Tác dụng của nước mía
Mía là thức ăn mát, ngọt và bổ được nhiều người ưa thích. Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ.
Báo Dân trí dẫn nguồn Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nước mía chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe như vitamin C, vitamin B1, kali, canxi, photpho, phenolic, flavonoid… Ngoài ra, nước ép từ mía không chứa chất béo, hỗ trợ củng cố hệ tiêu hóa cho trẻ.
Một khẩu phần (28,35g) nước mía cung cấp 113,43 calo, 0,2g chất đạm, 0,66g chất béo, 25,4g carbohydrate. Mía có nhiều vitamin và khoáng chất hơn đường tinh luyện, bao gồm một lượng nhỏ sắt, magie, vitamin B1, riboflavin.
Nước mía giúp bù nước, giải khát và tăng cường năng lượng ngay tức thì. Loại đồ uống này cũng rất giàu carbohydrate, protein, sắt, kali và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác nên nó là thức uống năng lượng lý tưởng. Đặc biệt là trong những tháng hè, một ly nước mía mát lạnh thực sự làm sống lại cả sức khỏe lẫn mức độ cạn kiệt năng lượng của bạn. Nó tích tụ chất lỏng trong cơ thể, giúp chống lại tình trạng khô và mệt mỏi.
Một trong những lợi ích sức khỏe quan trọng nhất của nước mía đó là lợi tiểu, có nghĩa là nó giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và đảm bảo chức năng của thận.
Mía có đặc tính lợi tiểu có thể giúp loại bỏ muối và nước dư thừa để giúp thận hoạt động tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước mía với chanh và nước dừa có thể làm giảm cảm giác nóng rát do nhiều loại vấn đề về đường tiết niệu gây ra.
Không chỉ vậy nước mía còn tăng cường men răng và làm chắc xương khớp cho trẻ. Lý do vì nước mía cực kỳ giàu khoáng chất giúp ngăn ngừa sâu răng và hôi miệng.
Ngoài giá trị ăn uống, mía còn là một vị thuốc tốt được nhân dân ta dùng từ lâu đời. Theo Đông y, nước mía vị ngọt mát, tình bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước tiểu đỏ và rất bổ dưỡng. Vì thế, nó được dùng để chữa nhiều bệnh.
Nên uống nước mía vào thời điểm nào trong ngày?
Theo các chuyên gia, nên tránh uống nước mía vào buổi sáng sớm và buổi tối. Thời điểm uống tốt nhất là buổi chiều, khi cơ thể cần tỉnh táo và cần nạp thêm năng lượng. Ngoài thời điểm uống nước mía, bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chia sẻ:
Vì trong nước mía chứa hàm lượng đường khá lớn nên nếu không biết bảo quản đúng cách hoặc để quá lâu ở ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, vì mía có công dụng giải khát cao, tính hàn nên những người hay bị đầy bụng đi phân lỏng, tỳ vị hư yếu và bệnh nhân bị tiểu đường không nên lạm dụng thức uống nào. Nếu dùng thường xuyên sẽ dẫn béo phì và thừa năng lượng.
Khi chế biến mía, bạn nên lựa chọn mía sạch, sau khi ép xong nên dùng ngay và nếu chưa dùng thì phải bảo quản trong hộp/lọ kín, cất vào ngăn mắt tủ lạnh không quá 1 buổi để tránh làm giảm chất lượng của nước mía.
Bình luận