(VTC News) – “Tôi đề nghị lưu ý xây dựng Luật phòng chống rửa tiền gắn với việc chống tham nhũng vì với Việt Nam phòng chống rửa tiền là công cụ để tham nhũng và tham nhũng gắn với rửa tiền”
Thảo luận tại hội trường về dự án Luật phòng chống rửa tiền sáng nay (15/11), đa số các ĐBQH tán thành sự cần thiết ban hành Luật phòng, chống rửa tiền như Tờ trình của Chính phủ.
Nhưng khi góp ý cho dự luật, nhiều ĐB đề nghị không đưa nội dung tài trợ khủng bố vào Luật mà nên đưa vào Luật phòng chống khủng bố sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2012.
Phân tích về đề nghị này, ĐB Lê Việt Trường (An Giang) cho rằng, bản chất của tài trợ khủng bố với phòng chống rửa tiền khác nhau, tài trợ khủng bố cũng chỉ là một hành vi, đưa vào luật này cũng không hoàn chỉnh, đưa vào thành một điều trong luật để đối phó cũng không nên.
ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) băn khoăn về yêu cầu số 1 của dự án Luật là đáp ứng đòi hỏi về cam kết của Tổ chức phòng chống rửa tiền quốc tế chứ không thật sự đáp ứng nhu cầu trong nước, trong khi các Luật khác đều xuất phát từ thực tiễn cấp bách.
ĐB Phương đặt câu hỏi chúng ta đã lường hết được mặt trái nếu Luật Phòng chống rửa tiền ra đời chưa, vì sẽ cung cấp những thông tin theo cam kết của chúng ta với quốc tế, theo đó, cần cân nhắc kỹ để đảm bảo chủ quyền an ninh quốc gia.
Về ý kiến này, theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nhận thấy trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của nước ta thì hoạt động rửa tiền ở Việt
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị cần làm rõ hơn quan điểm xây dựng luật, nhất là quan điểm về bảo đảm an ninh và lợi ích quốc gia, không gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh: “Việc nội luật hóa các cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền là cần thiết, tuy nhiên phải phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của nước ta”.
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) ) góp ý, nếu không xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền tốt thì Việt ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) - Ảnh: TTXVN.
Theo ĐB Nghĩa, phòng chống rửa tiền cần gắn với phòng chống tham nhũng và chống các hoạt động phạm pháp khác như buôn lậu, ma túy…
“Tôi đề nghị lưu ý gắn với việc chống tham nhũng và rửa tiền ở Việt
Góp ý cho khía cạnh khác, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) thẳng thắn: “Vì sao thế giới coi chúng ta là xứ sở lý tưởng cho việc rửa tiền? Ở VN vô cùng nhiều cách rửa tiền, chỉ cần mua 1 căn hộ cao cấp là ta có thể rửa được 1 triệu USD, thuế thì không ai kiểm soát hết, vì chúng ta không thực hiện được kỷ luật giao dịch tài chính.
Luật này có ra cũng không cải thiện được tình hình ở VN, vì họ (người rửa tiền –PV) đi cửa khác, nếu tôi là người rửa tiền tôi đọc Luật này tôi chả nghe, vì cần chú ý gì hiện tượng gì thì ở luật quy hết rồi!”.
ĐB Quốc phân tích, Luật phòng chống rửa tiền là Ngân hàng soạn thảo, do đó, nếu rửa tiền chỉ liên quan đến ngân hàng thì ngân hàng đây chỉ là… nội bộ quy chế của ngân hàng thôi. Theo ĐB Dương Trung Quốc, những quy định trong luật phải nằm ngoài ngân hàng, giám sát ngân hàng bởi không hiếm nước trên thế giới làm ra ngân hàng chỉ để rửa tiền.
“Nên nhìn lại luật này, nên coi ngân hàng là đối tượng để chúng ta điều chỉnh, còn ngân hàng họ phải bảo đảm trách nhiệm của mình nhưng họ không thể là người đại diện của pháp luật để điều chỉnh việc rửa tiền” – ĐB Quốc nhấn mạnh.
Dự án Luật quy định Cơ quan phòng, chống rửa tiền là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tuy nhiên, nhiều ĐBQH đề nghị, Cơ quan phòng, chống rửa tiền nên thuộc Bộ Công an vì không chỉ liên quan đến Ngân hàng mà liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, theo góc độ chuyên môn thì chỉ phát hiện dấu hiệu có tội thông qua giao địch đáng ngờ nhưng có tội hay không có tội thì phải tiến hành điều tra.
Theo đó, các cơ quan khác mà điều tra thì chỉ cung cấp bước đầu, còn nguồn tiền đó có tội hay không phải là cơ quan điều tra, vì vậy, giao Bộ Công an hợp lý hơn, các cơ quan khác sẽ cung cấp đến cơ quan phòng chống rửa tiền của Bộ Công an, cơ quan này sẽ tiến hành điều tra tài sản đó có phạm tội không, có thì xử lý trách nhiệm – bởi đây cũng là nhiệm vụ của cơ quan này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng chốt, đây là Luật mới có nhiều điều nhạy cảm trong quan hệ quốc tế và trong nước, theo đó, đề nghị ban soạn thảo tiếp thu nghiêm túc ý kiến ĐBQH để hoàn chỉnh dự án luật trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới.
Kiều Minh
Bình luận