Không phải là bác sĩ vẫn có thể thấy thể trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam có vấn đề...
Mùa đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 các ngân hàng thương mại đã đi qua. Ngân hàng không cổ tức, triền miên không cổ tức, hay cổ đông chỉ xin 1% như tượng trưng là thực tế hiện nay.
Mỗi ngân hàng đều có câu trả lời. Còn với cổ đông, không phải là bác sĩ vẫn có thể thấy thể trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam có vấn đề. Những cơ thể đốt nhiều năng lượng, tổng tài sản và tín dụng tăng trưởng mạnh, nhưng cổ đông không hấp thụ được đồng nào cổ tức hoặc hấp thụ kém.
Thực trạng không mới
Mùa này, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) chưa tiến hành được đại hội đồng cổ đông, do ngày 29/4 vừa qua không có đủ cổ đông tham dự đạt từ 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Công việc tại đây vẫn đang ngổn ngang.
Đã nhiều lần lãnh đạo Eximbank trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông điệp: ngân hàng quyết tâm làm sạch sẽ sổ sách từ trong ra ngoài - nguyên nhân chính khiến các chỉ tiêu kinh doanh liên tục giảm sâu, dù đã ba năm rồi.
Theo thông tin công bố bước đầu, tổng tài sản Eximbank đến cuối quý 1/2016 là 123.263 tỷ đồng, tiếp tục xuống sâu so với mức khoảng 180.000 tỷ đồng trước đây. Điều này có đáng ngại không, hay vì phải tập trung cho quyết tâm làm sạch nói trên?
So sánh thường khập khiễng. Song, nói một cách hình ảnh thì tổng tài sản ngân hàng giống như một đội bóng vậy. Khi các cầu thủ rút hẳn về sân nhà, co cụm và “đổ bê tông”, họ mất thế tấn công.
Trong hoạt động ngân hàng, thế tấn công gắn với thị phần. Eximbank đã làm mất đi điều đó. Tổng tài sản liên tục giảm mạnh, đồng nghĩa thị phần đã mất đi nhiều, trong khi các ngân hàng khác đã gia tăng mạnh. Và khi lợi nhuận “thủng lưới” thì dĩ nhiên không có cổ tức.
Eximbank đã đành. Những ngân hàng lớn khác có tốc độ tăng trưởng tài sản, huy động và cho vay ấn tượng nhưng cổ tức triền miên khất, hoặc rất thấp, hoặc phải tranh thủ luôn nguồn lực cổ tức làm vốn đệm cho các chỉ số an toàn.
Như trên, những cơ thể phổng phao, đốt nhiều năng lượng mà cổ đông không hấp thụ được, hoặc hấp thụ kém cổ tức, hẳn là có vấn đề.
Vậy cổ tức bị khê đọng ở đâu?
Thực trạng trên không mới. Liên quan vẫn là một phần quy mô nợ xấu lớn vẫn chưa được xử lý thực chất, mà mới tạm gửi ở Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam ba năm qua.
Thêm một dữ liệu tham khảo khác, đó là quy mô lãi dự thu của toàn hệ thống liên tục gia tăng, và đột biến kể từ năm 2012 đến nay.
Từ chỉ hơn 40.000 tỷ đồng đầu 2012, lãi dự thu toàn hệ thống đã tăng vọt lên trên 100.000 tỷ đồng vào năm 2013 và chỉ giảm nhẹ một chút vào cuối 2014 rồi vọt trở lại.
Tính đến cuối quý 1/2016, tổng quy mô lãi dự thu của 34 ngân hàng thương mại đã lên tới khoảng 168.000 tỷ đồng, trong đó 123.000 tỷ đồng là tín dụng. Nổi trội là SCB, Sacombank có quy mô lãi dự thu rất lớn, kế đến là BIDV, Agribank, VietinBank, DongA Bank…
Thử thách cam kết lãi suất
Sự ngổn ngang của lãi dự thu và nợ xấu gắn với chi phí trích lập dự phòng, lợi nhuận bị chia sẻ và cổ tức kém hoặc không thể chia cổ tức, dù ngân hàng vẫn đều đặn báo cáo các tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Họ phải đốt nhiều năng lượng hơn để bù đắp lực đã tiêu hao.
