(VTC News) - Cả làng Yên Bồ, trong thời điểm đó, có tổng số 500 cháu nhỏ, mà có tới 160 trường hợp bị căn bệnh kỳ lạ này.
Kỳ 2 (Kỳ cuối): Náo loạn làng "chim cánh cụt"
Trở lại câu chuyện hãi hùng khi trẻ em cả làng Yên Bồ (Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội) biến thành "chim cánh cụt". Hồi đó, vào năm 2004, khi ông Chu Văn Trọng đang làm trưởng thôn, thì nhận được thông tin từ Phòng Y tế huyện Ba Vì, rằng có tới 10 cháu bị bệnh "xệ vai" như nhau. Chuyện các cháu tật nguyền giống hệt nhau như thế rất lạ lùng.
Trước đó, UBND huyện Ba Vì có công văn gửi cho tất cả các trường THCS trong huyện, trong đó có trường THCS Vật Lại về việc thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh tàn tật, hoàn cảnh gia đình nghèo khó.
Khi đó, có mấy gia đình đến nhà ông Trong xin xác nhận vào đơn là bị tật nguyền. Những trường hợp này, bố mẹ đều bình thường, còn trẻ, không tham gia chiến tranh, nên không phải do nhiễm chất độc hóa học, nhưng ông vẫn xác nhận tật nguyền, bởi rõ ràng đôi tay các cháu khuỳnh khoàng, cụp vào với nhau, hai xương bả vai trồi lên nhìn rất thương tâm.
Khi Phòng Y tế nhận hồ sơ, họ đã gọi các cháu lên khám để xác định nguyên nhân tật nguyền do bẩm sinh hay mới phát sinh. Thấy xác nhận của ông Trọng, thì họ đã thông báo cho ông.
Chuyện lạ quá, ông Trọng liền chộp bừa bọn trẻ quanh nhà, bắt chúng cởi áo ra kiểm tra, và ông đã kinh ngạc khi tóm được 30 cháu bị xệ vai trong tổng số 100 cháu. Quá hãi hùng, ông Trọng đã báo cáo sự việc này lên lãnh đạo xã.
Thời kỳ đó, Trạm trưởng Y tế xã là ông Phùng Duyên Hải, khi nghe tin đó, cũng “chộp” bừa vài cháu để khám liền phát hiện được tới 22 cháu bị teo cơ, gù lưng, so vai. Những cháu này ngực phẳng lỳ, hai xương vai nhô hẳn ra sau lưng, kéo vai gù xuống.
Ông Hải bảo bọn trẻ giơ hai tay ra trước mặt rồi chụm hai khuỷu vào nhau nhưng chúng không làm được. Bảo chúng thả tay chùng xuống đùi nhưng hai cánh tay cứ khuỳnh ra, đi lại lắc lư như con chim cánh cụt.
Ông bóp vào vai, vào bắp tay chúng chẳng thấy thịt đâu, chỉ thấy da, xương và một cục cơ rắn như gỗ, có nghĩa là cơ bám bả vai và bắp tay chúng bị xơ hóa cả rồi.
Hoảng hốt, ông chạy ngay vào trường tiểu học Vật Lại vồ bừa lấy vài cháu, cởi áo các cháu ra xem xét thì phát hiện ra thêm 13 con “chim cánh cụt” nữa, toàn ở thôn Yên Bồ.
Ông Hải tập hợp các cháu trong trường bảo các cháu giơ hai cánh tay lên cao, nhưng các cháu chỉ giơ lên được đến ngang mặt. Những cháu này bị bệnh quá nặng rồi.
Như vậy, chỉ mới khám qua loa ở trường cấp một và cấp hai đã phát hiện ra tới 37 cháu bị bệnh “xệ cánh”, tất cả đều ở thôn Yên Bồ. Đứng ở trường học, ông Hải kêu lên: “Bọn trẻ teo rút cơ vai biến thành chim cánh cụt hết rồi!”. Khi đó, cả làng hoang mang tột độ, không biết bọn trẻ bị bệnh gì nên cứ tiện mồm nói với nhau là bệnh “chim cánh cụt”.
