Theo CNN, tàu thăm dò vũ trụ Curiosity đã thực hiện việc thám hiểm về mặt Sao Hỏa trong hơn 10 năm qua nhằm tìm câu trả lời cho việc hành tinh này từ một nơi có khí hậu ấm và ẩm ướt, lại biến thành sa mạc cằn cỗi.
Ngày 2/2, tàu Curiosity lần đầu tiên quan sát được những tia nắng cuối cùng khi Mặt Trời lặn xuống trên đường chân trời của Sao Hỏa, thắp sáng những đám mây. Đây là lần đầu tiên những tia sáng Mặt Trời được quan sát rõ nét trên hành tinh đỏ.
Tàu thăm dò của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang nghiên cứu đám mây ở thời điểm hoàng hôn trên Sao Hỏa sau khi thực hiện nghiên cứu mây dạ quang trên hành tinh này từ năm 2021.
Trong giai đoạn đầu của hoạt động nghiên cứu, Curiosity sử dụng máy quay dẫn đường đen trắng để ghi lại hình ảnh những đám mây dạ quang khi chúng hình thành.
Các đám mây cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về các kiểu thời tiết và điều kiện khí hậu trên Sao Hỏa.
Giới khoa học có thể sử dụng thông tin về thời gian, địa điểm các đám mây hình thành trên Sao Hỏa để hiểu thêm về thành phần và nhiệt độ khí quyển của hành tinh.
Trong giai đoạn tiếp theo, kéo dài 3 tháng, Curiosity sẽ sử dụng các máy ảnh màu trên tàu thăm dò để ghi lại sự hình thành của các phân tử mây.
Trên Sao Hỏa, phần lớn các đám mây được hình thành bởi phân từ băng tuyết và di chuyển ở độ cao khoảng 60 km. Tuy nhiên, Curiosity đã phát hiện một đám mây di chuyển ở độ cao lớn hơn.
Các nhà khoa học tin rằng đám mây này được hình thành từ các phân tử băng tuyết carbon dioxide - còn được gọi là băng khô, nhưng chưa giải thích được nguyên nhân của hiện tượng này.
Bình luận