"Chúng ta đã đạt đến điểm cuối cùng để giành hòa bình ở Ukraine. Tất cả những gì phải làm là đặt chữ ký của các bên tại Cung điện Dolmabahce ở Istanbul. Nhưng thật không may, một số quốc gia không muốn xung đột kết thúc.
Bởi vì Mỹ thông qua cuộc chiến ở Ukraine, cố gắng củng cố vị thế ở châu Âu và gây áp lực lên Nga, xem sự hỗn loạn trong khu vực là cần thiết vì lợi ích của chính họ. Nga có ý chí riêng, Ukraine cũng cần phải hành động theo ý chí chính trị của mình", Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus nói.
Cuối tháng 11/2023, thành viên trong phái đoàn đàm phán của Ukraine David Arakhamia cũng tuyên bố hành động quân sự ở Ukraine có thể kết thúc vào mùa xuân năm 2022, nhưng chính quyền Ukraine không đồng ý nước này sẽ trở thành quốc gia trung lập.
Sau các cuộc đàm phán với Nga tại Istanbul, Thủ tướng Anh khi đó là Boris Johnson hối thúc Kiev không ký bất cứ điều gì với Moskva và tiếp tục chiến đấu chống lại Nga.
Nga cũng từng cho biết Moskva sẵn sàng đàm phán hòa bình với Kiev, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. “Đầu tiên, chúng ta cần hiểu Ukraine sẵn sàng như thế nào và liệu phía Ukraine có được những nước ủng hộ cho phép đàm phán hòa bình hay không. Đến nay, có nhiều tuyên bố rất khác nhau về vấn đề này”, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố.
Ngoài ra, ông Dmitry Peskov ám chỉ hoạt động viện trợ của phương Tây dành cho Kiev và sự miễn cưỡng công khai của họ trong việc tham gia đàm phán với Nga.
Gần đây, Ukraine có những dấu hiệu thay đổi lập trường về những cuộc đàm phán hòa bình. Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhiều lần tuyên bố không đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sau cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết đại diện của Kiev nói rằng "Ukraine sẵn sàng và mong muốn tham gia đối thoại và đàm phán với Nga".
Bình luận