Ngân hàng Nhà nước đang quay lại xu hướng hút tiền Đồng về với mục tiêu giảm áp lực lên tỷ giá hối đoái. Ảnh: Chí Hùng. |
Theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước, trong phiên giao dịch đầu tuần này, cơ quan quản lý tiếp tục sử dụng công cụ mua kỳ hạn 14 ngày với giá trị 6.780,91 tỷ đồng, lãi suất 6%/năm, để bơm ra lượng tiền Đồng tương ứng cho 10 thành viên thị trường. Ở chiều ngược lại, nhà điều hành không thực hiện bất kỳ giao dịch phát hành tín phiếu hút tiền nào.
Như vậy, đây là phiên giao dịch đầu tiên NHNN không thực hiện phát hành tín phiếu hút tiền sau 4 phiên phát hành liên tiếp trước đó.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán SSI vẫn cho rằng NHNN đang từng bước quay trở lại xu hướng hút ròng khối lượng tiền Đồng khỏi thị trường.
Cụ thể, ghi nhận trong báo cáo thị trường tiền tệ, trái phiếu tuần 14-18/11, SSI thống kê các giao dịch trên thị trường mở của NHNN cho biết trong tuần trước đã có 58.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, theo đó nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục được nhà điều hành sử dụng xuyên suốt tuần với khối lượng phát hành mới 43.600 tỷ, kỳ hạn 14 ngày và lãi suất trúng thầu duy trì ở mức 6%/năm.
Ở chiều ngược lại, NHNN đã quay lại phát hành tín phiếu với tổng khối lượng 40.000 tỷ đồng, kỳ hạn 28 ngày (dài hơn mức 7 ngày thường thấy trước đó), qua đó rút về lượng tiền Đồng tương ứng.
Với kỳ hạn 28 ngày, nhanh nhất phải tới trung tuần tháng 12, gần 40.000 tỷ đồng này mới có thể đáo hạn và quay trở lại thị trường.
Bên cạnh việc phát hành tín phiếu hút tiền trở lại, hình thức đấu thầu lãi suất cũng đã được NHNN áp dụng sau hơn 4 tuần sử dụng phương thức đấu thầu khối lượng. Theo đó, lãi suất trúng thầu đã giảm về 4,5%/năm trong phiên cuối tuần, từ mức 6%/năm trước đó.
KINH DOANH TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁN
Ngân hàng Nhà nước dần quay lại xu hướng hút tiềnQuang Thắng Thứ ba, 22/11/2022 17:00 (GMT+7)Vẫn duy trì giao dịch bơm tiền hỗ trợ thanh khoản các ngân hàng có nhu cầu trên thị trường mở, nhưng NHNN đang quay lại xu hướng hút tiền về với việc liên tục phát hành tín phiếu.
Ngân hàng Nhà nước đang quay lại xu hướng hút tiền Đồng về với mục tiêu giảm áp lực lên tỷ giá hối đoái. Ảnh: Chí Hùng.
Ngân hàng Nhà nước đang quay lại xu hướng hút tiền Đồng về với mục tiêu giảm áp lực lên tỷ giá hối đoái. Ảnh: Chí Hùng.Theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước, trong phiên giao dịch đầu tuần này, cơ quan quản lý tiếp tục sử dụng công cụ mua kỳ hạn 14 ngày với giá trị 6.780,91 tỷ đồng, lãi suất 6%/năm, để bơm ra lượng tiền Đồng tương ứng cho 10 thành viên thị trường. Ở chiều ngược lại, nhà điều hành không thực hiện bất kỳ giao dịch phát hành tín phiếu hút tiền nào.
Như vậy, đây là phiên giao dịch đầu tiên NHNN không thực hiện phát hành tín phiếu hút tiền sau 4 phiên phát hành liên tiếp trước đó.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán SSI vẫn cho rằng NHNN đang từng bước quay trở lại xu hướng hút ròng khối lượng tiền Đồng khỏi thị trường.
