Trị trường khí đốt toàn cầu nhiều có nguy cơ thiếu hụt khí đốt hóa lỏng (LNG) vào năm 2025, nguyên nhân là do thiếu các dự án khai thác mới đồng thời như cầu sử dụng khí đốt thay thế cho than đá và năng lượng hạt nhân đang tăng lên.
Lời cảnh báo này được Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Công nghiệp Quatar Mohammed Saleh Abdulla Al Sada đưa ra ngày 23/11 tại Diễn đàn Các nước Xuất khẩu Khí đốt (GECF) đang diễn ra ở Bolivia. Bộ trưởng Al Sada dự đoán đến năm 2030, nhu cầu sử dụng khí đốt sẽ tăng lên 500 triệu tấn.
“Nguồn cung trong vài năm tới có thể sẽ dư thừa, nhưng không nhiều như chúng ta nghĩ. Nguồn cung khí hóa lỏng sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2020 và sẽ có rất ít dự án LNG mới được triển khai vào thập kỷ tiếp theo. Do đó, thị trường LNG sẽ bị thắt chặt và nhiều khả năng sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt vào năm 2025 trở về sau”, bộ trưởng Al Sada phát biểu.
Ông Al Lada cũng dự đoán nguồn cung khí hóa lỏng sẽ đại mức 400 triệu tấn/năm vào năm 2020. Qatar hiện đang triển khai nâng sản lượng khí hóa lỏng từ 77 triệu tấn lên 100 triệu tấn mỗi năm vào năm 2040.
Trong một động thái khác, bộ trưởng Al Sada cũng cho biết ông mong muốn Thứ trưởng Năng lượng Nga Yuri Sentyurin sẽ đưa diễn đàn của các quốc gia sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới GECF lên thành công ở tầm cao mới.
Các bộ trưởng năng lượng của các quốc gia thuộc GECF tham gia phiên thảo luận tại Bolivia từ ngày 22/11. Thành viên của diễn đàn này là Algeri, Bolivia, Ai Cập, Guinea Xích Đạo, Iran, Lybia, Nigeria, Qatar, Nga, Trinidad và Tobago, Venezuel cùng Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất. Sự kiện này dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 24/11.
Bình luận