• Zalo

Ngành Y tế thiệt hại hơn 50 tỷ đồng sau bão Doksuri

Sức khỏeThứ Ba, 19/09/2017 17:13:00 +07:00Google News

Bão số 10 Doksuri đi qua để lại thiệt hại nặng nề về người và của, hàng chục người chết và hàng trăm người bị thương, nhiều bệnh viện hư hỏng nặng, thiệt hại vật chất lên tới hơn 50 tỷ đồng.

Vừa qua, cơn bão số 10 có tên quốc tế là Doksuri đã độ bổ vào nước ta, gây hậu quả nặng nề cho các tỉnh miền Trung dọc từ Nghệ An đổ vào cho tới Thừa Thiên - Huế.

Cơn bão số 10 này được coi là cơn bão mạnh nhất trong thập kỷ, tâm bão đổ bộ vào Hà Tinh – Quảng Bình nhưng gây ảnh hưởng trên diện rộng cho các địa phương lân cận.

Bộ Y tế vừa báo cáo về tình hình thiệt hại do cơn bão số 10 gây ra.

khac phuc  bao so 10-2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp chỉ đạo khắc phục thiệt hại sau bão số 10 Doksuri 

Đã có tổng cộng 9 người thiệt mang sau khi cơn bão Doksuri đổ bộ, nặng nhất là ở Hòa Bình với 3 người chết; Thanh Hóa, Quảng Bình 2 người và Nghệ An, Thừa Thiên - Huế 1 người chết.

Bên cạnh đó, bão số 10 khiến 112 người bị người; trong đó, tỉnh Quảng Bình với 89 người, Quảng Trị 10 và Hà Tĩnh 9, các tỉnh còn lại là Nghệ An 1 người, Thừa Thiên - Huế 3 người. Hiện vẫn còn 4 người được cho là mất tích tại tỉnh Quảng Bình.

Ngoài thiệt hại về người, cơn báo số 10 còn gây ra hậu quả nặng nề về cơ sở vật chất đối với các bệnh viện. Hơn 11.000 m2 mái tôn, mái ngói bị tốc sạch hoàn toàn, 180 cửa chính/cửa sổ bị vỡ, hư hỏng, trên 300 cây xanh đường kính trên 20 cm bị gãy đổ, tổng thiệt hại lên tới hơn 40 tỷ đồng.

65 Trạm Y tế bị tốc, sập mái, 2 Trạm Y tế hư hỏng trên 70%, hàng trăm cánh cửa đổ vỡ, hàng trăm cây xanh bị gãy đổ, thiệt hại lên tới gần 15 tỷ đồng.  

Video: Cảnh hoang tàn ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh sau bão số 10

Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục liên lạc, đôn đốc các Sở Y tế tỉnh miền Trung và các đơn vị trong ngành thực hiện nghiêm công tác ứng phó và khắc phục hậu quả do cơn bão số 10 gây ra.

Phối hợp với các bên liên quan để hướng dẫn người dân thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường, đảm bảo nguồn nươc sạch; đồng thời phát hiện, xử lý sớm, triệt để những khu vực đang bị ô nhiễm nặng, những nơi có nhiều nguy cơ bùng phát dịch.

Các tỉnh thường xuyên giữ liên lạc với Văn phong Ban Chỉ đạo PCLBTW - Ủy ban Quốc gia TKCN để kịp thời nắm thông tin chỉ đạo liên quan tới ngành Y tế.    

Nguyên Hoàng
Bình luận
vtcnews.vn