Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, tính riêng 3 tháng đầu năm 2021, giao dịch qua kênh internet tại nước ta lên đến 8,1 triệu tỷ đồng, tăng 28,4% so với quý I/2020. Giao dịch qua kênh điện thoại di động là hơn 4,6 triệu tỷ đồng, tăng đến 103% so với quý I/2020 (nguồn).
Để đáp ứng tốt xu hướng này nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống, ngành ngân hàng đã có sự nỗ lực rất lớn bằng việc ứng dụng hàng loạt công nghệ mới như ví điện tử, eKYC, dịch vụ số đa nền tảng…
Định danh khách hàng điện tử (eKYC)
Quy trình giao dịch trực tuyến không thể hoàn hảo nếu khách hàng vẫn cần đến phòng giao dịch để thực hiện thủ tục mở tài khoản. Chính vì vậy, eKYC (Định danh khách hàng điện tử) được xem là mảnh ghép phải có trong bức tranh ngân hàng số.
Tiên phong ứng dụng công nghệ này, với BIDV SmartBanking thế hệ mới, khách hàng có thể thực hiện toàn bộ các bước đăng ký tại nhà, thông qua hệ thống eKYC của BIDV. Người dùng chỉ cần chụp ảnh giấy tờ tùy thân, ảnh khuôn mặt, hệ thống sẽ kiểm tra các thông tin hợp lệ và tiến hành mở tài khoản để khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng ngay lập tức.
Đại diện BIDV – Bà Nguyễn Thị Quỳnh Giao – Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối Ngân hàng Bán lẻ cho biết: “eKYC chính là bước tiến mới trong chiến lược số hóa toàn diện của BIDV khi đầu tư vào các kênh số, quy trình số cũng như các sản phẩm số. Sự phát triển này cũng là minh chứng cho nỗ lực của BIDV để phục vụ khách hàng tốt hơn và mang đến những sản phẩm số tiện ích hơn”. Chỉ trong 02 tháng kể từ khi triển khai, BIDV đã ghi nhận gần 200.000 lượt đăng ký thành công thông qua eKYC trên SmartBanking.
Giao dịch đa nền tảng, bám sát nhu cầu từng cá nhân
Trong guồng quay cuộc sống ngày càng bận rộn, những vấn đề như ghi nhớ mật khẩu, chuyển đổi thiết bị giao dịch, cân đối các khoản thu chi,… cũng trở thành phiền toái cho không ít khách hàng. Nắm bắt tâm tư đó, nhiều ngân hàng đang cải tiến dịch vụ để đưa ra các giải pháp hỗ trợ hiệu quả.
Với trường hợp của BIDV SmartBanking, ngân hàng số này đã mở rộng ứng dụng trên cả điện thoại, máy tính, đồng hồ thông minh, bàn phím thông minh,… giúp người dùng có thể thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi, thông qua các thiết bị cá nhân và tại không gian, thời điểm thuận tiện nhất. Đặc biệt, các thiết bị này sử dụng thống nhất chỉ 1 tên tài khoản, 1 mật khẩu cho mỗi người dùng, giảm tối đa phiền toái cho khách hàng.
BIDV SmartBanking cũng vừa ra mắt chức năng mới cho phép khách hàng thiết lập kế hoạch thu chi (hoạch định các khoản thu, chia tỷ lệ các khoản chi sinh hoạt, mua sắm, tiết kiệm…) và báo cáo sát sao quá trình thực hiện. Chức năng này chạm đúng nhu cầu thiết thực của rất đông khách hàng trẻ.
Việc có được cái nhìn tổng quát về các khoản chi tiêu sẽ giúp người dùng giám sát được tài chính cá nhân, từ đó cân đối các nguồn tiền, cắt giảm khoản chi không cần thiết, dễ dàng tích lũy và ứng phó với những rủi ro trong cuộc sống.
Hiện trên các kho ứng dụng mobile cũng có một số phần mềm hỗ trợ quản lý thu chi tương tự, nhưng hầu như bạn sẽ phải nhập thông tin hoàn toàn thủ công và trả phí để sử dụng chứ không tự động và tích hợp sẵn trên ứng dụng ngân hàng như BIDV SmartBanking.
Ví điện tử
Theo báo cáo của IDC, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ví điện tử giai đoạn 2017-2022 đạt 67%, xếp thứ 3 trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Cũng theo báo cáo này, nhu cầu sử dụng ví điện tử sẽ tiếp tục tăng cao do tác động của dịch Covid-19 cùng với sự ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của thế hệ Millennials (những người sinh sau 1980 đến đầu 2.000) và GenZ (những người sinh sau năm 2.000) (nguồn).
Nhu cầu trên đặt ra thách thức lớn, đồng thời cũng là cơ hội hiếm có để các TCTC chạy đua bứt phá thứ hạng. Theo chia sẻ từ BIDV, 'ông lớn' ngành ngân hàng này đang đặt mục tiêu tạo hệ sinh thái dịch vụ quy mô lớn cho người dùng BIDV SmartBanking. Nhờ đó, khách hàng của BIDV SmartBanking sẽ được sử dụng mọi chức năng của ví điện tử và các dịch vụ ngân hàng như chuyển tiền, gửi tiết kiệm, trả nợ vay… trên cùng một ứng dụng.
Để phát triển hệ sinh thái này, BIDV đã đẩy mạnh liên kết với các TCTC, ký kết hợp tác với hơn 1.000 nhà cung cấp, 32/43 công ty Fintech tại Việt Nam để đem đến hơn 2.000 dịch vụ thanh toán trên ví điện tử và tiếp tục mở rộng hệ sinh thái trong thời gian tới.
Qua những ví dụ trên, có thể thấy giữa bối cảnh đại dịch, các ngân hàng đang tích cực biến 'nguy' thành 'cơ', thay đổi hình thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ để bắt kịp xu hướng và chiếm lĩnh những thị trường mới, thói quen, hành vi mới. Điều này không chỉ đem đến lợi ích cho khách hàng mà còn hứa hẹn giúp hệ thống tài chính Việt Nam tiến gần hơn công nghệ số toàn cầu.
Bình luận