Trong lịch sử phát triển các loại chiến cơ, chúng thường được phân loại theo thế hệ để đánh dấu những cải tiến về thiết kế, hệ thống điện tử hay hệ thống điện tử.
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, các chiến cơ tối tân hiện nay thuộc thế hệ thứ 5 tính từ những năm 1950, khi mà các máy bay chiến đấu có tốc độ cận âm bắt đầu ra đời.
Hiện nay, các chiến cơ thế hệ thứ 5 đã được công nhận gồm có F-22 của Mỹ, PAK T-50 của Nga và F-35 cũng của Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tuyên bố các chiên cơ J-20, J-31 của mình thuộc thế hệ thứ 5 nhưng vẫn đang trong quá trình thử nghiệm giống Mitsubishi ATD-X của Nhật Bản.
Vladimir Mikhailov, người đứng đầu Tập đoàn máy bay Liên bang của Nga cho biết, những chiến cơ thế hệ thứ 6 của Nga có thể ra đời vào năm 2025, bay với tốc độc siêu thanh.
Hiện nay, các tiêu chuẩn của chiến cơ thế hệ thứ 6 vẫn chưa được công bố chính thức, tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đặc điểm nổi bật nhất của thế hệ này đó là máy bay sẽ đạt được tốc độ trên Mach 5 và có thể đảm nhận các nhiệm vụ tầm xa mà không cần tiếp nhiên liệu.
Trong cuộc họp báo mới đây, ông Bondarev, người đứng đầu lực lượng Không gian vũ trụ Nga cho rằng các chiến cơ thế hệ thứ 6 sẽ được chế tạo bằng vật liệu composite, có cả phiên bản người lái và không người lái.
Video sức mạnh chiến cơ thế hệ thứ 5 Sukhoi PRK T-50 của Nga
Trong đó, phiên bản không người lái sẽ có nhiều chức năng, ít phải bảo dưỡng và có thể chịu được mọi áp lực của trọng lực sinh ra do tốc độ cao, điều mà các phi công chỉ vượt qua được ở giới hạn nhất định nếu không sẽ bị ngất hoặc hi sinh ngay trong buồng lái.
Quan trọng hơn, các chuyên gia cho rằng chiến cơ thế hệ thứ 6 sẽ phải là những cỗ máy chiến đấu đa dụng, cơ động. Có thể đánh chặn, ném bom và tấn công mặt đất với hệ thống tên lửa siêu thanh và công nghệ tàng hình mới.
Ở Mỹ, ý tưởng về việc nghiên cứu những chiến cơ thế hệ thứ 6 đã xuất hiện trong Lầu Năm Góc từ năm 2010 và dự án F-X, chiến cơ thế hệ mới dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ sau năm 2030.
Bình luận