Ngân hàng phải gia tăng tổng tài sản, huy động được nhiều hơn để cho vay nhiều hơn. Vì lãi dự thu và nợ xấu lớn vẫn còn đó, vốn còn kẹt đó. Như “trò chơi Ponzi”, vốn đã cho vay đi rồi không hoặc chưa thu hồi được, càng phải tăng huy động của khoản sau bù cho khoản trước.
Muốn tăng huy động, lãi suất cần hấp dẫn. Muốn bù chi phí vốn kẹt, lợi nhuận và cổ tức bị chia sẻ. Muốn hai điểm này bớt bị chia sẻ, ngân hàng phải tăng cả lượng (tín dụng) và ít nhất duy trì được chất (lãi biên và lãi suất cho vay).
Đó là chưa kể, nhiều ngân hàng hiện đang đứng trước khó khăn khó đẩy mạnh được thêm lượng, do tỷ lệ cho vay so với huy động đã quá cao (bình quân khối quốc doanh đã áp sát ngưỡng 100%); tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tăng nhanh năm qua; tỷ lệ an toàn vốn chấp chới, thậm chí có nguy cơ không đảm bảo và buộc phải tăng được vốn (một phần do áp tiêu chuẩn mới của Basel 2)…
Bên cạnh câu chuyện cổ tức ở trên, đó cũng chính là những ngổn ngang thử thách ngay từ thể trạng hệ thống hiện nay đối với cam kết bình ổn lãi suất mà tân Thống đốc Lê Minh Hưng vừa đưa ra tại hội nghị giữa Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 29/4 vừa qua.
Và chưa kể, thử thách đối với cam kết đó còn tiềm ẩn từ lạm phát đã cho xu hướng tăng trở lại, tỷ giá vẫn mang dáng dấp của một thùng thuốc súng dù đang vơi hoặc tạm ẩm đi.
Trong khi đó, thông tin bước đầu gợi mở: Chính phủ dự kiến chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phải làm sao để bơm được vốn nhiều hơn, rẻ hơn cho doanh nghiệp, để hỗ trợ thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cao; thậm chí trở lại cho vay ngoại tệ khi mà nhà điều hành chính sách tiền tệ vừa mới thể hiện quyết tâm chống đô la hóa để giữ ổn định tỷ giá.
Nguồn: VnEconomy
Mùa đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 các ngân hàng thương mại đã đi qua. Ngân hàng không cổ tức, triền miên không cổ tức, hay cổ đông chỉ xin 1% như tượng trưng là thực tế hiện nay.
Mỗi ngân hàng đều có câu trả lời. Còn với cổ đông, không phải là bác sĩ vẫn có thể thấy thể trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam có vấn đề. Những cơ thể đốt nhiều năng lượng, tổng tài sản và tín dụng tăng trưởng mạnh, nhưng cổ đông không hấp thụ được đồng nào cổ tức hoặc hấp thụ kém.
Thử thách đối với cam kết ổn định lãi suất đặt ra ngay từ ngổn ngang khó khăn của hệ thống ngân hàng hiện nay. |
Thực trạng không mới
Mùa này, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) chưa tiến hành được đại hội đồng cổ đông, do ngày 29/4 vừa qua không có đủ cổ đông tham dự đạt từ 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Công việc tại đây vẫn đang ngổn ngang.
Đã nhiều lần lãnh đạo Eximbank trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông điệp: ngân hàng quyết tâm làm sạch sẽ sổ sách từ trong ra ngoài - nguyên nhân chính khiến các chỉ tiêu kinh doanh liên tục giảm sâu, dù đã ba năm rồi.
Theo thông tin công bố bước đầu, tổng tài sản Eximbank đến cuối quý 1/2016 là 123.263 tỷ đồng, tiếp tục xuống sâu so với mức khoảng 180.000 tỷ đồng trước đây. Điều này có đáng ngại không, hay vì phải tập trung cho quyết tâm làm sạch nói trên?
So sánh thường khập khiễng. Song, nói một cách hình ảnh thì tổng tài sản ngân hàng giống như một đội bóng vậy. Khi các cầu thủ rút hẳn về sân nhà, co cụm và “đổ bê tông”, họ mất thế tấn công.
Trong hoạt động ngân hàng, thế tấn công gắn với thị phần. Eximbank đã làm mất đi điều đó. Tổng tài sản liên tục giảm mạnh, đồng nghĩa thị phần đã mất đi nhiều, trong khi các ngân hàng khác đã gia tăng mạnh. Và khi lợi nhuận “thủng lưới” thì dĩ nhiên không có cổ tức.
