(VTC News) - Chẳng những không chút mảy may lo ngại ngập mặn khủng khiếp đang hoành hành ở miền Tây, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng đây là cơ hội ngàn vàng để dân miền Tây làm giàu.
Trong những ngày này, khi xâm ngập mặn ở miền Tây đang trở thành nỗi lo thường trực của từ người dân cho tới lãnh đạo, Giáo sư Võ Tòng Xuân - nhà nông học danh tiếng của Đồng bằng sông Cửu Long gửi đến VTC News bài viết tâm đắc.
Ông cho rằng, không cần phải lo ngại về tình trạng nước mặn từ biển xâm nhập vào sâu trong đất liền. Ngược lại, đây là cơ hội ngàn vàng để dân miền Tây làm giàu.
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất bị thiệt hại bởi tình trạng khí hậu biến đổi không lường từ thập kỷ vừa qua.
Đặc biệt trong năm 2015 vừa rồi nông nghiệp thế giới bị ảnh hưởng lớn bởi hiện tượng El Nino xuất phát từ vùng xích đạo đông Thái bình dương khi nhiệt độ mặt biển tăng cao hơn bình thường.
Theo các chuyên gia khí tượng, nhiệt độ nước biển tăng cao tạo ra một hệ thống áp thấp nhiệt đới tràn lan ra cả vùng rộng lớn. Hệ thống áp thấp kéo theo hệ lụy dây chuyền cho các hệ áp cao và áp thấp trên khắp địa cầu.
Vì thế thời tiết thay đổi khó lường, cùng một thời điểm mà nơi thi mưa bão, nơi thì khô hạn. Nhìn chung trái đất của chúng ta trong năm qua lượng mưa ít hơn, khô hạn trầm trọng nhiều lục địa nhất là bắc Mỹ, Úc, Đông Á, Nam Á (Ấn Độ), và Nam Phi làm thiệt hại mùa màng như mía, lúa, bắp,... trong khi Nam Mỹ thì thời tiết thuận lợi hơn cho mùa bắp và đậu nành.
Vì thế thời tiết thay đổi khó lường, cùng một thời điểm mà nơi thi mưa bão, nơi thì khô hạn. Nhìn chung trái đất của chúng ta trong năm qua lượng mưa ít hơn, khô hạn trầm trọng nhiều lục địa nhất là bắc Mỹ, Úc, Đông Á, Nam Á (Ấn Độ), và Nam Phi làm thiệt hại mùa màng như mía, lúa, bắp,... trong khi Nam Mỹ thì thời tiết thuận lợi hơn cho mùa bắp và đậu nành.
Các chuyên gia khí tượng tiên đoán là đến tháng 8/2017 thì chu kỳ ngược của El Nino là La Nina sẽ xuất hiện mang đến ngập lụt cho các vùng hạn hán hiện nay.
Trong số các quốc gia dọc sông Cửu Long, Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã và đang lấy nước sông Tiền và sông Hậu nhiều nhất để mở rộng diện tích lúa có tưới trong mùa khô (Đông-Xuân) từ hơn 35 năm nay, giúp cho sản lượng lúa tăng gấp 5 lần so với năm 1974, đạt 25,5 triệu tấn lúa năm 2014.
Nhờ đó, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng tự túc lương thực, xuất khẩu hàng năm 6-7 triệu tấn gạo. Theo gương Việt Nam, các nước khác dọc sông Cửu Long cũng mở thêm diện tích lúa cao sản ngắn ngày vụ Đông Xuân, từ Vân Nam (Trung Quốc), xuống đến Lào và Campuchia.
Và mới hai năm gần đây Thái Lan cũng đắp đập lấy nước Cửu Long về tưới cho vùng Đông Bắc khô cằn nghèo khó. Thêm vào đó, hệ thống trên 12 đập thủy điện trên dòng chính sông Cửu Long từ Vân Nam sang Lào chắc chắn ảnh hưởng xấu đến lượng nước cuối nguồn.
Như thế khối lượng dòng chảy sông Cửu Long về đến ĐBSCL sẽ tiếp tục giảm, rõ nét nhất là trong mùa khô (Đông Xuân).
