Tờ Hoa Nam buổi sáng dẫn lời các quan chức Trung Quốc cho biết, nước này có kế hoạch và lộ trình của riêng mình nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu.
Kể từ khi lên nắm quyền hồi đầu năm nay, Tổng thống Joe Biden đã có những bước đi trái ngược chính sách về khí hậu của người tiền nhiệm Donald Trump khi quyết định đưa Mỹ trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Theo chuyên gia phân tích hàng đầu Lauri Myllyvirta tại Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch của Mỹ, không giải pháp toàn cầu nào về biến đổi khí hậu có thể hiệu quả nếu không có sự tham gia của cả Mỹ và Trung Quốc. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang “đóng góp” gần một nửa tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu.
Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc công bố trong tháng 8 đã cảnh báo thế giới đang trên đà tăng 1,5 độ C vào năm 2030, tức là sớm hơn một thập kỉ so với dự báo cách đây chỉ 3 năm.
Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry có chuyến thăm làm việc tại Trung Quốc (từ 31/8 đến 3/9), trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đang có mâu thuẫn về nhiều vấn đề. Biến đổi khí hậu là một trong số ít lĩnh vực mà hai bên hợp tác cùng nhau.
Ông John Kerry kêu gọi Trung Quốc tiếp tục hành động để cắt giảm lượng khí thải. Ông khẳng định, Mỹ vẫn duy trì cam kết hợp tác với thế giới hướng tới giải quyết ở cấp độ “nghiêm trọng và khẩn thiết” đối với cuộc khủng hoảng khí hậu. Mỹ thúc giục Trung Quốc cần thực hiện những bước đi bổ sung nhằm cắt giảm lượng khí thải.
Bình luận