước, cùng nhau ăn thịt gà, bánh chưng. Sau đó, đi xem pháo hoa ở bờ Hồ rồi về nhà Phước ăn uống, nói chuyện”.
Chợt mỉm cười, Adi “khoe” mình là người xông nhà cho Phước. “Phước hỏi Adi sinh năm bao nhiêu, Adi bảo sinh năm 1988. Sau đó Phước hỏi các bạn còn lại sinh năm bao nhiêu. Xong Phước bảo Adi hợp tuổi nên vào nhà đầu tiên, các bạn khác lần lượt vào sau”, Adi nhớ lại.
Khi được hỏi Adi có biết phong tục xông đất đầu năm của người Việt. Nếu người xông đất hợp tuổi gia chủ thì gia đình đó sẽ được một năm nhiều may mắn, làm ăn phát đạt còn ngược lại không hợp tuổi sẽ gặp những điều không may, làm ăn thua lỗ. Adi cười bảo có biết điều đó và nói: “Cuối cùng, cô bạn đó cũng quay lại TP.HCM. Đơn giản là cô ấy thích sống ở TPHCM”.
“Sợ” một tuần trước tết
Theo chàng trai đến từ Ba Lan, Tết ở Việt Nam và Ba Lan có điểm chung là mọi người quây quần bên gia đình, cùng chúc nhau những điều tốt lành. Adi cho hay, anh sợ một tuần trước Tết ở Việt Nam khi xe cộ nhiều hơn; người đi mua sắm tấp nập hơn.
“Vào siêu thị lớn, mọi người đi mua sắm cứ chen lấn, xô đẩy nhau để giành quyền đi trước, mua hàng ở siêu thị phải đợi đến cả tiếng đồng hồ mới đến lượt thanh toán”, Adi nói.
Cũng theo Adi, nhiều người Việt Nam hiểu chưa đúng tết Tây và Giáng sinh. Tết Tây không mấy đặc biệt, đêm 31 - 12, rạng sáng 1-1, mọi người quây quần và cùng nhau nâng ly, nhảy nhót và ngắm pháo hoa. “Không khí Giáng sinh ở Ba Lan và châu Âu nói chung mới giống không khí Tết Nguyên đán ở Việt Nam”, Adi cho hay.
Vào dịp Giáng sinh, tất cả con cái đều về đoàn tụ với bố mẹ. Người dân được nghỉ ba ngày 24, 25, 26. Một tuần trước Giáng sinh, cả gia đình cùng chuẩn bị cây thông Noel (cây thật).
Tối 24, cả gia đình quây quần bên nhau, có một loại bánh mỏng làm từ bột mỳ và nước được cho vào lò, mỗi thành viên trong gia đình lấy một miếng nhỏ để ăn rồi đưa cho những thành viên tiếp theo, kèm theo ba nụ hôn và những lời chúc tốt lành trong năm mới.
Adi cho biết, bữa ăn vào lễ Giáng sinh ở Ba Lan phải có đủ 12 món (chủ yếu là các món ăn chay, không có thịt). Trong khi bố mẹ chuẩn bị bữa tối thì trẻ con sẽ chăm chú quan sát trên bầu trời.
Tầm 18h, khi ngôi sao đầu tiên xuất hiện trên bầu trời, cả gia đình mới bắt đầu dùng bữa tối. Adi giải thích, khi đức Chúa sinh ra có một ngôi sao trên trời xuất hiện. Theo quan niệm của người Ba Lan, ngôi sao đầu tiên thể hiện một sinh linh mới được sinh ra, những điều may mắn mới sẽ đến.
Sau khi dùng xong bữa tối, khoảng 22h người dân Ba Lan sẽ đến nhà thờ và làm lễ trong vòng hai tiếng.
Khi được hỏi về những thứ thường có trong ngày tết của người Việt, Adi tỏ ra khá sành sỏi cho biết: bánh chưng, hoa đào (miền Bắc), hoa mai (miền Nam)...
Sẽ đón Tết tại nhà “em yêu tương lai”
Tết Quý Tỵ năm nay, Adi dự định đón Tết ở nhà “em yêu tương lai” để biết nhiều hơn phong tục đón tết truyền thống. “Em yêu tương lai” của Adi là một cô gái ở “Hà Nội 2” (Hà Tây cũ), theo cách nói hài hước của Adi.
Chàng Tây đẹp trai cho hay đã theo đuổi cô gái một năm và về thăm nhà cô gái một lần, được đón tiếp nồng hậu. “Ngay từ lần đầu gặp cô ấy, mình đã xác định cô ấy chính là một nửa còn lại của mình. Mình sẽ vẫn theo đuổi đến khi nào cô ấy đồng ý làm bạn gái mình”, Adi chia sẻ.