Theo các chuyên gia thủy văn nắm rõ lịch sử ngập lũ của vùng Hạ lưu sông Cửu Long, sự cung cấp nước ngọt và sự ngập lũ của ĐBSCL bị ảnh hưởng đáng kể do lượng mưa trong mùa gió mùa tây nam mà hai hồ chứa lớn nhất là Tonle Sap (Biển Hồ) và Đồng Tháp Mười xưa kia đã chứa nước cho cả vùng.
Ngày nay rừng đầu nguồn quanh Biển Hồ đã bị khai thác gần hết, đất bị xói mòn lấp cao đáy hồ nên lượng nước chứa lại không được bao nhiêu, và Đồng Tháp Mười cũng không còn là vùng trũng như trước nữa, thay thế bởi trên 700.000 hecta ruộng lúa 2-3 vụ/năm, nên đáp ứng nhu cầu nước tưới lúa bây giờ phải bơm từ sông Cửu Long chứ không thể từ hồ chứa Đồng Tháp Mười được. Mà nước sông bây giờ ngày càng giảm như đã nói trên đây!
Chống mặn bằng mọi giá để trồng lúa là hạ sách
Quyết định 899/QĐ-TTg của Chính phủ cho phép tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cụ thể cho chuyển đất lúa sang nuôi trồng cây con có giá trị cao hơn lúa, tuy đã ban hành từ tháng 6/2013 nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì đáng biểu dương. Chúng ta thấy rõ gần như không có chuyển biến gì tại các vùng đất ven biển không thích hợp trồng lúa trong mùa nắng.
Bộ NN&PTNT và lãnh đạo các địa phương không có nước ngọt trong mùa nắng vẫn tiếp tục chỉ đạo cho dân tiếp tục trồng lúa, bất chấp những cảnh báo khoa học. Và khi hạn hán trở nên ngày càng gay gắt, nguồn nước ngọt không về đủ, nhường chỗ cho nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền giết hại "lúa cải trời". Có khoảng 58.300 hecta lúa sẽ bị thiệt hại.
Chính quyền bốn tỉnh ven biển đang huy động sức người và sức của để cứu lúa. Và ngành nông nghiệp đang dự kiến một số dự án tiếp tục đắp đập ngăn mặn, giữ ngọt cho vùng mặn thiên nhiên này để nông dân tiếp tục trồng lúa an toàn.
Họ coi thường quyết định 899/QĐ-TTg. Vào Internet, trên trang Google, ta gõ "rice damaged by salinity intrusion 2016" thấy tin từ Việt Nam là phần lớn, một ít tin từ Bangladesh.
Thái Lan cũng đang bị hạn hán (không bị mặn) gay gắt nhất trong 50 năm làm thiệt hại mùa màng và nước sinh hoạt trong 12 tỉnh. Nhưng phần lớn tin tức xâm nhập mặn chỉ nói đến khía cạnh cây lúa, cho nên đã gây nên dư luận xem nước mặn quả là kẻ thù mọi người phải chống, bằng mọi cách.
Rất may, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong kỳ họp cuối tháng 2/2016 đã đánh giá tình trạng hạn hán năm nay thương đối toàn diện, ưu tiên cứu con người thiếu nước ngọt sinh hoạt trước khi cứu lúa, và Thủ tướng cũng gợi ý chuyển đổi sang cây trồng nào ít tốn nước hơn cho dân sản xuất.
Mưa bão, ngập lụt, hạn hán đều là thiên tai chứ có ai muốn. Có người hỏi tại sao lúc thời điểm này thiên tai lại ghét nông dân trồng lúa của bốn tỉnh ven biển miền tây dữ dội thế?
Có rất nhiều lý do mà báo đài và các cấp thẩm quyền đã nêu, nhưng lý do thực tế nhất mà có vài chuyên gia đã nói nhưng ít được phổ biến là thiên nhiên đã và đang phạt những ai cố trồng lúa trong điều kiện không thích hợp - tức là trong mùa không nước ngọt tại vùng mặn.
Một điều đáng chú ý là trong sự kiện này, tiếng nói của những người thấp cổ bé họng lại ít được phổ biến, đó là những người nuôi tôm sau khi thu hoạch lúa của tỉnh Bạc Liêu.
