Thông tin này được cung cấp bởi phó chủ nhiệm phái đoàn Ukraine tại NATO, ông Sergey Mukosiy.
Theo ông Mukosiy, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đã gửi kiến nghị tới Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, đề xuất tham gia cuộc họp được tổ chức tại Brussels vào ngày 3 và 4/10. Ngay sau đó, Bộ trưởng Poltorak đã nhận được lá thư từ đại diện Khối Quân sự giải thích lý do ông không thể tham dự cuộc họp.
“Điều quan trọng là, bức thư của ông Poltorak đã nhận được phản hồi”, ông Mukosiy nhấn mạnh.
Ông Mukosiy cho biết thêm, NATO không che giấu thực tế rằng họ không thể làm gì trước tình trạng đại diện Hungary phản đối sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tại cuộc họp, bởi sự đồng tình là điều cần thiết để có thể tiến hành hội nghị giữa nhiều nước.
“Đây là nguyên tắc cơ bản của Khối Quân sự NATO, nghĩa là, thậm chí một quốc gia nhỏ cũng có thể phản đối hay ngăn chặn những quyết định chung, ngay cả khi nó được đề xuất bởi đại diện các quốc gia lớn như Mỹ”, ông Mukosiy kết luận.
Căng thẳng giữa Ukraine và Hungary bắt nguồn từ một đạo luật giáo dục được Kiev thông qua hồi tháng 9/2017. Kiev tuyên bố, mục đích của đạo luật này nhằm đảm bảo tất cả các công dân Ukraine có thể thông thạo ngôn ngữ phổ thông, hạn chế ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở quốc gia này.
Quyết định của chính quyền Kiev đã vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều, phản đối từ nhiều quốc gia. Budapest, Bucharest và Matxcơva chỉ trích đạo luật này hạn chế quyền của cộng đồng người Hungary thiểu số tại Ukraine được học tập bằng tiếng mẹ đẻ, cáo buộc Kiev vi phạm Hiến pháp và nghĩa vụ quốc tế.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, NATO đang tiến hành trao đổi với lãnh đạo Hungary và Ukraine nhằm giải quyết xung đột giữa hai quốc gia này liên quan đến vấn đề ngôn ngữ.
Từu năm 2014 tới nay NATO luôn bày tỏ mong muốn được gia nhập khối liên minh quân sự NATO và các quan chức NATO cũng cho thấy những hồi đáp tích cực.
Ngày 12/7/2018, NATO chính thức xác nhận sẽ kết nạp Ukraine trong thời gian tới, tuyên bố này được đưa ra sau buổi hội đàm giữa các đại diện của NATO và Ukraine tại thủ đô Brussels, Bỉ.
Tuyên bố của NATO nhấn mạnh rằng các đồng minh NATO kêu gọi Ukraine tận dụng tốt nhất các công cụ hiện có của Ủy ban NATO – Ukraine, đặc biệt đối với chương trình quốc gia hàng năm của nước này. Các nước thành viên NATO hoan nghênh các cải cách của Ukraine, đặc biệt là đạo luật chống tham nhũng và luật an ninh quốc gia.
Hôm 17/9 vừa qua trợ lý Tổng thư ký NATO Alejandro Alvargonzalez cho biết, các nước thành viên NATO đang cân nhắc kết nạp Ukraine, bỏ qua Chương trình hành động thành viên (MAP) - bước đi quan trọng đầu tiên trong tiến trình gia nhập NATO.
Bình luận