Giao dịch với toàn các VIP, ôm điện thoại cả ngày, nói về xe hơi như những chuyên gia bậc thầy của các hãng xe nổi tiếng... là hình ảnh thường thấy của một nhân viên bán ô tô.
Hành trang vào nghề
Vừa chân ướt, chân ráo ra trường, Huy chọn bán ô tô như công việc “chống cháy” trong khi chờ đợi một việc làm ổn định. Dễ xin việc, thu nhập tương đối, bán ô tô đã trở thành điểm đến của không ít người như Huy.
“Bài học vỡ lòng khi em trở thành nhân viên chính thức của một đại lý ô tô khá nổi tiếng ở Hà Nội là học cách nói xấu đối thủ cạnh tranh”.
Nắm điểm yếu của đối thủ trong lòng bàn tay, bất cứ lúc nào cũng có thể tuôn ra hàng tràng những nhược điểm của sản phẩm cạnh tranh và thổi phồng thế mạnh của hãng mình.
“Hót thế nào cho khách hàng phải cảm thấy chiếc xe mình mang ra giới thiệu là số một” - Huy thao thao bất tuyệt. “Đừng quên sưu tập danh bạ điện thoại”, một cạ cứng của Huy thêm vào. “Đương nhiên, để khách hàng, đặc biệt là những vị khách lần đầu mua xe “yên tâm” về những gì mình tư vấn thì phải hiểu về xe. Chỉ cần tỏ ra lơ mơ hay trả lời ấp úng một vấn đề mà khách hỏi là mất điểm ngay”.
Trong vòng xoáy thị trường
Để bán được 2-3 xe một tháng (chỉ tiêu tối thiểu của đại lý giao), mỗi nhân viên phải có ít nhất khoảng 100 khách hàng tiềm năng. Trong số này chỉ 9-10 người là có “tiền tươi, thóc thật” nhưng cuối cùng cũng chỉ có 2-3 người “vào chung kết”.
"Nếu không cẩn thận, anh cũng có thể bị hớt tay trên ngay trước khi về đích”. Câu chuyện mà T - nhân viên một đại lý ôtô ở HN kể cho chúng tôi chính là một kinh nghiệm xương máu trong cái thị trường nóng hơn cả chiến trường này: “Có lần khách của em đã đồng ý mọi chuyện chỉ chờ ký hợp đồng là xong thế mà còn hỏng vì tay một cô bé bên hãng xe đối thủ”.
"Tất cả cũng chỉ tại cái thương hiệu". Thăng nói tiếp vẻ bất mãn: “Mình chăm sóc khách cả tháng, gọi điện thoại hầu chuyện đến rát cổ thế mà nó chỉ tán có một buổi là xong nên chắc ăn nhất là ký hợp đồng ngay khi có thể”.
Cạnh tranh giữa các hãng gay gắt bên cạnh cuộc chạy đua giữa các đại lý trong cùng một hãng cũng không hề kém. Để bán được xe, nhân viên của các đại lý này không ngại giở võ của mình ra để loại đối thủ cạnh tranh được coi là “cùng hội nhưng không cùng thuyền” này. “Bạn biết chiêu phổ biến nhất là gì không? Ngoài số tiền tối đa giảm cho khách ngoài hợp đồng (theo quy định của hãng), nhiều đại lý còn chấp nhận giảm thêm cho khách từ một đến vài trăm USD".
"Nhiều khi, để đạt chỉ tiêu, nhân viên còn phải dùng tiền hoa hồng của mình để bớt thêm cho khách. Mà khách thì cứ chỗ nào rẻ thì họ mua thôi. Thời buổi này một đồng cũng quý”- Qúy một tay sừng sỏ tiết lộ. Đương nhiên, những vụ bán phá giá thế này đã được các hãng kiềm chế tối đa bằng cách phạt tiền. Số tiền phạt có khi lên tới hàng trăm triệu đồng.