Hàng năm những nông dân thực hiện hệ thống canh tác lúa - tôm muốn có nước mặn để nuôi tôm nhưng phải đấu tranh với nông dân trồng lúa không cho nước mặn vào vùng này, rốt cuộc rồi cả lúa và tôm đều bị thiệt hại.
Tình trạng xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt sẽ ngày càng đi sâu hơn vào đất liền là một thực tế không cưỡng lại thiên nhiên được.
Trong quy hoạch cho cây lúa cao sản của ĐBSCL, từ khi chúng ta sử dụng lúa ngắn ngày, chúng tôi đã bố trí trồng hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, để mùa lũ tự nhiên cho khai thác thủy sản thiên nhiên.
Tại vùng ven biển nhiễm mặn trong mùa khô, chúng tôi cũng đã bố trí một vụ lúa trong mùa mưa, và khi dứt mưa thu hoạch lúa xong, lúc ruộng lúa đang còn sình lầy thì nông dân cho nước mặn lên ruộng để nuôi tôm, các kèo, cua, v.v… đạt lợi tức trên 3 lần lúa với nước mặn.
Như thế chúng ta không cần chống mặn bằng những biện pháp quá tốn kém để cố trồng thêm vụ lúa. Thế nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn còn sống trong thời "tất cả cho an ninh lương thực" trong thời đại ngày nay.
Cơ hội ngàn vàng để làm giàu
Và với đường hướng đó người ta đã xem nước mặn là kẻ thù phải chống triệt để. Có chống mặn họ sẽ có dịp thực hiện nhiều dự án ngăn mặn hàng ngàn tỷ đồng; ngăn mặn trồng lúa để địa phương có thêm lúa cần thiết cho thăng quan tiến chức.
Chỉ tội nghiệp cho hàng trăm ngàn nông dân mất cơ hội làm bạn với nước mặn để nuôi tôm để tăng gia lợi tức thay vì chịu số phận nghèo mãi vì trồng lúa.
Chúng tôi tin rằng đến thời điểm này tất cả chúng ta đang sẵn sàng bắt tay vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Đại Hội Đảng đổi mới, thì sự đổi mới trước tiên trong phát triển kinh tế Việt Nam là sự đổi mới tư duy, cách nghĩ và cách làm thế nào vừa sức với ngân sách quốc gia, sử dụng tài nguyên hợp lý sao cho cho đa số nông dân có thể bắt đầu làm giàu.
Nông dân không thể làm giàu bằng lúa gạo, như kinh nghiệm 40 năm qua cho thấy rất rõ. Trồng lúa phải tiêu tốn khối lượng ngân sách khổng lồ, tiêu tốn khối lượng nước ngọt quý hiếm rất lớn đáng lẽ phải dành cho nước sinh hoạt của dân ven biển.
Nhưng giá lúa thì luôn thấp mà đầu ra rất bấp bênh khiến nhà nước lại phải bỏ tiền ra mua tạm trữ, dân không lời được bao nhiêu. Chính sách "an ninh lương thực" đã làm tốt nhiệm vụ lịch sử từ lâu rồi, bây giờ phải sang chính sách "tái cơ cấu nông nghiệp."
Phải mạnh dạn tái cơ cấu nông nghiệp, vì chúng ta không thể tiếp tục buộc nông dân sản xuất lúa bằng chi phí cao như thế để đem bán rẻ cho thế giới thụ hưởng.
Trong Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN (AEC) Philippines giàu hơn Việt Nam vì tập trung cho dân sản xuất cây trồng đắt giá như chuối, khóm, xoài, và nhiều cây công nghiệp khác, để mua gạo rẻ tiền do Việt Nam cung cấp. Malaysia tập trung sản xuất cọ dầu, cao su, rau cải cao cấp, để mua gạo rẻ tiền của Việt Nam; Inđônesia cũng làm như thế. GDP đầu người của họ đều cao hơn ta là lẽ đương nhiên.