Anh chàng dí dỏm này còn hào hứng cho biết năm nay sẽ được trải nghiệm phong tục lì xì cho trẻ em khi về đón Tết tại quê cô gái.
Băn khoăn không biết mua quà tết ra sao cho gia đình cô gái kia, Adi còn nhờ tôi (tác giả) tư vấn trong khoản này. Tôi vui vẻ “bật mí” cho Adi có thể mua một giỏ quà tết bao gồm bánh kẹo, mứt tết, rượu vang, chè… hoặc cây đào, cây quất là những thứ cần thiết trong ngày Tết của người Việt.
Với Đà Lạt thơ mộng
Đã gần một năm trôi qua kể từ khi Adi "nổi tiếng" với bức ảnh ngồi bên xe máy kèm dòng chữ “xe ôm Tây phục vụ”. Nhắc lại chuyện cũ, Adi hóm hỉnh cho biết lúc đó muốn giải thích cho mọi người là mình không phải xe ôm xịn, nhưng vì tính chất công việc nên không giải thích được.
Adi trong một chuyến đi đến Bắc Hà (Lào Cai). |
Sang Việt Nam từ cuối năm 2009 và trở về Ba Lan giữa năm 2010, chàng trai tốt nghiệp ngành Ngữ văn Việt - Thái Trường ĐH Tổng hợp Adam Mickiewicz, thành phố Poznan (Ba Lan) Adi quyết định quay lại Việt Nam cuối năm 2012.
“Tôi quay lại Việt Nam bởi nơi đây con người thân thiên, cuộc sống thoải mái, khí hậu dễ chịu…”, Adi nói. Theo Adi, tuy sinh ra và lớn lên ở Ba Lan, nhưng Việt Nam mới thực sự là nơi để Adi gắn bó lâu dài và phát triển sự nghiệp.
Đã trải qua hai lần đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam, Adi cho hay cả hai lần đó đều lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ đối với anh. Năm đầu tiên đón tết (2010) là sự trùng hợp thú vị khi sinh nhật Adi đúng đêm giao thừa (Adi sinh vào 13-2 dương lịch, 30 tết năm 2010).
Thay vì ở lại Hà Nội đón tết, Adi và nhóm bạn ở ĐH Hà Nội rủ nhau đi du lịch. Điểm dừng cuối cùng là thành phố thơ mộng Đà Lạt và cũng là nơi cả nhóm đón giao thừa.
Adi nói, anh có một kỷ niệm vui và đẹp vào đêm giao thừa. “Xem bắn pháo hoa xong, mình và bạn bè đi dạo ngắm phố phường Đà Lạt. Mọi người đi qua ai cũng nhìn mình và nói: “À, Tây. Chúc mừng năm mới”. Mình cũng chúc lại. Một số người reo lên: “A, biết tiếng Việt à, chúc mừng năm mới”.
Dù là kỷ niệm của ba năm về trước nhưng anh chàng đến từ xứ sở bạch dương vẫn nhớ rất rõ có ít nhất có 13 gia đình đi qua, ai cũng bắt tay thân thiện và nói chúc mừng năm mới. “Con người Việt Nam thật thân thiện và mến khách, đó là kỷ niệm Adi nhớ nhất khi đón Tết ở Việt Nam”, Adi nói.
Xông đất giao thừa
Tết năm ngoái, Adi ở lại Hà Nội vì có cô bạn mời. Theo Adi, Phước (tên cô bạn) quê ở miền Trung nhưng sống ở TPHCM và ra Hà Nội (2011) mở một quán cà phê rất lớn ở Hoàng Quốc Việt. Không về quê mà ở lại Hà Nội đón Tết nên Phước mời Adi và một số bạn nữa về nhà chơi.
Adi kể: “Đêm giao thừa chúng mình tụ tập tại nhà Phước, cùng nhau ăn thịt gà, bánh chưng. Sau đó, đi xem pháo hoa ở bờ Hồ rồi về nhà Phước ăn uống, nói chuyện”.
Chợt mỉm cười, Adi “khoe” mình là người xông nhà cho Phước. “Phước hỏi Adi sinh năm bao nhiêu, Adi bảo sinh năm 1988. Sau đó Phước hỏi các bạn còn lại sinh năm bao nhiêu. Xong Phước bảo Adi hợp tuổi nên vào nhà đầu tiên, các bạn khác lần lượt vào sau”, Adi nhớ lại.
