• Zalo

Nâng ngực bị sẹo, nguyên nhân do đâu?

Tư vấnThứ Tư, 04/10/2023 14:56:13 +07:00Google News
(VTC News) -

Nâng ngực, treo sa trễ đường quầng vú hoặc tạo hình ngực sa trễ vạt chữ T, đặt túi ngực cùng một lúc thường để lại sẹo, nguyên nhân chính là do vết mổ chịu lực căng.

Sẹo là vùng mô sợi thay thế da bình thường sau phẫu thuật, một phần tự nhiên của quá trình chữa lành của cơ thể. Sẹo mỗi người sẽ có tốc độ lành thương và thẩm mỹ khác nhau. Sau vài tuần, vết sẹo mới hình thành có thể có cảm giác cứng, căng, nhô lên hoặc gập ghềnh.

Theo thời gian, sẹo sẽ mềm, mịn và bớt đỏ hơn, sẽ tiếp tục lành trong 12 đến 18 tháng sau phẫu thuật nâng ngực. Trong phẫu thuật nâng ngực, sẹo bên trong cơ thể gọi là bao xơ, sẹo bên ngoài cơ thể gọi là sẹo lồi hoặc sẹo giãn.

Nâng ngực bị sẹo, nguyên nhân do đâu? - 1

Ba giai đoạn lành thương của vết mổ sau nâng ngực

Vết mổ nâng ngực đường chân ngực, quầng vú hoặc đường nách đều có diễn tiến lành thương giống nhau. Ngay sau khi đóng vết thương, giai đoạn lành thương và tạo sẹo sẽ diễn ra như sau:

Giai đoạn sưng: Giai đoạn đầu tiên của quá trình lành vết thương, thường được gọi là giai đoạn viêm, kéo dài từ 3 đến 6 ngày đầu tiên sau mổ. Ngay sau đóng vết mổ, các mạch máu ở khu vực vết cắt bắt đầu hình thành cục máu đông giúp bạn không bị mất máu.

Các tế bào bạch cầu trong cơ thể di chuyển vào vết thương (chúng như tác nhân kiểm soát nhiễm trùng, chống lại vi khuẩn). Giai đoạn này có thể kéo dài đến 6 ngày sau khi phẫu thuật nâng ngực, việc bạn thấy đỏ nhẹ và sưng là điều bình thường. Ngoài ra, có thể cảm thấy ấm và có thể bị đau xung quanh vết thương.

Cần đến thăm khám bác sĩ phẫu thuật nâng ngực nếu có hiện tượng mủ chảy có mùi hôi, rỉ máu ngay vết mổ, mẩn đỏ và sưng tấy không có biểu hiện giảm. Nó có thể là một dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đang bắt đầu.

Nâng ngực bị sẹo, nguyên nhân do đâu? - 2

Giai đoạn tăng sinh: Quá trình lành vết thương này kéo dài khoản 4 đến 24 ngày sau khi phẫu thuật nâng ngực. Sẹo bắt đầu hình thành trên vết cắt. Tăng sinh có nghĩa là các tế bào đang nhân lên và lan rộng - và đó là một điều tốt vì cơ thể sử dụng những tế bào này để chữa lành vết thương.

Việc phát hiện một số vết sưng đỏ mới bên trong vết thương đang co lại cũng là điều bình thường. Có thể cảm thấy đau nhói ở vùng vết thương. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang lấy lại cảm giác trong dây thần kinh. Cảm giác đó sẽ trở nên ít mãnh liệt hơn và xảy ra ít thường xuyên hơn theo thời gian, nhưng hãy kiểm tra với bác sĩ nếu bạn lo lắng.

Giai đoạn 3 tái cấu trúc: Giai đoạn này mỗi người có thời gian tái cấu trúc khác nhau, giai đoạn ổn định kéo dài hơn 1 năm đến 2 năm. Bạn sẽ thấy một số thay đổi ở vết sẹo như mỏng hơn, phẳng hơn và màu sẹo giống với màu da của bạn.

Nâng ngực bị sẹo, nguyên nhân do đâu? - 3

Trong phẫu thuật nâng ngực những trường hợp sẹo xấu đa phần do vết mổ chịu lực căng trong thời gian dài. Ngoại trừ yếu tố do cơ địa, thì nguyên nhân dẫn đến sẹo xấu đến từ kỹ thuật của bác sĩ và quá trình chăm sóc của khách hàng.

Nguyên nhân dẫn đến sẹo xấu sau nâng ngực

Tổn thương và chảy máu trong phẫu thuật

Bác sĩ phẫu thuật nâng ngực phải cẩn thận trong lúc phẫu thuật, không thao tác thô bạo tránh làm tổn thương mô, tuyến vú.  Duy trì cầm máu tốt trong phẫu thuật rất quan trọng, giúp giảm thiểu sự hình thành khối máu tụ và huyết thanh. Cả hai đều có thể cản trở quá trình lành vết thương và cuối cùng gây ra xơ hóa dưới da và biến dạng sẹo lâu dài.

Sử dụng dao đốt điện gây phỏng mô, cơ thể cần nhiều thời gian hơn để hồi phục, dao đốt điện không kiểm soát được nhiệt lượng, khi đốt nhiều dẫn đến khách hàng đau đớn sau mổ, sẹo lâu lành và không đẹp… là những yếu tố làm chậm quá trình lành thương, dẫn đến sẹo xấu sau nâng ngực.