Trong thời đại tái cơ cấu nông nghiệp khi khí hậu biến đổi không lường, nước ngọt là tài nguyên thiên nhiên quí hiếm không tái tạo được thì chúng ta không nên xem nước mặn là kẻ thù mà là bạn tốt, để chọn hướng sản xuất thâm canh những cây trồng vật nuôi theo các hệ thống canh tác làm giàu bền vững tại vùng nhiễm mặn, như hệ thống lúa-tôm, lúa-cá, v.v., vườn cây ăn trái... để nhanh chóng tăng GDP bình quân đầu người Việt Nam như Nghị quyết Đại hội XII đã đề ra.
GS.Võ Tòng Xuân
Ông cho rằng, không cần phải lo ngại về tình trạng nước mặn từ biển xâm nhập vào sâu trong đất liền. Ngược lại, đây là cơ hội ngàn vàng để dân miền Tây làm giàu.
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất bị thiệt hại bởi tình trạng khí hậu biến đổi không lường từ thập kỷ vừa qua.
GS Võ Tòng Xuân - Nguồn ảnh: Internet |
Đặc biệt trong năm 2015 vừa rồi nông nghiệp thế giới bị ảnh hưởng lớn bởi hiện tượng El Nino xuất phát từ vùng xích đạo đông Thái bình dương khi nhiệt độ mặt biển tăng cao hơn bình thường.
Theo các chuyên gia khí tượng, nhiệt độ nước biển tăng cao tạo ra một hệ thống áp thấp nhiệt đới tràn lan ra cả vùng rộng lớn. Hệ thống áp thấp kéo theo hệ lụy dây chuyền cho các hệ áp cao và áp thấp trên khắp địa cầu.
Vì thế thời tiết thay đổi khó lường, cùng một thời điểm mà nơi thi mưa bão, nơi thì khô hạn. Nhìn chung trái đất của chúng ta trong năm qua lượng mưa ít hơn, khô hạn trầm trọng nhiều lục địa nhất là bắc Mỹ, Úc, Đông Á, Nam Á (Ấn Độ), và Nam Phi làm thiệt hại mùa màng như mía, lúa, bắp,... trong khi Nam Mỹ thì thời tiết thuận lợi hơn cho mùa bắp và đậu nành.
Video: Ngập mặn khủng khiếp ở miền Tây
Theo các chuyên gia khí tượng, nhiệt độ nước biển tăng cao tạo ra một hệ thống áp thấp nhiệt đới tràn lan ra cả vùng rộng lớn. Hệ thống áp thấp kéo theo hệ lụy dây chuyền cho các hệ áp cao và áp thấp trên khắp địa cầu. Vì thế thời tiết thay đổi khó lường, cùng một thời điểm mà nơi thi mưa bão, nơi thì khô hạn. Nhìn chung trái đất của chúng ta trong năm qua lượng mưa ít hơn, khô hạn trầm trọng nhiều lục địa nhất là bắc Mỹ, Úc, Đông Á, Nam Á (Ấn Độ), và Nam Phi làm thiệt hại mùa màng như mía, lúa, bắp,... trong khi Nam Mỹ thì thời tiết thuận lợi hơn cho mùa bắp và đậu nành.
Các chuyên gia khí tượng tiên đoán là đến tháng 8/2017 thì chu kỳ ngược của El Nino là La Nina sẽ xuất hiện mang đến ngập lụt cho các vùng hạn hán hiện nay.
Trong số các quốc gia dọc sông Cửu Long, Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã và đang lấy nước sông Tiền và sông Hậu nhiều nhất để mở rộng diện tích lúa có tưới trong mùa khô (Đông-Xuân) từ hơn 35 năm nay, giúp cho sản lượng lúa tăng gấp 5 lần so với năm 1974, đạt 25,5 triệu tấn lúa năm 2014.
Nhờ đó, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng tự túc lương thực, xuất khẩu hàng năm 6-7 triệu tấn gạo. Theo gương Việt Nam, các nước khác dọc sông Cửu Long cũng mở thêm diện tích lúa cao sản ngắn ngày vụ Đông Xuân, từ Vân Nam (Trung Quốc), xuống đến Lào và Campuchia.
Nguồn ảnh: Vnexpress |
Như thế khối lượng dòng chảy sông Cửu Long về đến ĐBSCL sẽ tiếp tục giảm, rõ nét nhất là trong mùa khô (Đông Xuân).