Ông Chu Văn Trọng lần giở cuốn sổ nhàu cũ cho tôi xem danh sách các cháu bị biến thành "chim cánh cụt", mà ông ghi rất chi tiết. Danh sách ấy kéo dài tới mấy trang giấy.
Cả làng Yên Bồ, trong thời điểm đó, có tổng số 500 cháu nhỏ, mà có tới 160 trường hợp bị căn bệnh kỳ lạ này. Có những gia đình có 2 con, thì ông phát hiện cả 2 đứa đều bị biến dạng cơ vai, như hai cháu nhà anh Chu Nhân Là, Chu Công Khanh, Chu Hữu Huyến, Chu Văn Mến, Chu Hữu Tuấn, Chu Văn Thương, Chu Thị Chanh.
Hầu hết các cháu phát bệnh đều ở độ tuổi từ 5 đến 15. Lớn nhất là Chu Thị Hải, con anh Chu Văn Đoan, sinh năm 1990, khi đó 16 tuổi. Cháu nhỏ tuổi nhất được phát hiện thời điểm đó là Chu Quang Đông, sinh năm 2003, khi đó mới 3 tuổi, con anh Chu Quang Độ.
Trong số 160 cháu bị biến thành "chim cánh cụt", thì nặng nhất là Chu Thị Hằng, con anh Chu Văn Thao.
Hằng sinh năm 1995, và được phát hiện bệnh vào năm 2006, khi em tròn 11 tuổi. Vợ chồng anh Thao rất nghèo, sống trong căn nhà tường đá ong thủng loang lổ.
Anh Thao kể, Hằng sinh ra rất khỏe, thông minh, học giỏi. Nhưng hồi 8 tuổi, tự nhiên cứ còi cọc, dù ăn nhiều như thế nào cũng không lớn lên được. Mấy lần chắt bóp đưa con gái đi khám ở bệnh viện huyện, nhưng bác sĩ không phát hiện ra bệnh gì. Tiền không có nên anh chị chẳng thể mang con gái xuống bệnh viện dưới Hà Nội.
Thời điểm đó, thấy chuyện trẻ em cả làng bị bệnh kỳ lạ, tay cứ xệ xuống, anh chị mới hoảng hồn, vạch áo con gái ra xem thì thấy bệnh con nặng quá rồi. Ngực Hằng tóp lại, hai cục xương sau lưng ngay dưới vai đã trồi hẳn ra ngoài, cánh tay khẳng khiu như que củi, cầm cái gì cũng khó, cũng run tay.
Thời điểm đó Hằng đi lại trông như bà còng, hai cánh tay khuỳnh ra kềnh càng như hai cái càng cua, vẫy vẫy chẳng khác gì con chim cánh cụt. Anh chị sợ quá đêm nằm ôm cháu khóc lóc không ngừng được.
Trước đó, ông Trọng mấy lần quan sát, thấy cô bé Hằng đi lại rất lạ, nên khi nghe tin trẻ con khắp làng bị bệnh lạ, ông cũng đã tìm đến nhà anh Thao ngay. Chẳng cần cởi áo Hằng ra, ông Trọng cũng đã biết chắc chắn Hằng bị căn bệnh xơ hóa cơ quái ác.
Ông Trọng đã đánh dấu đỏ vào tên Hằng trong cuốn sổ ghi chép, để khi các cơ quan trung ương vào cuộc, ông sẽ đề nghị khám cho Hằng trước tiên.
Theo lời ông Trọng, những cháu bị xơ hóa cơ vai độ 1, thì chỉ cần phẫu thuật nhẹ là khỏi. Bác sĩ sẽ mổ, cắt bỏ phần cơ bị xơ hóa, nối các cơ lành lại, rồi hướng dẫn bọn trẻ tập luyện theo liệu trình vật lý.
Những trường hợp bị xơ hóa độ 1 thì đều trở lại bình thường. Tuy nhiên, những trường hợp bị xơ hóa độ 3, như em Chu Thị Hằng thì mang tật nguyền suốt đời.
Em Hằng đã được ưu tiên phẫu thuật mấy lần, nhưng hiện giờ, trông em vẫn co quắp, đi lại lạch bạch chẳng khác gì con "chim cánh cụt". Điều đáng vui, là mới đây, Hằng đã tìm được hạnh phúc với chàng trai ở làng cạnh. Mặc dù hai tay cụp xuống, vai xệ, nhưng Hằng vẫn làm được mọi việc, từ việc nhà cửa đến đồng áng.