Ths.BS Hồ Cao Vũ hiện đang công tác tại khoa ngoại bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, nếu trong phẫu thuật nâng ngực loại bỏ hoàn toàn dao đốt điện, sử dụng dao siêu âm Harmonic hoặc InnoLcon cầm máu tốt, hạn chế làm tổn thương mô, ca mổ sạch giúp quá trình lành thương diễn tiến tự nhiên và nhanh chóng, vết mổ khô ráo, sẹo thẩm mỹ hơn. Sau phẫu thuật nâng ngực không cần dùng thêm thuốc bôi sẹo, thuốc giảm đau hay kháng sinh.

Nâng ngực bị sẹo, nguyên nhân do đâu? - 4

Vết mổ bị nhiễm trùng

Vết thương bị nhiễm trùng làm chậm tốc độ lành vết thương. Nếu có các triệu chứng đau ngày càng tăng, sưng và đỏ, nặng hơn khi nhiễm trùng toàn thân có thể gây buồn nôn, ớn lạnh, sốt, hơi thở có mùi hôi… Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào loại vết thương và mức độ nhiễm trùng hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Trường hợp vết thương nhiễm trùng nặng có nguy cơ gây hoại tử ngay vết mổ, hình thành sẹo lồi, co rút, sẹo xấu ảnh hưởng nhiều về thẩm mỹ.

Vết mổ chịu lực căng

Tất cả các vết mổ đều có một nguyên tắc tạo sẹo giãn nếu chịu lực căng trong thời gian dài, đặc biệt trong phẫu thuật nâng ngực, khi đường mổ chịu lực của túi ngực, mô, tuyến. Những trường hợp thường xuyên bị sẹo giãn sau nâng ngực được Ths.BS Hồ Cao Vũ ghi nhận trong những ca tháo túi ngực.

Đường mổ chân ngực: Nếu túi ngực quá to, mô và tuyến vú nhiều thì trọng lực dồn vào đường mổ rất lớn dễ dẫn đến sẹo giãn. Những khách hàng có cơ địa da trắng mỏng có thể tạm chấp nhận khi vết mổ khó thấy, nhưng với cơ địa da dày và sạm màu đường mổ ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ.

Nâng ngực và thu quầng vú cùng một lúc: Với những phụ nữ sau sinh, sa trễ là tình trạng thường xảy ra, từ độ 1 đến độ 3, một số ít truờng hợp độ 4, phương pháp thường được tư vấn là nâng ngực có đặt túi kết hợp với treo sa trễ cùng một lúc với vị trí đường mổ quầng vú, hoặc vạt T, I.

Đường mổ này chính là nơi chịu lực căng khi đặt túi ngực vào, qua thời gian dẫn đến sẹo giãn, sẹo lồi không thẩm mỹ, đặc biệt khi da quá căng do cắt da nhiều hoặc túi to. Ths.BS Hồ Cao Vũ khuyến nghị nên chọn một trong hai phương án treo sa trễ chờ ổn định sau 6 tháng hãy đặt túi ngực hoặc đặt túi ngực chờ ổn định sau 6 tháng hãy thu quầng vú, treo sa trễ. Khi đó vết mổ ổn định và ít, không còn chịu lực căng, sẹo thẩm mỹ hơn.

Nâng ngực bị sẹo, nguyên nhân do đâu? - 5

Kỹ thuật khâu từng lớp

Kỹ thuật khâu từng lớp phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ. Đánh giá từng loại vết mổ, lực căng của mô duới da, da mà lựa chọn loại mũi khâu, loại chỉ và cách khâu phù hợp. Khâu vừa đủ chắc chắn, chịu lực tốt, không căng và không ảnh huởng máu nuôi để lớp da ngoài cùng không phải chịu lực, máu nuôi tốt thì sẹo đạt thẩm mỹ đẹp.

Lớp thuợng bì và trung bì chỉ cần khâu mũi liên tục dính hai mặt cắt hoặc dán keo sinh học là vết mổ đã ổn định. Ngoài ra không nên đè ép xung quanh và trực tiếp vết thuơng quá nhiều gây thiếu máu nuôi cũng như sự hồi lưu của tĩnh mạch rất quan trọng trong sự lành thuơng và để vết thuơng đạt tính thẩm mỹ. Quá trình diễn tiến sẹo không ai giống ai, vì thế thời gian từ 6 tuần đến 6 tháng sẹo mới vào giai đoạn ổn định.

Kích thước, độ sâu, vị trí trên vùng da của vết mổ

Vết mổ lớn có nhiều khả năng để lại sẹo hơn vết mổ nhỏ. Vết cắt càng sâu và càng dài thì quá trình lành vết thương càng lâu và khả năng để lại sẹo càng lớn. Một số vùng da dễ để lại sẹo xấu: ngực, bụng, lưng, quanh các khớp.

Chăm sóc từ khách hàng

Khách hàng cần chăm sóc vết thương theo hướng dẫn, tránh tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử mô… Sử dụng lót gạc, bông vô trùng để tránh vết thương tiếp xúc trực tiếp với áo ngực hoặc gọng sắt của áo ngực ảnh hưởng đến sự lành vết thương, kích thích tăng sinh sợi, mô sẹo.

Bảo Anh
Bình luận
vtcnews.vn