Mặc dù vậy, nhiều nhân viên trong nghề cho biết, việc bán phá giá để giành khách xảy ra như cơm bữa. Ngoài cạnh tranh giữa các hãng, các đại lý, nhiều dân trong nghề cũng phải cạn tranh nhau. Chỉ lộ thông tin về khách hàng, là có thể bị “lạc” mất danh bạ điện thoại.
Nhiều dân trong nghề đều coi những cuốn sổ danh bạ đã “đánh dấu” khách “hot” (từ lóng chỉ những khách chắc chắn sẽ mua xe) là vật bất ly thân.
Dù chiếm một phần rất nhỏ trong số những người làm nghề, nhưng nhân viên bán xe là nữ lại có những lợi thế riêng. Nhan sắc cộng với tài ăn nói, chị em hoàn toàn có thể qua mặt cánh đàn ông.
"Trong cái nghề này, đẹp đương nhiên là có lợi song không hẳn lúc nào cũng tốt". L.A, nữ nhân viên bán hàng của một hãng xe sang tâm sự: “Khách hàng không phải ai cũng tốt. Nhiều người rất quá quắt, lợi dụng việc mình muốn bán xe mà “làm tới”. Có ông khách đã 9, 10 giờ tối rồi mà còn gọi em ra quán cà phê để bàn chuyện mua xe. Biết là không nên song nhiều khi ham bán xe quá cũng đành chấp nhận. Con gái làm cái nghề này cực lắm", L.A than thở.
"Nhiều người không chịu được vài tháng đã bỏ nghề rồi". Hầu như nữ nhân viên nào cũng đã từng phải đối mặt với cuộc “giao dịch” kiểu quấy rối như của L.A, "ranh giới giữa công việc với sự sa ngã rất mong manh, chỉ cần một phút không giữ mình họ sẽ trở thành người hoàn toàn khác", cô nói.
Mệt mỏi, stress, ấm ức, đơn độc là cảm xúc thường trực của những nhân viên bán xe ô tô bởi “độc lập tác chiến” là cách họ chọn để tồn tại trong nghề. Sự cạnh tranh khốc liệt khiến họ luôn phải tính toán, dè chừng ngay cả những người làm việc quanh mình.
Theo Autodaily/TTTĐ
Hành trang vào nghề
Vừa chân ướt, chân ráo ra trường, Huy chọn bán ô tô như công việc “chống cháy” trong khi chờ đợi một việc làm ổn định. Dễ xin việc, thu nhập tương đối, bán ô tô đã trở thành điểm đến của không ít người như Huy.
“Bài học vỡ lòng khi em trở thành nhân viên chính thức của một đại lý ô tô khá nổi tiếng ở Hà Nội là học cách nói xấu đối thủ cạnh tranh”.
Nắm điểm yếu của đối thủ trong lòng bàn tay, bất cứ lúc nào cũng có thể tuôn ra hàng tràng những nhược điểm của sản phẩm cạnh tranh và thổi phồng thế mạnh của hãng mình.
“Hót thế nào cho khách hàng phải cảm thấy chiếc xe mình mang ra giới thiệu là số một” - Huy thao thao bất tuyệt. “Đừng quên sưu tập danh bạ điện thoại”, một cạ cứng của Huy thêm vào. “Đương nhiên, để khách hàng, đặc biệt là những vị khách lần đầu mua xe “yên tâm” về những gì mình tư vấn thì phải hiểu về xe. Chỉ cần tỏ ra lơ mơ hay trả lời ấp úng một vấn đề mà khách hỏi là mất điểm ngay”.
Trong vòng xoáy thị trường
Để bán được 2-3 xe một tháng (chỉ tiêu tối thiểu của đại lý giao), mỗi nhân viên phải có ít nhất khoảng 100 khách hàng tiềm năng. Trong số này chỉ 9-10 người là có “tiền tươi, thóc thật” nhưng cuối cùng cũng chỉ có 2-3 người “vào chung kết”.