Eximbank đã đành. Những ngân hàng lớn khác có tốc độ tăng trưởng tài sản, huy động và cho vay ấn tượng nhưng cổ tức triền miên khất, hoặc rất thấp, hoặc phải tranh thủ luôn nguồn lực cổ tức làm vốn đệm cho các chỉ số an toàn.
Như trên, những cơ thể phổng phao, đốt nhiều năng lượng mà cổ đông không hấp thụ được, hoặc hấp thụ kém cổ tức, hẳn là có vấn đề.
Vậy cổ tức bị khê đọng ở đâu?
Thực trạng trên không mới. Liên quan vẫn là một phần quy mô nợ xấu lớn vẫn chưa được xử lý thực chất, mà mới tạm gửi ở Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam ba năm qua.
Thêm một dữ liệu tham khảo khác, đó là quy mô lãi dự thu của toàn hệ thống liên tục gia tăng, và đột biến kể từ năm 2012 đến nay.
Từ chỉ hơn 40.000 tỷ đồng đầu 2012, lãi dự thu toàn hệ thống đã tăng vọt lên trên 100.000 tỷ đồng vào năm 2013 và chỉ giảm nhẹ một chút vào cuối 2014 rồi vọt trở lại.
Tính đến cuối quý 1/2016, tổng quy mô lãi dự thu của 34 ngân hàng thương mại đã lên tới khoảng 168.000 tỷ đồng, trong đó 123.000 tỷ đồng là tín dụng. Nổi trội là SCB, Sacombank có quy mô lãi dự thu rất lớn, kế đến là BIDV, Agribank, VietinBank, DongA Bank…
Thử thách cam kết lãi suất
Sự ngổn ngang của lãi dự thu và nợ xấu gắn với chi phí trích lập dự phòng, lợi nhuận bị chia sẻ và cổ tức kém hoặc không thể chia cổ tức, dù ngân hàng vẫn đều đặn báo cáo các tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Họ phải đốt nhiều năng lượng hơn để bù đắp lực đã tiêu hao.
Ngân hàng phải gia tăng tổng tài sản, huy động được nhiều hơn để cho vay nhiều hơn. Vì lãi dự thu và nợ xấu lớn vẫn còn đó, vốn còn kẹt đó. Như “trò chơi Ponzi”, vốn đã cho vay đi rồi không hoặc chưa thu hồi được, càng phải tăng huy động của khoản sau bù cho khoản trước.
Muốn tăng huy động, lãi suất cần hấp dẫn. Muốn bù chi phí vốn kẹt, lợi nhuận và cổ tức bị chia sẻ. Muốn hai điểm này bớt bị chia sẻ, ngân hàng phải tăng cả lượng (tín dụng) và ít nhất duy trì được chất (lãi biên và lãi suất cho vay).
Đó là chưa kể, nhiều ngân hàng hiện đang đứng trước khó khăn khó đẩy mạnh được thêm lượng, do tỷ lệ cho vay so với huy động đã quá cao (bình quân khối quốc doanh đã áp sát ngưỡng 100%); tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tăng nhanh năm qua; tỷ lệ an toàn vốn chấp chới, thậm chí có nguy cơ không đảm bảo và buộc phải tăng được vốn (một phần do áp tiêu chuẩn mới của Basel 2)…
Bên cạnh câu chuyện cổ tức ở trên, đó cũng chính là những ngổn ngang thử thách ngay từ thể trạng hệ thống hiện nay đối với cam kết bình ổn lãi suất mà tân Thống đốc Lê Minh Hưng vừa đưa ra tại hội nghị giữa Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 29/4 vừa qua.
Và chưa kể, thử thách đối với cam kết đó còn tiềm ẩn từ lạm phát đã cho xu hướng tăng trở lại, tỷ giá vẫn mang dáng dấp của một thùng thuốc súng dù đang vơi hoặc tạm ẩm đi.
Trong khi đó, thông tin bước đầu gợi mở: Chính phủ dự kiến chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phải làm sao để bơm được vốn nhiều hơn, rẻ hơn cho doanh nghiệp, để hỗ trợ thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cao; thậm chí trở lại cho vay ngoại tệ khi mà nhà điều hành chính sách tiền tệ vừa mới thể hiện quyết tâm chống đô la hóa để giữ ổn định tỷ giá.
Nguồn: VnEconomy
Bình luận