Hôm 30/11, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nói chi tiêu cho quốc phòng Nga năm 2023 sẽ tăng gần 50% so với năm 2022. Ông giải thích rằng việc tăng chi tiêu sẽ đảm bảo 97% vũ khí cho quân đội để sẵn sàng chiến đấu.
Ông Shoigu kêu gọi các nhà sản xuất vũ khí Nga "duy trì năng lực sản xuất tối đa” và đảm bảo “giao hàng trước thời hạn cho quân đội”.
Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục hiện đại hóa vũ khí, để những mẫu vũ khí tối tân nhất có thể được gửi tới chiến trường Ukraine.
Theo ông Shoigu, Nga sẽ đặc biệt chú trọng đến việc sản xuất các hệ thống pháo binh và tên lửa, cũng như việc sử dụng máy bay không người lái để nâng cao hiệu quả vũ khí. Theo Reuters, Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới với gần 6.000 đầu đạn.
Trong khi đó, cuối tháng 9, hãng truyền thông Vedomosti, trích dẫn các tài liệu của chính phủ, tuyên bố Nga đã chi 4.679 nghìn tỷ rúp (77 tỷ USD) cho quốc phòng trong năm 2022. Theo ước tính vào thời điểm đó, con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm tới và đạt khoảng 5.000 tỷ rúp. Theo Vedomosti, con số này sẽ tiếp tục vào năm 2024.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt bốn vùng của Ukraine là Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia dưới chiếc ô hạt nhân, đồng thời cảnh báo rằng ông sẵn sàng bảo vệ "toàn vẹn lãnh thổ" của Nga bằng mọi phương tiện sẵn có.
Hồi tháng 9, ông Putin tuyên bố các vũ khí của Nga được sử dụng trong chiến dịch quân sự tại Ukraine cho thấy "hiệu quả cao", bao gồm tên lửa tầm xa chính xác cao, vũ khí trên không, pháo, vũ khí bọc thép và những vũ khí khác.
Trong khi đó, giới chức quốc phòng phương Tây nhận định kho vũ khí Nga sắp cạn kiệt do sử dụng với tần suất cao. Ukraine nhiều lần tuyên bố phá hủy hàng loạt khí tài Nga, đồng thời tịch thu những thiết bị quân sự của Nga sau khi Moskva rút quân khỏi một số khu vực.
Bình luận