Theo các chuyên gia thủy văn nắm rõ lịch sử ngập lũ của vùng Hạ lưu sông Cửu Long, sự cung cấp nước ngọt và sự ngập lũ của ĐBSCL bị ảnh hưởng đáng kể do lượng mưa trong mùa gió mùa tây nam mà hai hồ chứa lớn nhất là Tonle Sap (Biển Hồ) và Đồng Tháp Mười xưa kia đã chứa nước cho cả vùng.
Ngày nay rừng đầu nguồn quanh Biển Hồ đã bị khai thác gần hết, đất bị xói mòn lấp cao đáy hồ nên lượng nước chứa lại không được bao nhiêu, và Đồng Tháp Mười cũng không còn là vùng trũng như trước nữa, thay thế bởi trên 700.000 hecta ruộng lúa 2-3 vụ/năm, nên đáp ứng nhu cầu nước tưới lúa bây giờ phải bơm từ sông Cửu Long chứ không thể từ hồ chứa Đồng Tháp Mười được. Mà nước sông bây giờ ngày càng giảm như đã nói trên đây!
Chống mặn bằng mọi giá để trồng lúa là hạ sách
Quyết định 899/QĐ-TTg của Chính phủ cho phép tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cụ thể cho chuyển đất lúa sang nuôi trồng cây con có giá trị cao hơn lúa, tuy đã ban hành từ tháng 6/2013 nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì đáng biểu dương. Chúng ta thấy rõ gần như không có chuyển biến gì tại các vùng đất ven biển không thích hợp trồng lúa trong mùa nắng.
Bộ NN&PTNT và lãnh đạo các địa phương không có nước ngọt trong mùa nắng vẫn tiếp tục chỉ đạo cho dân tiếp tục trồng lúa, bất chấp những cảnh báo khoa học. Và khi hạn hán trở nên ngày càng gay gắt, nguồn nước ngọt không về đủ, nhường chỗ cho nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền giết hại "lúa cải trời". Có khoảng 58.300 hecta lúa sẽ bị thiệt hại.
|
Họ coi thường quyết định 899/QĐ-TTg. Vào Internet, trên trang Google, ta gõ "rice damaged by salinity intrusion 2016" thấy tin từ Việt Nam là phần lớn, một ít tin từ Bangladesh.
Thái Lan cũng đang bị hạn hán (không bị mặn) gay gắt nhất trong 50 năm làm thiệt hại mùa màng và nước sinh hoạt trong 12 tỉnh. Nhưng phần lớn tin tức xâm nhập mặn chỉ nói đến khía cạnh cây lúa, cho nên đã gây nên dư luận xem nước mặn quả là kẻ thù mọi người phải chống, bằng mọi cách.
Rất may, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong kỳ họp cuối tháng 2/2016 đã đánh giá tình trạng hạn hán năm nay thương đối toàn diện, ưu tiên cứu con người thiếu nước ngọt sinh hoạt trước khi cứu lúa, và Thủ tướng cũng gợi ý chuyển đổi sang cây trồng nào ít tốn nước hơn cho dân sản xuất.
Mưa bão, ngập lụt, hạn hán đều là thiên tai chứ có ai muốn. Có người hỏi tại sao lúc thời điểm này thiên tai lại ghét nông dân trồng lúa của bốn tỉnh ven biển miền tây dữ dội thế?
Có rất nhiều lý do mà báo đài và các cấp thẩm quyền đã nêu, nhưng lý do thực tế nhất mà có vài chuyên gia đã nói nhưng ít được phổ biến là thiên nhiên đã và đang phạt những ai cố trồng lúa trong điều kiện không thích hợp - tức là trong mùa không nước ngọt tại vùng mặn.
Một điều đáng chú ý là trong sự kiện này, tiếng nói của những người thấp cổ bé họng lại ít được phổ biến, đó là những người nuôi tôm sau khi thu hoạch lúa của tỉnh Bạc Liêu.
