1. Ngày nhà giáo Việt Nam tổ chức lần đầu tiên vào năm nào?
- A
1982
Khi Việt Nam thống nhất, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4/1982) và Bộ giáo dục, Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề, Ủy ban bảo vệ bà mẹ trẻ em…, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167/HĐBT, ngày 28/9/1982 quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày nhà giáo Việt Nam.
Ngày 20/11/1982, lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam đầu tiên được thực hiện trọng thể trên cả nước. - B
1983
- C
1984
- D
1985
2. "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý", câu nói này của ai?
- A
Chủ tịch Hồ Chí Minh
- B
Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Sinh thời, Thủ tướng Phạm Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Khác với các nghề khác, thành phẩm của giáo dục và công lao của người thầy chính là tạo ra những người tốt cho xã hội. Công lao của người thầy được ví như những chuyến đò chuyên chở tri thức.
- C
Thủ tướng Võ Văn Kiệt
- D
Thủ tướng Phạm Hùng
3. Không chỉ Việt Nam, quốc gia nào dưới đây cũng lấy 20/11 làm ngày nhà giáo?
- A
Australia và Singapore
- B
Singapore và Thổ Nhĩ Kỳ
- C
Trung Quốc
- D
Không quốc gia nào
Theo trang Australian Education Union, người Australia chọn thứ sáu cuối cùng của tháng 10 là ngày nhà giáo trên toàn quốc. Tuy nhiên, nếu rơi vào 31/10, trùng lễ Halloween, ngày lễ này sẽ được lùi lại một tuần.
Học sinh và phụ huynh cùng đến tham dự buổi lễ. Giáo viên thường được học sinh tặng quà. Tuy nhiên, nếu món quà có giá trị cao, họ phải trả tiền nếu không muốn bị Ủy ban chống tham nhũng quốc gia kiểm tra và xử phạt.
Còn với Singapore, theo thông tin trên website của Bộ Giáo dục nước này, ngày nhà giáo là thứ sáu đầu tiên trong tháng 9. Thông thường lễ kỷ niệm được tổ chức từ ngày hôm trước, học sinh được nghỉ nửa ngày để tham gia sự kiện với các tiết mục giải trí.
Tờ Hurriyet Daily News viết Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức ngày nhà giáo vào 24/11. Nước này xem nghề giáo là thiêng liêng và không gì có thể so sánh được. Mustafa Kemal Atatürk, vị tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, từng nói: "Một giáo viên tốt giống như một ngọn nến, nó đốt cháy bản thân để soi đường cho kẻ khác".
4. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ từng dạy học ở đâu?
- A
Hà Nội
- B
Huế
- C
Nghệ An
- D
Phan Thiết
Khoảng đầu tháng 9/1910, trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn tìm cách đi sang Pháp và các nước phương Tây “xem họ làm như thế nào để trở về giúp đồng bào”, thầy giáo Nguyễn Tất Thành dừng chân ở Phan Thiết. Người xin dạy học tại trường Dục Thanh đến tháng 2/1911.
Trong thời gian dạy học ở Trường Dục Thanh, lúc đầu thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở nhờ nhà cụ Hồ Tá Bang, sau chuyển ra ở cùng với học sinh nội trú của trường tại nhà Ngư trong khuôn viên trường. Thầy được phân công dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp Nhì, phụ trách thể dục buổi sáng cho trường, chăm lo xây dựng tủ sách, hướng dẫn học sinh trong các hoạt động ngoại khóa của trường.
Mặc dù việc dạy học chỉ là tạm thời nhưng thầy giáo Nguyễn Tất Thành nhiệt tình truyền dạy cho học sinh về tình yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên và những suy nghĩ về vận mệnh đất nước. Đây cũng là thời điểm Người tìm hiểu kỹ tình hình và điều kiện chuẩn bị cho cuộc hành trình vào Sài Gòn, vượt đại dương bôn ba tìm đường cứu nước.
5. Nhà giáo được tôn là tiên tri số 1 Việt Nam?
- A
Nguyễn Khuyến
- B
Lê Quý Đôn
- C
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), hiệu là Bạch Vân am cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử. Ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XVI.
Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Ông để lại cho hậu thế 487 câu sấm ký gọi là “Sấm Trạng Trình” cách đây đã trên 500 năm. Lạ kỳ, không ít sự kiện lịch sử Việt Nam và thế giới đã xảy ra trong suốt 500 năm qua có không ít điều “ứng” vào các câu ghi trong “Sấm Trạng Trình".
Trong Sấm Ký, Trạng ghi rõ về những biến thiên trong lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho đến hôm nay. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được xem là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam thông qua câu Sấm “Việt Nam khởi tổ gầy nên”. Tên nước lúc ông tiên tri là Đại Việt, 300 năm sau đổi thành Nam Việt và sau đó trở thành Việt Nam như hiện nay. - D
Nguyễn Đình Chiểu
Bình luận