Một trong những nơi được đánh giá an toàn nhất là Nam Cực. Không chỉ bởi châu lục này nằm cách xa với cả Mỹ và Triều Tiên mà còn bởi đây là nơi đầu tiên mà các nước trên thế giới đạt được thỏa thuận hạt nhân vào năm 1959.
Cụ thể, hiệp ước Nam Cực được ký kết cấm kích nổ tấc cả các loại vũ khí hạt nhân và đưa khu vực lạnh giá này trở thành nơi nghiên cứu hòa bình.
Nhưng không phải đến bây giờ người ta mới bắt đầu nghĩ tới các vùng cực lạnh giá này trong kịch bản sống sót sau chiến tranh hạt nhân. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ từng cho xây dựng thành phố ngầm bí mật mang tên Camp Century ở Greenland nhằm tránh khỏi sự tấn công của Liên Xô.
Được biết đến với cái tên "thành phố ngầm dưới băng", đây là nơi Mỹ thực hiện nhiều thí nghiệm như dự án Iceworm (Sâu băng) nhằm lắp đặt và lưu trữ tên lửa hạt nhân tầm trung bên dưới lớp băng Bắc Cực.
Video: Dân Nhật đua nhau xây hầm trú ẩn vì sợ Triều Tiên tấn công
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng khí hậu lạnh giá và điều kiện sinh sống ở các vùng này sẽ chỉ giúp những những người tìm tới trú ẩn ống sót trong một vài tháng.
Một số lựa chọn khác được đề cập tới là Đảo Phục Sinh ở Nam Thái Bình Dương, cách khu vực Nam Mỹ hơn 3.200 km hoặc Marshall, đảo quốc nằm gần xích đạo trên Thái Bình Dương hay quốc đảo Kiribati ở Thái Bình Dương.
Đây được cho là những lựa chọn lý tưởng sau Nam Cực với những ai tìm kiếm một điểm trú ẩn để tránh thảm họa hạt nhân.
Bình luận