Phong Nguyệt
Kỳ 2 (Kỳ cuối): Náo loạn làng "chim cánh cụt"
Trở lại câu chuyện hãi hùng khi trẻ em cả làng Yên Bồ (Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội) biến thành "chim cánh cụt". Hồi đó, vào năm 2004, khi ông Chu Văn Trọng đang làm trưởng thôn, thì nhận được thông tin từ Phòng Y tế huyện Ba Vì, rằng có tới 10 cháu bị bệnh "xệ vai" như nhau. Chuyện các cháu tật nguyền giống hệt nhau như thế rất lạ lùng.
Trước đó, UBND huyện Ba Vì có công văn gửi cho tất cả các trường THCS trong huyện, trong đó có trường THCS Vật Lại về việc thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh tàn tật, hoàn cảnh gia đình nghèo khó.
Khi đó, có mấy gia đình đến nhà ông Trong xin xác nhận vào đơn là bị tật nguyền. Những trường hợp này, bố mẹ đều bình thường, còn trẻ, không tham gia chiến tranh, nên không phải do nhiễm chất độc hóa học, nhưng ông vẫn xác nhận tật nguyền, bởi rõ ràng đôi tay các cháu khuỳnh khoàng, cụp vào với nhau, hai xương bả vai trồi lên nhìn rất thương tâm.
Trẻ em làng Yên Bồ bỗng dưng teo cơ hàng loạt |
Khi Phòng Y tế nhận hồ sơ, họ đã gọi các cháu lên khám để xác định nguyên nhân tật nguyền do bẩm sinh hay mới phát sinh. Thấy xác nhận của ông Trọng, thì họ đã thông báo cho ông.
Thời kỳ đó, Trạm trưởng Y tế xã là ông Phùng Duyên Hải, khi nghe tin đó, cũng “chộp” bừa vài cháu để khám liền phát hiện được tới 22 cháu bị teo cơ, gù lưng, so vai. Những cháu này ngực phẳng lỳ, hai xương vai nhô hẳn ra sau lưng, kéo vai gù xuống.
Ông Hải bảo bọn trẻ giơ hai tay ra trước mặt rồi chụm hai khuỷu vào nhau nhưng chúng không làm được. Bảo chúng thả tay chùng xuống đùi nhưng hai cánh tay cứ khuỳnh ra, đi lại lắc lư như con chim cánh cụt.
Ông bóp vào vai, vào bắp tay chúng chẳng thấy thịt đâu, chỉ thấy da, xương và một cục cơ rắn như gỗ, có nghĩa là cơ bám bả vai và bắp tay chúng bị xơ hóa cả rồi.
Hoảng hốt, ông chạy ngay vào trường tiểu học Vật Lại vồ bừa lấy vài cháu, cởi áo các cháu ra xem xét thì phát hiện ra thêm 13 con “chim cánh cụt” nữa, toàn ở thôn Yên Bồ.
Ông Hải tập hợp các cháu trong trường bảo các cháu giơ hai cánh tay lên cao, nhưng các cháu chỉ giơ lên được đến ngang mặt. Những cháu này bị bệnh quá nặng rồi.
Như vậy, chỉ mới khám qua loa ở trường cấp một và cấp hai đã phát hiện ra tới 37 cháu bị bệnh “xệ cánh”, tất cả đều ở thôn Yên Bồ. Đứng ở trường học, ông Hải kêu lên: “Bọn trẻ teo rút cơ vai biến thành chim cánh cụt hết rồi!”. Khi đó, cả làng hoang mang tột độ, không biết bọn trẻ bị bệnh gì nên cứ tiện mồm nói với nhau là bệnh “chim cánh cụt”.
Ông Chu Văn Trọng lần giở cuốn sổ nhàu cũ cho tôi xem danh sách các cháu bị biến thành "chim cánh cụt", mà ông ghi rất chi tiết. Danh sách ấy kéo dài tới mấy trang giấy.