Cụ thể, ghi nhận trong báo cáo thị trường tiền tệ, trái phiếu tuần 14-18/11, SSI thống kê các giao dịch trên thị trường mở của NHNN cho biết trong tuần trước đã có 58.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, theo đó nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục được nhà điều hành sử dụng xuyên suốt tuần với khối lượng phát hành mới 43.600 tỷ, kỳ hạn 14 ngày và lãi suất trúng thầu duy trì ở mức 6%/năm.
Ở chiều ngược lại, NHNN đã quay lại phát hành tín phiếu với tổng khối lượng 40.000 tỷ đồng, kỳ hạn 28 ngày (dài hơn mức 7 ngày thường thấy trước đó), qua đó rút về lượng tiền Đồng tương ứng.
Với kỳ hạn 28 ngày, nhanh nhất phải tới trung tuần tháng 12, gần 40.000 tỷ đồng này mới có thể đáo hạn và quay trở lại thị trường.
Bên cạnh việc phát hành tín phiếu hút tiền trở lại, hình thức đấu thầu lãi suất cũng đã được NHNN áp dụng sau hơn 4 tuần sử dụng phương thức đấu thầu khối lượng. Theo đó, lãi suất trúng thầu đã giảm về 4,5%/năm trong phiên cuối tuần, từ mức 6%/năm trước đó.
Tính chung cả tuần, NHNN đã hút ròng gần 55.000 tỷ đồng trên kênh thị trường mở. Khối lượng tín phiếu lưu hành trên kênh cầm cố giảm về 66.000 tỷ, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh hơn 106.000 tỷ đồng vào đầu tháng 11.
Theo SSI, NHNN đang từng bước quay lại xu hướng hút ròng trên kênh thị trường mở với mục đích chính là đẩy mặt bằng lãi suất thị trường 2 (liên ngân hàng) lên cao hơn so với lãi suất USD. Từ đó tạo khoảng cách an toàn cho lãi suất VNĐ chuẩn bị cho cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tháng 12 tới đây.
Với động thái kể trên, lãi suất cho vay liên ngân hàng đã nhích tăng trong nửa cuối tuần trước, kỳ hạn qua đêm ghi nhận ở mức 5,4%/năm, tăng 0,8 điểm % so với tuần trước đó. Chênh lệch lãi suất VNĐ và USD theo đó đã được cải thiện lên mức 1,5 điểm %.
Các chuyên gia phân tích cũng cho rằng NHNN sẽ sớm công bố hạn mức tín dụng mới cho các ngân hàng, nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề về thanh khoản cho doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, việc bổ sung thêm hạn mức tín dụng sẽ chỉ giải quyết một phần nhỏ vấn đề hiện nay.
Theo đó, thông tin từ NHNN cho biết hạn mức tín dụng đã được phân bổ cho các ngân hàng thương mại là 13% và tăng trưởng tín dụng đến nay mới đạt 11,5% so với đầu năm. Do vậy, dư địa để các ngân hàng thương mại được cấp tín dụng hiện tại là có, tuy nhiên, vấn đề là các tiêu chí cho việc giải ngân cho vay có được nới ra hay không.
“Bên cạnh đó, hạn mức tín dụng được phân bổ với tỷ lệ về các ngân hàng thương mại như thế nào cũng là một vấn đề khó khăn dành cho NHNN”, SSI phân tích.
Theo SSI, nếu tỷ trọng nghiêng nhiều về các tổ chức tín dụng có hệ số an toàn vốn cao, đây sẽ là những ngân hàng thận trọng và không gặp nhiều vấn đề cho thanh khoản thắt chặt trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp gây ra.
Ngoài ra, chênh lệch huy động vốn - tín dụng chưa có nhiều cải thiện nên việc nới trần tín dụng phù hợp hơn để gia hạn khoản vay cũ, thay vì dành cho các khoản vay mới.
Dự báo trong tuần này, SSI cho rằng NHNN sẽ tiếp tục sử dụng linh hoạt công cụ mua - bán tín phiếu trên thị trường mở để điều tiết thanh khoản các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, xu hướng chính của cơ quan quản lý vẫn là hút tiền, từ đó nâng mặt bằng lãi suất cho vay VNĐ trên kênh liên ngân hàng lên mức an toàn so với lãi suất USD.
Bình luận