Theo các chuyên gia pháp lý, khi luật sư của Hào Anh có đề nghị giám định pháp y tâm thần, vì Hào Anh từng có tiền sử bệnh tâm thần, các cơ quan tiến hành tố tụng cần tổ chức cho Hào Anh đi giám định.
Vụ án Nguyễn Hoàng Anh (19 tuổi, còn gọi Hào Anh, ở TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau) và người em họ Phan Thảo Duy có hành vi trộm cắp tài sản ở xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã kết thúc giai đoạn điều tra. Luật sư Đặng Huỳnh Lộc (Đoàn luật sư TP.HCM), người bào chữa miễn phí cho Hào Anh, đã có văn bản đề nghị các cơ quan tố tụng huyện Đơn Dương ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với Hào Anh để làm căn cứ xem xét truy tố.
Theo luật sư Lộc, Hào Anh từng bị sang chấn do bị ngược đãi thời gian còn làm ở đầm tôm của vợ chồng Giang - Thơm (ở Đầm Dơi, Cà Mau). Tổ chức giám định tâm thần pháp y Cà Mau đã khám và chẩn đoán Hào Anh bị rối loạn nhân cách dạng bùng nổ. Hào Anh đã từng được bác sĩ Lý Văn Út, nguyên Trưởng Tổ chức Giám định tâm thần pháp y Cà Mau khám và trực tiếp điều trị.
Ông Nguyễn Thân - nguyên Thẩm phán TAND Tối cao cho biết: Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một vụ án, nếu thấy bị can trong vụ án có biểu hiện bất thường về thần kinh, cơ quan tiến hành tố tụng phải chủ động tổ chức cho người đó đi giám định sức khỏe tâm thần. Kết luận của Hội đồng giám định pháp y sẽ là căn cứ để xử lý.
Trường hợp bị can đó tuy biểu hình bình thường nhưng phía gia đình hoặc luật sư của bị can có đưa ra các tài liệu, chứng cứ cho rằng bị can từng có tiền sử về bệnh tâm thần và cần phải giám định, cơ quan tiến hành tố tụng cũng phải đưa người đó đi giám định để đảm bảo sự khách quan, toàn diện.
Nếu hội đồng giám định pháp y kết luận Hào Anh có biểu hiện tâm thần làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì Hào Anh vẫn bị truy tố.
Theo LS Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP. Hà Nội), trường hợp người phạm tội bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, người này phải áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc.
Còn trường hợp người phạm tội bị tâm thần hoặc bệnh nào khác làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp của Hào Anh, theo nhìn nhận của nhiều luật sư, biểu hiện của bị can này không thuộc dạng mất khả năng nhận thức hay điều khiển hành vi. Theo cơ quan Công an huyện Đơn Dương thì quá trình điều tra Hào Anh tỏ ra thành khẩn khai nhận, ăn năn hối hận về hành vi của mình.
Theo LS Thơm, bệnh tâm thần có rất nhiều dạng khác nhau. Trường hợp như của Hào Anh khi luật sư đề nghị cho bị can này giám định pháp y tâm thần, nếu sau khi tổ chức giám định xong, Hội đồng giám định pháp y kết luận bị can này có biểu hiện tâm thần làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì Hào Anh vẫn bị truy tố.
Tuy nhiên khi ra tòa trường hợp này sẽ được áp dụng tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, đó là người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Đêm 15/5, Hào Anh và Thảo Duy rủ nhau trộm máy tính của cơ sở nơi Hào Anh làm việc để chơi game. Bị cơ quan công an phát hiện, Hào Anh đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Thương cảm trước hoàn cảnh đó, nhiều nhà hảo tâm đã hỗ trợ cho Hào Anh với số tiền hơn 700 triệu đồng. Hào Anh về khóm 4, phường 8, TP.Cà Mau mua đất xây nhà hết 300 triệu. Số tiền còn lại không bao lâu sau đã bị thanh niên này "nướng" vào các cuộc ăn chơi thâu đêm.
Trước khi bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản, Hào Anh còn gây bất bình cho dư luận vì hành vi phá đồ đạc, đuổi mẹ và cha dượng ra khỏi nhà.