Khi được hỏi Adi có biết phong tục xông đất đầu năm của người Việt. Nếu người xông đất hợp tuổi gia chủ thì gia đình đó sẽ được một năm nhiều may mắn, làm ăn phát đạt còn ngược lại không hợp tuổi sẽ gặp những điều không may, làm ăn thua lỗ. Adi cười bảo có biết điều đó và nói: “Cuối cùng, cô bạn đó cũng quay lại TP.HCM. Đơn giản là cô ấy thích sống ở TPHCM”.
“Sợ” một tuần trước tết
Theo chàng trai đến từ Ba Lan, Tết ở Việt Nam và Ba Lan có điểm chung là mọi người quây quần bên gia đình, cùng chúc nhau những điều tốt lành. Adi cho hay, anh sợ một tuần trước Tết ở Việt Nam khi xe cộ nhiều hơn; người đi mua sắm tấp nập hơn.
“Vào siêu thị lớn, mọi người đi mua sắm cứ chen lấn, xô đẩy nhau để giành quyền đi trước, mua hàng ở siêu thị phải đợi đến cả tiếng đồng hồ mới đến lượt thanh toán”, Adi nói.
Cũng theo Adi, nhiều người Việt Nam hiểu chưa đúng tết Tây và Giáng sinh. Tết Tây không mấy đặc biệt, đêm 31 - 12, rạng sáng 1-1, mọi người quây quần và cùng nhau nâng ly, nhảy nhót và ngắm pháo hoa. “Không khí Giáng sinh ở Ba Lan và châu Âu nói chung mới giống không khí Tết Nguyên đán ở Việt Nam”, Adi cho hay.
Vào dịp Giáng sinh, tất cả con cái đều về đoàn tụ với bố mẹ. Người dân được nghỉ ba ngày 24, 25, 26. Một tuần trước Giáng sinh, cả gia đình cùng chuẩn bị cây thông Noel (cây thật).
Tối 24, cả gia đình quây quần bên nhau, có một loại bánh mỏng làm từ bột mỳ và nước được cho vào lò, mỗi thành viên trong gia đình lấy một miếng nhỏ để ăn rồi đưa cho những thành viên tiếp theo, kèm theo ba nụ hôn và những lời chúc tốt lành trong năm mới.
Adi cho biết, bữa ăn vào lễ Giáng sinh ở Ba Lan phải có đủ 12 món (chủ yếu là các món ăn chay, không có thịt). Trong khi bố mẹ chuẩn bị bữa tối thì trẻ con sẽ chăm chú quan sát trên bầu trời.
Tầm 18h, khi ngôi sao đầu tiên xuất hiện trên bầu trời, cả gia đình mới bắt đầu dùng bữa tối. Adi giải thích, khi đức Chúa sinh ra có một ngôi sao trên trời xuất hiện. Theo quan niệm của người Ba Lan, ngôi sao đầu tiên thể hiện một sinh linh mới được sinh ra, những điều may mắn mới sẽ đến.
Sau khi dùng xong bữa tối, khoảng 22h người dân Ba Lan sẽ đến nhà thờ và làm lễ trong vòng hai tiếng.
Khi được hỏi về những thứ thường có trong ngày tết của người Việt, Adi tỏ ra khá sành sỏi cho biết: bánh chưng, hoa đào (miền Bắc), hoa mai (miền Nam)...
Sẽ đón Tết tại nhà “em yêu tương lai”
Tết Quý Tỵ năm nay, Adi dự định đón Tết ở nhà “em yêu tương lai” để biết nhiều hơn phong tục đón tết truyền thống. “Em yêu tương lai” của Adi là một cô gái ở “Hà Nội 2” (Hà Tây cũ), theo cách nói hài hước của Adi.
Chàng Tây đẹp trai cho hay đã theo đuổi cô gái một năm và về thăm nhà cô gái một lần, được đón tiếp nồng hậu. “Ngay từ lần đầu gặp cô ấy, mình đã xác định cô ấy chính là một nửa còn lại của mình. Mình sẽ vẫn theo đuổi đến khi nào cô ấy đồng ý làm bạn gái mình”, Adi chia sẻ.
Anh chàng dí dỏm này còn hào hứng cho biết năm nay sẽ được trải nghiệm phong tục lì xì cho trẻ em khi về đón Tết tại quê cô gái.
Băn khoăn không biết mua quà tết ra sao cho gia đình cô gái kia, Adi còn nhờ tôi (tác giả) tư vấn trong khoản này. Tôi vui vẻ “bật mí” cho Adi có thể mua một giỏ quà tết bao gồm bánh kẹo, mứt tết, rượu vang, chè… hoặc cây đào, cây quất là những thứ cần thiết trong ngày Tết của người Việt.
Theo Tiền Phong
Bình luận