(VTC News) - Tờ báo của Quân đội Trung Quốc nói Mỹ nên nhìn lại bài học ở Iraq, Afghanistan sau khi bị Washington phớt lờ cảnh báo, đưa chiến hạm đến Biển Đông.
Reuters nói Trung Quốc lên tiếng quở trách Mỹ vì hành động đưa chiến hạm tên lửa vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo Bắc Kinh đang chiếm đóng và cải tạo trái phép ở Trường Sa. Chính quyền Bắc Kinh nói đã theo dõi, cảnh báo tàu USS Lassen và gọi cho Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc để phản đối.
Theo hãng tin này, động thái trên của chính quyền Tổng thống Obama có thể gây ra căng thẳng cho tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới và mối quan hệ Mỹ - Trung.
Để đối phó với chiến hạm Mỹ, Trung Quốc cử một tàu tên lửa và một tàu tuần tra ra khu vực Đá Xu Bi để theo dõi USS Lassen. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói họ đưa ra những cảnh báo với chiến hạm Mỹ "theo luật" và cho rằng Mỹ đang "lạm dụng tự do hàng hải".
Trong khi đó, tờ Nhật báo quân đội nhân dân - báo chính thức của Quân đội Trung Quốc thì cho rằng, Mỹ nên nhìn vào những bài học về sự hỗn loạn ở Iraq hay Afghanistan và cho rằng quân đội của chính quyền Washington không bao giờ đem lại sự ổn định.
Tờ báo này nói: "Mỹ một lần nữa liều lĩnh sử dụng vũ lực và khơi mào các cuộc chiến, mọi thứ bị đảo lộn sau khi đã ổn định và gây ra những tác hại cho các nước liên quan trực tiếp".
Phía Mỹ thì tiếp tục khẳng định USS Lassen luôn hoạt động trong các khu vực biển quốc tế, giữ koảng cách với tàu Trung Quốc và không có sự cố nào xảy ra trong thời gian qua.
Trước đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc kêu gọi Washington nên có giao thiệp ngoại giao với nước này để ‘bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, hàng không’ ở Biển Đông.
Trong động thái được cho là ‘mềm mỏng’ hiếm thấy, bài viết của Hoàn Cầu thời báo kêu gọi “Mỹ nên có sự giao thiệp ngoại giao với Trung Quốc” để duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Biện hộ cho hành động cải tạo đảo, đá một cách phi pháp, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, bài viết nói các điểm đảo nhân tạo này “không nhằm đối phó, uy hiếp nước nào”.
Trích dẫn phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoàn Cầu thời báo nói Bắc Kinh “cực lực phản đối bất cứ hành động nào xâm phạm quyền chủ quyền, quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Tùng Đinh (theo Reuters)
Reuters nói Trung Quốc lên tiếng quở trách Mỹ vì hành động đưa chiến hạm tên lửa vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo Bắc Kinh đang chiếm đóng và cải tạo trái phép ở Trường Sa. Chính quyền Bắc Kinh nói đã theo dõi, cảnh báo tàu USS Lassen và gọi cho Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc để phản đối.
Theo hãng tin này, động thái trên của chính quyền Tổng thống Obama có thể gây ra căng thẳng cho tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới và mối quan hệ Mỹ - Trung.
Chiến hạm USS Lassen, Hải quân Mỹ |
Trong khi đó, tờ Nhật báo quân đội nhân dân - báo chính thức của Quân đội Trung Quốc thì cho rằng, Mỹ nên nhìn vào những bài học về sự hỗn loạn ở Iraq hay Afghanistan và cho rằng quân đội của chính quyền Washington không bao giờ đem lại sự ổn định.
Tờ báo này nói: "Mỹ một lần nữa liều lĩnh sử dụng vũ lực và khơi mào các cuộc chiến, mọi thứ bị đảo lộn sau khi đã ổn định và gây ra những tác hại cho các nước liên quan trực tiếp".
Phía Mỹ thì tiếp tục khẳng định USS Lassen luôn hoạt động trong các khu vực biển quốc tế, giữ koảng cách với tàu Trung Quốc và không có sự cố nào xảy ra trong thời gian qua.
Trước đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc kêu gọi Washington nên có giao thiệp ngoại giao với nước này để ‘bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, hàng không’ ở Biển Đông.
Trong động thái được cho là ‘mềm mỏng’ hiếm thấy, bài viết của Hoàn Cầu thời báo kêu gọi “Mỹ nên có sự giao thiệp ngoại giao với Trung Quốc” để duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Biện hộ cho hành động cải tạo đảo, đá một cách phi pháp, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, bài viết nói các điểm đảo nhân tạo này “không nhằm đối phó, uy hiếp nước nào”.
Trích dẫn phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoàn Cầu thời báo nói Bắc Kinh “cực lực phản đối bất cứ hành động nào xâm phạm quyền chủ quyền, quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Tùng Đinh (theo Reuters)
Bình luận