(VTC News) - Với vị thế hàng đầu về kinh tế cũng như hải quân, Mỹ rõ ràng không thể tán thành việc biến Biển Đông thành ‘ao làng’ của Trung Quốc.
National Interest, tạp chí về các vấn đề quốc tế của Mỹ nói tình hình Biển Đông đang có nguy cơ trở nên tệ hơn.
National Interest, tạp chí về các vấn đề quốc tế của Mỹ nói tình hình Biển Đông đang có nguy cơ trở nên tệ hơn.
Thông tin Mỹ xem xét đưa máy bay, tàu chiến đến khu vực này tuần tra quân sự dù chưa được xác nhận chính thức cũng đủ khiến Bắc Kinh tỏ ra không hài lòng.
Bắc Kinh, dựa vào những giải thích mơ hồ của lịch sử cũng như luật quốc tế để đưa ra tuyên bố phi lý về vùng chủ quyền chiếm 80% diện tích Biển Đông.
Không dừng lại ở tuyên bố, Trung Quốc bắt đầu thực hiện các yêu sách của mình bằng việc tổ chức tuần tra và các dự án cải tạo trái phép nhằm tạo ra các hòn đảo nhân tạo trên những vùng san hô ngập nước, đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Chính quyền Obama đã tỏ rõ thái độ không chấp nhận những lý lẽ, chứng cứ mơ hồ của Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ.
Theo National Interest, phản ứng này của Washington là dễ hiểu, khi mà nhiều tuyến hàng hải quan trọng đi qua Biển Đông, chiếm phần đáng kể trong tổng giao dịch thương mại trên thế giới.
Đối với các nhà lãnh đạo Mỹ, vùng nước này vừa có ý nghĩa về kinh tế, vừa quan trong về mặt chiến lược. Với vị thế hàng đầu về kinh tế cũng như hải quân, Mỹ rõ ràng không tán thành việc biến Biển Đông thành ‘ao làng’ của Trung Quốc.
Quan tâm của Mỹ đến vấn đề Biển Đông đã được sớm khẳng định bằng Tuyên bố Hà Nội của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong hội nghị của ASEAN ngày 24/7/2010.
Phát biểu trong Hội nghị Diễn đàn Khu vựcASEAN (ARF) lần thứ 17 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Clinton tuyên bố rằng Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tiếp cận mở đối với các không gian hàng hải chung ở châu Á và với việc tôn trọng luật biển quốc tế của các quốc gia duyên hải trong khu vực Biển Đông.
Quan trọng hơn, bà nói thêm Mỹ đã chuẩn bị để thúc đẩy các đàm phán đa phương để giải quyết các tuyên bố chủ quyền đang gây tranh cãi về quần đảo TrườngSa.
Ngoài ra, tuyên bố của bà thẳng thừng phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông mà mở rộng đến bờ biển của các nước ASEAN và gây ra sự chồng lấn một phần với các tuyên bố lãnh thổ của bốn nước ASEAN – Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei.
Khi đó, Trung Quốc đã xem bình luận của bà Clinton là can thiệp vô cớ và tranh luận khu vực.
Video sức mạnh của máy bay ném bom B-1
Trước những động thái của Mỹ, truyền thông Trung Quốc đưa ra kịch bản đối đầu với Mỹ ở Trường Sa, đặc biệt khi máy bay ném bom chiến lược B-1 của Mỹ tham chiến.
Mặc dù, Thủ tướng Australia Tony Abbot – quốc gia được cho là nơi B-1 sẽ xuất kích để tới Biển Đông đã lên tiếng phủ nhận thông tin này.
Nhưng truyền thông Trung Quốc tỏ ra đặc biệt quan tâm tin này. Tờ Hoàn Cầu thời báo cho rằng, ‘không có lửa làm sao có khói’ với lập luận việc Mỹ bố trí máy bay ném bom B-1 ở Australia không phải điều ngẫu nhiên.
Theo Hoàn Cầu thời báo, mặc dù sở hữu tính răn đe chiến lược, nhưng máy bay B-1 của Mỹ ít nhiều chịu sự hạn chế về mặt chiến thuật. Bởi lẽ, khoảng cách từ căn cứ đặt tại Australia đến Biển Đông là khoảng 2.700 hải lý, khoảng cách tới đất liền của Trung Quốc là 4.300 hải lý.