"Nếu không cẩn thận, anh cũng có thể bị hớt tay trên ngay trước khi về đích”. Câu chuyện mà T - nhân viên một đại lý ôtô ở HN kể cho chúng tôi chính là một kinh nghiệm xương máu trong cái thị trường nóng hơn cả chiến trường này: “Có lần khách của em đã đồng ý mọi chuyện chỉ chờ ký hợp đồng là xong thế mà còn hỏng vì tay một cô bé bên hãng xe đối thủ”.
"Tất cả cũng chỉ tại cái thương hiệu". Thăng nói tiếp vẻ bất mãn: “Mình chăm sóc khách cả tháng, gọi điện thoại hầu chuyện đến rát cổ thế mà nó chỉ tán có một buổi là xong nên chắc ăn nhất là ký hợp đồng ngay khi có thể”.
Cạnh tranh giữa các hãng gay gắt bên cạnh cuộc chạy đua giữa các đại lý trong cùng một hãng cũng không hề kém. Để bán được xe, nhân viên của các đại lý này không ngại giở võ của mình ra để loại đối thủ cạnh tranh được coi là “cùng hội nhưng không cùng thuyền” này. “Bạn biết chiêu phổ biến nhất là gì không? Ngoài số tiền tối đa giảm cho khách ngoài hợp đồng (theo quy định của hãng), nhiều đại lý còn chấp nhận giảm thêm cho khách từ một đến vài trăm USD".
"Nhiều khi, để đạt chỉ tiêu, nhân viên còn phải dùng tiền hoa hồng của mình để bớt thêm cho khách. Mà khách thì cứ chỗ nào rẻ thì họ mua thôi. Thời buổi này một đồng cũng quý”- Qúy một tay sừng sỏ tiết lộ. Đương nhiên, những vụ bán phá giá thế này đã được các hãng kiềm chế tối đa bằng cách phạt tiền. Số tiền phạt có khi lên tới hàng trăm triệu đồng.
Mặc dù vậy, nhiều nhân viên trong nghề cho biết, việc bán phá giá để giành khách xảy ra như cơm bữa. Ngoài cạnh tranh giữa các hãng, các đại lý, nhiều dân trong nghề cũng phải cạn tranh nhau. Chỉ lộ thông tin về khách hàng, là có thể bị “lạc” mất danh bạ điện thoại.
Nhiều dân trong nghề đều coi những cuốn sổ danh bạ đã “đánh dấu” khách “hot” (từ lóng chỉ những khách chắc chắn sẽ mua xe) là vật bất ly thân.
Dù chiếm một phần rất nhỏ trong số những người làm nghề, nhưng nhân viên bán xe là nữ lại có những lợi thế riêng. Nhan sắc cộng với tài ăn nói, chị em hoàn toàn có thể qua mặt cánh đàn ông.
"Trong cái nghề này, đẹp đương nhiên là có lợi song không hẳn lúc nào cũng tốt". L.A, nữ nhân viên bán hàng của một hãng xe sang tâm sự: “Khách hàng không phải ai cũng tốt. Nhiều người rất quá quắt, lợi dụng việc mình muốn bán xe mà “làm tới”. Có ông khách đã 9, 10 giờ tối rồi mà còn gọi em ra quán cà phê để bàn chuyện mua xe. Biết là không nên song nhiều khi ham bán xe quá cũng đành chấp nhận. Con gái làm cái nghề này cực lắm", L.A than thở.
"Nhiều người không chịu được vài tháng đã bỏ nghề rồi". Hầu như nữ nhân viên nào cũng đã từng phải đối mặt với cuộc “giao dịch” kiểu quấy rối như của L.A, "ranh giới giữa công việc với sự sa ngã rất mong manh, chỉ cần một phút không giữ mình họ sẽ trở thành người hoàn toàn khác", cô nói.
Mệt mỏi, stress, ấm ức, đơn độc là cảm xúc thường trực của những nhân viên bán xe ô tô bởi “độc lập tác chiến” là cách họ chọn để tồn tại trong nghề. Sự cạnh tranh khốc liệt khiến họ luôn phải tính toán, dè chừng ngay cả những người làm việc quanh mình.
Theo Autodaily/TTTĐ
Bình luận