Hàng năm những nông dân thực hiện hệ thống canh tác lúa - tôm muốn có nước mặn để nuôi tôm nhưng phải đấu tranh với nông dân trồng lúa không cho nước mặn vào vùng này, rốt cuộc rồi cả lúa và tôm đều bị thiệt hại.
Tình trạng xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt sẽ ngày càng đi sâu hơn vào đất liền là một thực tế không cưỡng lại thiên nhiên được.
Trong quy hoạch cho cây lúa cao sản của ĐBSCL, từ khi chúng ta sử dụng lúa ngắn ngày, chúng tôi đã bố trí trồng hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, để mùa lũ tự nhiên cho khai thác thủy sản thiên nhiên.
Tại vùng ven biển nhiễm mặn trong mùa khô, chúng tôi cũng đã bố trí một vụ lúa trong mùa mưa, và khi dứt mưa thu hoạch lúa xong, lúc ruộng lúa đang còn sình lầy thì nông dân cho nước mặn lên ruộng để nuôi tôm, các kèo, cua, v.v… đạt lợi tức trên 3 lần lúa với nước mặn.
Như thế chúng ta không cần chống mặn bằng những biện pháp quá tốn kém để cố trồng thêm vụ lúa. Thế nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn còn sống trong thời "tất cả cho an ninh lương thực" trong thời đại ngày nay.
Cơ hội ngàn vàng để làm giàu
Và với đường hướng đó người ta đã xem nước mặn là kẻ thù phải chống triệt để. Có chống mặn họ sẽ có dịp thực hiện nhiều dự án ngăn mặn hàng ngàn tỷ đồng; ngăn mặn trồng lúa để địa phương có thêm lúa cần thiết cho thăng quan tiến chức.
Chỉ tội nghiệp cho hàng trăm ngàn nông dân mất cơ hội làm bạn với nước mặn để nuôi tôm để tăng gia lợi tức thay vì chịu số phận nghèo mãi vì trồng lúa.
Chúng tôi tin rằng đến thời điểm này tất cả chúng ta đang sẵn sàng bắt tay vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Đại Hội Đảng đổi mới, thì sự đổi mới trước tiên trong phát triển kinh tế Việt Nam là sự đổi mới tư duy, cách nghĩ và cách làm thế nào vừa sức với ngân sách quốc gia, sử dụng tài nguyên hợp lý sao cho cho đa số nông dân có thể bắt đầu làm giàu.
|
Nhưng giá lúa thì luôn thấp mà đầu ra rất bấp bênh khiến nhà nước lại phải bỏ tiền ra mua tạm trữ, dân không lời được bao nhiêu. Chính sách "an ninh lương thực" đã làm tốt nhiệm vụ lịch sử từ lâu rồi, bây giờ phải sang chính sách "tái cơ cấu nông nghiệp."
Phải mạnh dạn tái cơ cấu nông nghiệp, vì chúng ta không thể tiếp tục buộc nông dân sản xuất lúa bằng chi phí cao như thế để đem bán rẻ cho thế giới thụ hưởng.
Trong Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN (AEC) Philippines giàu hơn Việt Nam vì tập trung cho dân sản xuất cây trồng đắt giá như chuối, khóm, xoài, và nhiều cây công nghiệp khác, để mua gạo rẻ tiền do Việt Nam cung cấp. Malaysia tập trung sản xuất cọ dầu, cao su, rau cải cao cấp, để mua gạo rẻ tiền của Việt Nam; Inđônesia cũng làm như thế. GDP đầu người của họ đều cao hơn ta là lẽ đương nhiên.
Trong thời đại tái cơ cấu nông nghiệp khi khí hậu biến đổi không lường, nước ngọt là tài nguyên thiên nhiên quí hiếm không tái tạo được thì chúng ta không nên xem nước mặn là kẻ thù mà là bạn tốt, để chọn hướng sản xuất thâm canh những cây trồng vật nuôi theo các hệ thống canh tác làm giàu bền vững tại vùng nhiễm mặn, như hệ thống lúa-tôm, lúa-cá, v.v., vườn cây ăn trái... để nhanh chóng tăng GDP bình quân đầu người Việt Nam như Nghị quyết Đại hội XII đã đề ra.
GS.Võ Tòng Xuân
Bình luận