(VTC News) - Quan chức quốc phòng cao cấp của Nga tiết lộ nước này sẽ khởi động lại dự án đưa tên lửa liên lục địa - ICBM lên tàu hỏa và có nguyên mẫu vào năm 2020.
Nguyên bản ICBM trên tàu hỏa đầu tiên của Liên Xô là SS-24 Scalpel với trọng lượng 104 tấn, cần 3 đầu máy tàu hỏa để di chuyển.
Trọng lượng lớn chính là yếu điểm của nó với những khó khăn trong việc di chuyển và gây tổn hại hệ thống đường ray.
Lí do khiến Nga đưa ra ý tưởng nghiên cứu này là các chuyên gia tin tưởng tên lửa ICBM phóng đi từ các toa tàu di động sẽ khó bị phát hiện và theo dõi hơn so với khai hỏa từ các hầm phóng cố định.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Alexander Konovalov cho biết, việc tái nghiên cứu dự án này với những cải tiến từ thời Liên Xô có thể vẫn chưa phải là ý tưởng tốt trong thời điểm hiện nay.
Phát biểu với RIA, ông Konovalov nói: "Chúng ta nên phát triển các hệ thống viễn thông, máy bay không người lái và các loại vũ khí có độ chính xác cao chứ không nên quan tâm quá nhiều đến những 'con quái vật' nặng nề này".
Trang tin RIA dẫn lời quan chức giấu tên cho biết, các nguyên mẫu để thử nghiệm đã bắt đầu được chế tạo và sử dụng toàn bộ các thiết bị nội địa, độc quyền do Nga sản xuất.
Cũng theo nguồn tin này, các tên lửa mới chỉ nặng bằng một nửa so với các nguyên mẫu trước đấy trong thời Liên Xô (cũ). Điều này cho phép các tên lửa có thể chứa trọn trong một toa xe bình thường.
Trước đây, Liên Xô đã có dự án nghiên cứu, phát triển ICBM trên tàu hỏa, bắt đầu vào năm 1987. Đến 1991, họ đã có 12 toa tàu hỏa chứa ICBM. Tuy nhiên, tất cả đã bị tháo dỡ theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START II kí với Mỹ năm 2005.
Tuy nhiên, đến năm 2010, Hiệp ước đã có thay đổi, trong đó không còn ngăn cấm việc phát triển các tên lửa ICBM trên tàu hỏa.
Tên lửa chiến lược được đặt trên một toa tàu hỏa của Nga |
Nguyên bản ICBM trên tàu hỏa đầu tiên của Liên Xô là SS-24 Scalpel với trọng lượng 104 tấn, cần 3 đầu máy tàu hỏa để di chuyển.
Trọng lượng lớn chính là yếu điểm của nó với những khó khăn trong việc di chuyển và gây tổn hại hệ thống đường ray.
Lí do khiến Nga đưa ra ý tưởng nghiên cứu này là các chuyên gia tin tưởng tên lửa ICBM phóng đi từ các toa tàu di động sẽ khó bị phát hiện và theo dõi hơn so với khai hỏa từ các hầm phóng cố định.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Alexander Konovalov cho biết, việc tái nghiên cứu dự án này với những cải tiến từ thời Liên Xô có thể vẫn chưa phải là ý tưởng tốt trong thời điểm hiện nay.
Phát biểu với RIA, ông Konovalov nói: "Chúng ta nên phát triển các hệ thống viễn thông, máy bay không người lái và các loại vũ khí có độ chính xác cao chứ không nên quan tâm quá nhiều đến những 'con quái vật' nặng nề này".
Tùng Đinh
Bình luận