“Phân tích các dữ liệu mới do Văn phòng chương trình vật thể gần Trái đất của NASA thực hiện tại phòng thí nghiệm phản lực ở Pasadena, California cho thấy rủi ro có va chạm vào năm 2040 đã bị loại bỏ”, NASA tuyên bố ngày 21-12. Tính toán của các nhà khoa học về quỹ đạo tương quan giữa tiểu hành tinh 2011 AG5, Trái đất và Mặt trăng - Ảnh: NASA
Những quan sát mới được tiến hành bằng kính viễn vọng 8m Gemini tại Mauna Kea, Hawaii, đã khẳng định điều này. Tiểu hành tinh có đường kính 140m này sẽ không đến gần Trái đất hơn 890.000 km, hay hơn hai lần khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng, theo tính toán của NASA.
Nếu xảy ra va chạm, năng lượng từ vụ nổ có thể lên tới 100 megaton, lớn gấp hàng nghìn lần hai quả bom nguyên tử đã được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, theo Đài thiên văn Gemini. Quan sát tiểu hành tinh này là một nhiệm vụ rất phức tạp, theo lời David Tholen, nhà thiên văn ở Viện thiên văn học Đại học Hawaii.
Vị trí của tiểu hành tinh rất gần Mặt trời, nên các nhà khoa học phải quan sát nó khi trời tối.
Theo Tuổi trẻ
Bình luận