Dường như viễn cảnh phải đối đầu với B-1 là điều rất ám ảnh với giới quân sự Trung Quốc, nên các chuyên gia được Hoàn Cầu thời báo đều cho rằng “B-1 tiêu tốn rất nhiều tiền mỗi lần xuất kích, lại thêm ‘thân phận đặc thù’ nên ít có khả năng xuất hiện ở Biển Đông”.
Tùng Đinh
Tàu sân bay Mỹ tuần tra trên biển |
Không dừng lại ở tuyên bố, Trung Quốc bắt đầu thực hiện các yêu sách của mình bằng việc tổ chức tuần tra và các dự án cải tạo trái phép nhằm tạo ra các hòn đảo nhân tạo trên những vùng san hô ngập nước, đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Chính quyền Obama đã tỏ rõ thái độ không chấp nhận những lý lẽ, chứng cứ mơ hồ của Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ.
Theo National Interest, phản ứng này của Washington là dễ hiểu, khi mà nhiều tuyến hàng hải quan trọng đi qua Biển Đông, chiếm phần đáng kể trong tổng giao dịch thương mại trên thế giới.
Máy bay ném bom chiến lược B-1 của không quân Mỹ được nói là triển khai đến Biển Đông |
Quan tâm của Mỹ đến vấn đề Biển Đông đã được sớm khẳng định bằng Tuyên bố Hà Nội của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong hội nghị của ASEAN ngày 24/7/2010.
Phát biểu trong Hội nghị Diễn đàn Khu vựcASEAN (ARF) lần thứ 17 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Clinton tuyên bố rằng Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tiếp cận mở đối với các không gian hàng hải chung ở châu Á và với việc tôn trọng luật biển quốc tế của các quốc gia duyên hải trong khu vực Biển Đông.
Quan trọng hơn, bà nói thêm Mỹ đã chuẩn bị để thúc đẩy các đàm phán đa phương để giải quyết các tuyên bố chủ quyền đang gây tranh cãi về quần đảo TrườngSa.
Ngoài ra, tuyên bố của bà thẳng thừng phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông mà mở rộng đến bờ biển của các nước ASEAN và gây ra sự chồng lấn một phần với các tuyên bố lãnh thổ của bốn nước ASEAN – Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei.
Khi đó, Trung Quốc đã xem bình luận của bà Clinton là can thiệp vô cớ và tranh luận khu vực.
Video sức mạnh của máy bay ném bom B-1
Trước những động thái của Mỹ, truyền thông Trung Quốc đưa ra kịch bản đối đầu với Mỹ ở Trường Sa, đặc biệt khi máy bay ném bom chiến lược B-1 của Mỹ tham chiến.
Mặc dù, Thủ tướng Australia Tony Abbot – quốc gia được cho là nơi B-1 sẽ xuất kích để tới Biển Đông đã lên tiếng phủ nhận thông tin này.
Nhưng truyền thông Trung Quốc tỏ ra đặc biệt quan tâm tin này. Tờ Hoàn Cầu thời báo cho rằng, ‘không có lửa làm sao có khói’ với lập luận việc Mỹ bố trí máy bay ném bom B-1 ở Australia không phải điều ngẫu nhiên.
Theo Hoàn Cầu thời báo, mặc dù sở hữu tính răn đe chiến lược, nhưng máy bay B-1 của Mỹ ít nhiều chịu sự hạn chế về mặt chiến thuật. Bởi lẽ, khoảng cách từ căn cứ đặt tại Australia đến Biển Đông là khoảng 2.700 hải lý, khoảng cách tới đất liền của Trung Quốc là 4.300 hải lý.
Dường như viễn cảnh phải đối đầu với B-1 là điều rất ám ảnh với giới quân sự Trung Quốc, nên các chuyên gia được Hoàn Cầu thời báo đều cho rằng “B-1 tiêu tốn rất nhiều tiền mỗi lần xuất kích, lại thêm ‘thân phận đặc thù’ nên ít có khả năng xuất hiện ở Biển Đông”.
Tùng Đinh
Bình luận