Theo tờ Bild, quân đội Đức được cho là đang chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO. Đồng thời còn xây dựng một một kịch bản giả định về xung đột giữa hàng trăm nghìn quân Nga và NATO giao chiến xung quanh vùng Baltic vào mùa hè năm 2025.
Cũng theo kịch bản này, các nước NATO không muốn tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine và Nga chớp lấy thời cơ xóa sổ lực lượng Kiev vào mùa xuân 2025. Tiếp đến Nga mở rộng các hoạt động quân sự ra các nước ở vùng Baltic bằng chiến tranh hỗn hợp.
Theo quân đội Đức hành lang Suwalki - dải đất dài 100 km nằm giữa Ba Lan ngăn cách Belarus và vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga sẽ là tâm điểm trong cuộc đối đầu quân sự giữa Nga-NATO nếu nó xảy ra.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Đức sau đó cho biết kịch bản trên được xây dựng dựa trên các tình huống khác, ngay cả khi chúng khó có thể xảy ra. Đồng thời nhấn mạnh đây chỉ là một phần trong chương trình huấn luyện của quân đội Đức trước các mối đe dọa từ Nga.
“Chiến thuật mơ hồ”
Nỗi sợ hãi của quân đội Đức về khả năng "Nga gây hấn với NATO" ở Suwalki không phải là điều mới. Trên thực tế, giới chức quân sự NATO từng đưa ra những tuyên bố tương tự từ năm 2015 sau khi Lầu Năm Góc lần đầu tiên bắt đầu cảnh báo rằng Nga có thể cố gắng kiểm soát Suwalki từ đó cắt đứt vùng Baltic khỏi Ba Lan và phương Tây.
Dù vậy Mỹ cũng như các nước thành viên NATO chưa bao giờ đưa ra được bằng chứng về khả năng Nga tiến hành hoạt động quân sự ở Suwalki.
Chưa dừng lại ở đó, năm 2017, tờ Wall Street Journal tiếp tục đề cập đến khả năng Nga muốn kiểm soát hành lang Suwalki. Tuy nhiên chuyên gia quân sự Nga Yevgeny Krutikov cho rằng “nỗi sợ” Suwalki là sản phẩm của trí tưởng tượng của NATO.
Theo Krutikov, phần lớn khu vực Suwalki gồm rừng, hồ và đầm lầy, bao gồm cả công viên quốc gia và khu vực này không có bất kỳ tuyến đường quốc lộ nào. Krutikov nhấn mạnh việc lái xe tăng băng qua rừng Suwalki là điều không tưởng.
NATO vẫn ám ảnh về Suwalki
Năm 2024, hành lang Suwalki lại xuất hiện trong tâm trí các nhà hoạch định quân sự phương Tây như một điểm bùng phát xung đột giữa hai bên. Bỏ qua những mơ hồ về mặt chiến thuật thì việc Moskva tấn công Ba Lan – thành viên NATO dưới bất kỳ hình thức nào đều là sai lầm chiến lược, trong khi đó vùng Baltic gồm Litva, Latvia và Estonia cũng sẽ bị kéo vào cuộc chiến.
Một hành động quân sự như trên sẽ dẫn đến Thế chiến thứ III.
Quân đội Nga đã thể hiện khả năng đối đầu với cả NATO trong cuộc xung đột ở Ukraine, với quân đội, trang thiết bị và năng lực sản xuất vũ khí vượt trội so với quân đội của Kiev được phương Tây huấn luyện, trang bị vũ khí và tài trợ. Tuy nhiên xung đột chỉ dưới hạn trong Ukraine và NATO chưa trực tiếp tham chiến.
Điều đó nói lên rằng, một cuộc đối đầu trực tiếp với NATO sẽ mang đến bất lợi cho Nga, với việc liên minh này có tổng số quân gấp hơn bốn lần , lực lượng bán quân sự gấp ba lần, số máy bay gấp 5 lần, xe bọc thép nhiều hơn gấp 6 lần và số tàu chiến gấp 3,5 lần.
Theo Điều 5 của NATO, các thành viên được yêu cầu đứng ra bảo vệ thành viên trong trường hợp kẻ thù xâm lược ít nhất về mặt lý thuyết, có nghĩa vụ triển khai vũ khí bao gồm cả vũ khí hạt nhân, nếu cần thiết.
Điều đó, kết hợp với chính sách của Washington đối với triển khai vũ khí hạt nhân (bao gồm cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công phủ đầu và thậm chí chống lại các đối thủ không có vũ khí hạt nhân), có nghĩa là một cuộc tấn công của Nga vào vùng Baltic rất có thể sẽ đẩy nhân loại đến chiến tranh hạt nhân điều mà các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Nga đã nhiều lần chứng tỏ họ không quan tâm .
Tổng thống Vladimir Putin nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga vào tháng 12/2023 rằng: “NATO không thể không hiểu rằng Nga không có lý do, không có lợi ích, không có lợi ích địa chính trị, kinh tế, chính trị hay quân sự đối đầu với các nước NATO”.
Tổng thống Putin cũng nhắc lại rằng, Moskva và NATO không có yêu sách lãnh thổ nào chống lại nhau, đồng thời nhấn mạnh Nga muốn chung sống hòa bình hơn là đối đầu với các thành viên NATO.
Có lẽ nếu NATO dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe những gì Tổng thống Nga đã nói và thực hiện lời hứa không mở rộng về phía đông thì quân đội Đức không cần lo lắng về một cuộc xung đột với Moskva.
Bình luận