Theo Reuters, ngày 14/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Yair Lapid ký một thỏa thuận chung cam kết ngăn chặn Iran có được vũ khí hạt nhân, nhân dịp ông Biden có chuyến công du Trung Đông.
Reuters dẫn lời một quan chức thuộc chính quyền Biden cho biết thỏa thuận này sẽ mở rộng hơn nữa mối quan hệ đồng minh lâu đời giữa Mỹ và Israel.
“Tuyên bố này có ý nghĩa khá quan trọng và nó bao gồm cam kết không bao giờ cho phép Iran sở hữu vũ khí hạt nhân và ngăn chặn các hành động gây bất ổn của Tehran trong khu vực cũng như đối với Israel”, nguồn tin của Reuters nói.
Đây là chuyến công du đến Trung Đông đầu tiên của ông Biden kể từ khi nhậm chức Tổng thống Mỹ (tháng 1/2021). Israel là một trong những điểm đến đầu tiên của ông Biden trong chuyến đi lần này.
Bên cạnh Israel, Tổng thống Mỹ Biden cũng sẽ có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Palestine ở Bờ Tây vào ngày mai (15/7) và có cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Ả Rập Xê-út cũng như một số đồng minh vùng Vịnh khác tại Jeddah vào thứ Bảy (16/7).
Chính quyền của ông Biden đang phải đối mặt một loạt khó khăn khi thuyết phục Iran quay lại thỏa thuận hạt nhân 2015, sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2018.
Ông Biden có thể sẽ phải đối mặt với những câu hỏi từ Israel và các quốc gia vùng Vịnh như Ả Rập Xê-út và UAE về việc “hồi sinh” thỏa thuận hạt nhân Iran và hành động cụ thể của Washington trước những tham vọng của Tehran trong khu vực, bất kể liệu thỏa thuận có tái khởi động lại được hay không.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Israel ngày 13/7, ông Biden nói rằng thỏa thuận này là cơ hội tốt nhất để ngăn chặn nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Iran.
“Viễn cảnh Iran sở hữu vũ khí hạt nhân là điều chúng ta không mong muốn. Nếu thỏa thuận hạt nhân 2015 được tái khởi động, chúng tacó thể ngăn chặn điều này diễn ra”, ông Biden nói.
Khi được hỏi liệu Mỹ có thể sử dụng vũ lực để ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân nếu cần hay không, ông Biden đã trả lời là cố nếu đó giải pháp cuối cùng.
Một số quan chức Israel cũng như các quốc gia vùng Vịnh tin rằng việc cắt giảm bớt các lệnh trừng phạt có thể sẽ giúp Iran có thể ngân sách để hỗ trợ các lực lượng ủy nhiệm của họ ở Lebanon, Syria, Yemen và Iraq. Họ cũng hoài nghi về việc liệu chính quyền Biden có đạt được mục tiêu kiềm chế tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Tehran trong khu vực hay không.
Nguồn tin Reuters cho biết thỏa thuận an ninh mới sẽ giúp duy trì liên tục các gói viện trợ quân sự của Mỹ cho Israel và sẽ nhấn mạnh sự ủng hộ đối với Hiệp định Abraham, các thỏa thuận giữa Israel và một số quốc gia Ả Rập được xúc tiến dưới thời chính quyền ông Trump.
Trước đó Iran từng nhiều lần phủ nhận rằng chương trình hạt nhân của họ không hướng tiến việc chế tạo vũ khí hạt nhân.
Bình luận