Cả làng Yên Bồ, trong thời điểm đó, có tổng số 500 cháu nhỏ, mà có tới 160 trường hợp bị căn bệnh kỳ lạ này. Có những gia đình có 2 con, thì ông phát hiện cả 2 đứa đều bị biến dạng cơ vai, như hai cháu nhà anh Chu Nhân Là, Chu Công Khanh, Chu Hữu Huyến, Chu Văn Mến, Chu Hữu Tuấn, Chu Văn Thương, Chu Thị Chanh.
Ông Chu Văn Trọng |
Hầu hết các cháu phát bệnh đều ở độ tuổi từ 5 đến 15. Lớn nhất là Chu Thị Hải, con anh Chu Văn Đoan, sinh năm 1990, khi đó 16 tuổi. Cháu nhỏ tuổi nhất được phát hiện thời điểm đó là Chu Quang Đông, sinh năm 2003, khi đó mới 3 tuổi, con anh Chu Quang Độ.
Trong số 160 cháu bị biến thành "chim cánh cụt", thì nặng nhất là Chu Thị Hằng, con anh Chu Văn Thao.
Hằng sinh năm 1995, và được phát hiện bệnh vào năm 2006, khi em tròn 11 tuổi. Vợ chồng anh Thao rất nghèo, sống trong căn nhà tường đá ong thủng loang lổ.
Anh Thao kể, Hằng sinh ra rất khỏe, thông minh, học giỏi. Nhưng hồi 8 tuổi, tự nhiên cứ còi cọc, dù ăn nhiều như thế nào cũng không lớn lên được. Mấy lần chắt bóp đưa con gái đi khám ở bệnh viện huyện, nhưng bác sĩ không phát hiện ra bệnh gì. Tiền không có nên anh chị chẳng thể mang con gái xuống bệnh viện dưới Hà Nội.
Thời điểm đó, thấy chuyện trẻ em cả làng bị bệnh kỳ lạ, tay cứ xệ xuống, anh chị mới hoảng hồn, vạch áo con gái ra xem thì thấy bệnh con nặng quá rồi. Ngực Hằng tóp lại, hai cục xương sau lưng ngay dưới vai đã trồi hẳn ra ngoài, cánh tay khẳng khiu như que củi, cầm cái gì cũng khó, cũng run tay.
Thời điểm đó Hằng đi lại trông như bà còng, hai cánh tay khuỳnh ra kềnh càng như hai cái càng cua, vẫy vẫy chẳng khác gì con chim cánh cụt. Anh chị sợ quá đêm nằm ôm cháu khóc lóc không ngừng được.
Tiến sĩ Hưng khám bệnh cho các cháu |
Trước đó, ông Trọng mấy lần quan sát, thấy cô bé Hằng đi lại rất lạ, nên khi nghe tin trẻ con khắp làng bị bệnh lạ, ông cũng đã tìm đến nhà anh Thao ngay. Chẳng cần cởi áo Hằng ra, ông Trọng cũng đã biết chắc chắn Hằng bị căn bệnh xơ hóa cơ quái ác.
Ông Trọng đã đánh dấu đỏ vào tên Hằng trong cuốn sổ ghi chép, để khi các cơ quan trung ương vào cuộc, ông sẽ đề nghị khám cho Hằng trước tiên.
Theo lời ông Trọng, những cháu bị xơ hóa cơ vai độ 1, thì chỉ cần phẫu thuật nhẹ là khỏi. Bác sĩ sẽ mổ, cắt bỏ phần cơ bị xơ hóa, nối các cơ lành lại, rồi hướng dẫn bọn trẻ tập luyện theo liệu trình vật lý.
Những trường hợp bị xơ hóa độ 1 thì đều trở lại bình thường. Tuy nhiên, những trường hợp bị xơ hóa độ 3, như em Chu Thị Hằng thì mang tật nguyền suốt đời.
Em Hằng đã được ưu tiên phẫu thuật mấy lần, nhưng hiện giờ, trông em vẫn co quắp, đi lại lạch bạch chẳng khác gì con "chim cánh cụt". Điều đáng vui, là mới đây, Hằng đã tìm được hạnh phúc với chàng trai ở làng cạnh. Mặc dù hai tay cụp xuống, vai xệ, nhưng Hằng vẫn làm được mọi việc, từ việc nhà cửa đến đồng áng.
Phong Nguyệt
Bình luận