Nguồn: Dân Việt
Theo luật sư Lộc, Hào Anh từng bị sang chấn do bị ngược đãi thời gian còn làm ở đầm tôm của vợ chồng Giang - Thơm (ở Đầm Dơi, Cà Mau). Tổ chức giám định tâm thần pháp y Cà Mau đã khám và chẩn đoán Hào Anh bị rối loạn nhân cách dạng bùng nổ. Hào Anh đã từng được bác sĩ Lý Văn Út, nguyên Trưởng Tổ chức Giám định tâm thần pháp y Cà Mau khám và trực tiếp điều trị.
Ông Nguyễn Thân - nguyên Thẩm phán TAND Tối cao cho biết: Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một vụ án, nếu thấy bị can trong vụ án có biểu hiện bất thường về thần kinh, cơ quan tiến hành tố tụng phải chủ động tổ chức cho người đó đi giám định sức khỏe tâm thần. Kết luận của Hội đồng giám định pháp y sẽ là căn cứ để xử lý.
Trường hợp bị can đó tuy biểu hình bình thường nhưng phía gia đình hoặc luật sư của bị can có đưa ra các tài liệu, chứng cứ cho rằng bị can từng có tiền sử về bệnh tâm thần và cần phải giám định, cơ quan tiến hành tố tụng cũng phải đưa người đó đi giám định để đảm bảo sự khách quan, toàn diện.
Nếu bị tâm thần, Hào Anh vẫn bị truy tố |
Nếu hội đồng giám định pháp y kết luận Hào Anh có biểu hiện tâm thần làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì Hào Anh vẫn bị truy tố.
Theo LS Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP. Hà Nội), trường hợp người phạm tội bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, người này phải áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc.
Còn trường hợp người phạm tội bị tâm thần hoặc bệnh nào khác làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hào Anh trước khi bị bắt (Nguồn: VnExpress) |
Trường hợp của Hào Anh, theo nhìn nhận của nhiều luật sư, biểu hiện của bị can này không thuộc dạng mất khả năng nhận thức hay điều khiển hành vi. Theo cơ quan Công an huyện Đơn Dương thì quá trình điều tra Hào Anh tỏ ra thành khẩn khai nhận, ăn năn hối hận về hành vi của mình.
Theo LS Thơm, bệnh tâm thần có rất nhiều dạng khác nhau. Trường hợp như của Hào Anh khi luật sư đề nghị cho bị can này giám định pháp y tâm thần, nếu sau khi tổ chức giám định xong, Hội đồng giám định pháp y kết luận bị can này có biểu hiện tâm thần làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì Hào Anh vẫn bị truy tố.
Tuy nhiên khi ra tòa trường hợp này sẽ được áp dụng tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, đó là người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Đêm 15/5, Hào Anh và Thảo Duy rủ nhau trộm máy tính của cơ sở nơi Hào Anh làm việc để chơi game. Bị cơ quan công an phát hiện, Hào Anh đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Video: Hào Anh 4 năm 2 thái cực cảm xúc
Hào Anh là người được dư luận xã hội rất quan tâm, bởi trước đó em là nạn nhân của vụ bạo hành tại trại giống tôm của Giang - Thơm (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau). Năm 2010, Hào Anh được giải cứu khỏi "địa ngục trần gian". Theo cơ quan chức năng, vợ chồng Giang - Thơm và người giúp việc đã nhiều lần hành hạ Hào Anh bằng nhiều hình thức dã man gây tổn hại đến tinh thần và thể chất...Thương cảm trước hoàn cảnh đó, nhiều nhà hảo tâm đã hỗ trợ cho Hào Anh với số tiền hơn 700 triệu đồng. Hào Anh về khóm 4, phường 8, TP.Cà Mau mua đất xây nhà hết 300 triệu. Số tiền còn lại không bao lâu sau đã bị thanh niên này "nướng" vào các cuộc ăn chơi thâu đêm.
Trước khi bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản, Hào Anh còn gây bất bình cho dư luận vì hành vi phá đồ đạc, đuổi mẹ và cha dượng ra khỏi nhà.
Nguồn: Dân Việt
Bình luận